Không chỉ chị Minh Nguyệt mà không ít phụ huynh khác cũng khá đau đầu khi có con lên năm lên ba, con lúc nào cũng như cái… lò xo, nhảy nhót lung tung khắp nơi. Thật ra, đó có thể là do bé đang mắc phải chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorder - ADHD) mà ba mẹ không nên xem thường.
Nhận biết các dấu hiệu
Dưới đây là ba nhóm biểu hiện thường gặp của chứng tăng động giảm chú ý mà các bậc phụ huynh cần sớm nhận ra:
Kém tập trung, chú ý
- Khi nói chuyện, bé không nhìn vào người lớn, không nghe khi được nói chuyện trực tiếp.
Trẻ mắc tăng động thường thiếu tập trung
- Bé thường khó tập trung chú ý khi học ở trường hay ở nhà, tránh né làm việc gì đó cần phải suy nghĩ, cần tập trung.
- Đối với các việc hàng ngày như lau mặt, đánh răng, đi tắm… bé thường làm qua loa, bỏ dở nửa chừng.
Tăng hoạt động thái quá
- Biểu hiện dễ thấy nhất là bé hầu như không ngồi yên một chỗ được lâu mà cứ vận động thường xuyên, chạy nhảy liên tục, tay chân cựa quậy, hay vặn vẹo khi ngồi.
- Khi ngồi trong lớp, bé không ngồi im tại chỗ mà thường quay bên nọ, bên kia, đứng lên, ngồi xướng một cách tự động hoặc bỏ ra khỏi lớp mà không xin phép cô giáo.
- Bé còn nói nhiều, nói những câu không có ý nghĩa, khó chơi một cách yên ắng.
Thiếu kiềm chế
- Bé thiếu kiên nhẫn chờ đến lượt mình khi chơi với các bạn, dễ gây gỗ, đánh nhau khi trái ý.
- Bé thường vội vã thốt ra câu trả lời khi chưa nghe hết câu hỏi hoặc bé rất hay nói leo.
- Khi đi trên đường, bé thường chạy lao ra đường mà không chú ý xe cộ. Bé cũng hay leo trèo, sờ mó mọi vật bất chấp nguy hiểm…
Một đứa trẻ được xem mắc chứng tăng động giảm chú ý khi có ít nhất sáu triệu chứng bất kỳ trong ba nhóm biểu hiện nói trên. Các triệu chứng này phải kéo dài từ 6 tháng trở lên và phải được trẻ biểu hiện ở trên 2 môi trường khác nhau, như tại trường học, ở nhà, các khu vui chơi…
Cách chăm sóc “lò xo” nhí
- Cha mẹ cần kiên nhẫn, kiềm chế cảm xúc khi chăm sóc, dạy dỗ trẻ bởi cảm xúc tiêu cực của cha mẹ có thể đẩy trẻ mắc bệnh nặng hơn.
Khi con mắc chứng tăng động giảm chú ý ba mẹ nên dành nhiều thời gian cho con hơn
- Dành thời gian chơi với con, gợi ý để con nói lên cảm xúc, suy nghĩ, kích thích sự tìm tòi, khám phá của con.
- Mỗi ngày dành cho trẻ những lời khen, động viên để trẻ phát huy những việc làm đúng, tốt.
- Khi yêu cầu trẻ làm một việc gì đó, cha mẹ nên diễn đạt bằng những từ ngữ đơn giản, nói thẳng ý muốn của mình để trẻ không phải suy nghĩ nhiều và thực hiện đúng theo yêu cầu.
- Dạy trẻ tính ngăn nắp trong sinh hoạt hàng ngày, tuy nhiên lúc đầu cha mẹ không cần quá nghiêm khắc, để từ từ trẻ sẽ quen và hòa hợp được với việc đó.
- Khi trẻ đến trường cha mẹ nên thảo luận với cô giáo để có cách giáo dục phù hợp. Chẳng hạn nói với cô giáo không nên cho trẻ ngồi ở nơi gần cửa sổ, gần cửa ra vào để hạn chế trẻ bị phân tâm vì những kích thích bên ngoài.
- Để mắt thường xuyên tới trẻ khi vui chơi, đi qua đường… vì trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý thường dễ gặp tai nạn nguy hiểm.
Trẻ nào dễ mắc tăng động giảm chú ý?
Trên thế giới cứ trong 100 trẻ thì có khoảng 3-5 trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý. Đến giai đoạn trẻ vị thành niên thì tỷ lệ này còn khoảng 15-20%. Rối loạn này ở người trưởng thành là khoảng 7%. Giai đoạn trẻ từ 3-6 tuổi được xem là dễ phát hiện và điều trị chứng tăng động giảm chú ý, giúp trẻ sống lành mạnh kịp thời.
