Quản lý hành vi trẻ tự kỷ sao cho hiệu quả nhất

Quản lý hành vi trẻ tự kỷ là một trong những thử thách vô cùng khó khăn mà các bậc cha mẹ phải đối mặt. Tuy nhiên, điều đáng mừng là có những cách mà cha mẹ có thể áp dụng để giúp trẻ kiểm soát sự lo lắng của mình. Đây vốn là nền tảng của hầu hết các hành vi chống đối xã hội hoặc hành vi không mong muốn ở trẻ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những phương pháp đó là gì nhé. 

banner ads
Quản lý hành vi trẻ tự kỷ là thử thách
Quản lý hành vi trẻ tự kỷ là thử thách vô cùng khó khăn cho cả cha mẹ và trẻ. Nguồn ảnh: Raising Children Network 

1. Vì sao quản lý hành vi trẻ tự kỷ lại quan trọng

Chúng ta thấy rằng trẻ tự kỷ gặp rất nhiều khó khăn trong khả năng kiểm soát hành vi của mình. Vì với hội chứng tự kỷ, trẻ gặp vấn đề trong sự phát triển của chức năng giao tiếp tự phát, sự phát triển các mối quan hệ xã hội, cũng như khả năng đạt được thành quả trong các hoạt động có ý nghĩa. Sự phát triển các kỹ năng này làm giảm lo lắng và giúp tránh được những cơn bùng nổ cảm xúc ở trẻ – là những thách thức nghiêm trọng đối với cha mẹ. Đó chính là điểm khiến việc quản lý hành vi trẻ tự kỷ có vai trò quan trọng đối với cả cha mẹ và trẻ. 

Quản lý hành vi trẻ tự kỷ có vai trò rất quan trọng
Quản lý hành vi trẻ tự kỷ có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của trẻ. Nguồn ảnh: Autism – LoveToKnow 

2. Bản chất của việc quản lý hành vi trẻ tự kỷ

Bản chất của việc quản lý hành vi trẻ tự kỷ chính là hỗ trợ trẻ học tập, rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội để từ đó tự kiểm soát được hành vi của mình.

Để thực hiện việc này, trẻ cần được dạy cách đạt được niềm vui từ các mối quan hệ vì đây không phải là kỹ năng vốn có.

Thông thường, những đứa trẻ đang trong quá trình phát triển tìm cách giao tiếp bằng lời nói và không lời ngay từ khi còn nhỏ. Endorphin – một loại hóa chất được cơ thể sản xuất để giảm căng thẳng và lo lắng – được giải phóng trong quá trình này sẽ khiến trẻ lặp lại trải nghiệm này.

Trẻ mắc hội chứng tự kỷ không có đủ khả năng để có được cơn sốt cảm xúc này từ sự tương tác. Do đó chúng phải được thưởng bằng