Tăng động giảm chú ý có tính di truyền. Ngoài ra, các tác nhân gây bệnh khác bao gồm: người mẹ có sử dụng chất gây nghiện như thuốc lá, rượu, ma tuý… khi mang thai hoặc trẻ sinh non, trẻ bị ngạt khi sinh, trẻ bị chấn thương đầu, chấn thương thần kinh, nhiễm độc chì,…
Trẻ nên và không nên ăn gì khi mắc hội chứng tăng động giảm chú ý
Tăng động giảm chú ý là một dạng rối loạn hành vi của trẻ trong các giai đoạn phát triển. Đặc trưng của bệnh như hiếu động thái quá, kém tập trung, thiếu kiên nhẫn, có nhu cầu chạy nhảy liên tục.
Để có thể điều trị bệnh, cha mẹ không chỉ quan tâm đến vấn đề tâm lý, thuốc mà còn phải quan tâm tới vấn đề thực phẩm cho trẻ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dưỡng chất cũng sẽ giúp trẻ thuyên giảm rối loạn tăng động giảm chú ý một cách đáng kể vì sức khỏe của trẻ tốt, rất thuận lợi cho việc điều trị bệnh. Còn nếu trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ khiến cho bệnh nặng hơn, trẻ không đủ sức đề kháng để “chiến đấu” với bệnh tật.
Vậy cha mẹ nên cho trẻ ăn gì và không ăn gì khi trẻ có hiện tượng rối loạn tăng động giảm chú ý? Dưới đây là những thông tin về thực phẩm quan trọng mà cha mẹ nên lưu ý:
Thực phẩm nên ăn
- Thực phẩm giàu protein:
Não bộ là cơ quan thần kinh trung ương chỉ đạo các hoạt động của cơ thể, và rối loạn tăng động giảm chú ý của trẻ một phần do sự “chỉ đạo nhầm” từ não bộ, vì vậy cha mẹ cần phải bổ sung các thực phẩm giàu protein giúp não bộ trẻ phát triển để giảm hội chứng tăng động giảm chú ý. Một số thực phẩm cha mẹ có thể sử dụng cho trẻ như trứng, thịt, các loại đậu, quả hạch, phô mai.
-
Tăng cường thêm carbohydrate phức hợp
: Carbohydrate có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa giúp trẻ no lâu và không cảm thấy đói hay không thèm ăn các loại thực phẩm như bánh kẹo, đồ hộp, chế biến sẵn, đông lạnh. Ngoài ra, nếu trẻ muốn ăn thêm cha mẹ nên cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm như trái cây, sữa chua để bổ sung thêm dưỡng chất cho trẻ. Đặc biệt, nếu trẻ hấp thụ chất Carbohydrate vào ban đêm, trẻ cũng sẽ ngủ ngon, ngủ sâu hơn, giúp trẻ mau chống phục hồi sức khỏe.
- Sử dụng thực phẩm giàu axit béo omega 3
cũng giúp trẻ khỏe mạnh và mau hết bệnh như cá hồi, dầu oliu, quả óc chó,…
Cá hồi giàu omega 3
Thực phẩm cần tránh
Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho trẻ trong việc điều trị rối loạn tăng động, cha mẹ cũng cần lưu ý đến 1 số thực phẩm mà cần tránh cho trẻ sử dụng, vì nếu trẻ sử dụng thì sẽ có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn.
- Carbohydrate đơn là thực phẩm đầu tiên mà cha mẹ nên hạn chế
vì chúng chứa quá nhiều calo có thể khiến bé khó tiêu, béo phì. Carbohydrate đơn thường có trong kẹo bánh, si-rô bắp, khoai tây, đường, bột mì, trắng…
- Tuyệt đối không cho trẻ ăn hoặc uống thực phẩm có hóa chất, chất phụ gia
vì chúng có thể khiến trẻ hiếu động thái quá do tác dụng phụ.
- Không cho trẻ ăn đường hóa học, bột ngọt
khi đang điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý vì chúng có thể kích thích trẻ hiếu động bất thường.
Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý, ở mỗi trẻ thì tình trạng bệnh khác nhau nên phương hướng điều trị cũng khác nhau, nếu trẻ có dấu hiệu nặng, không thuyên giảm sau khi thực hiện một số phương pháp điều trị thì cần phải đưa trẻ đến bác sỹ để được tư vấn chính xác nhất về phương pháp chữa bệnh cho con cũng như khẩu phần ăn phù hợp với trẻ nhất.
Yeutre.vn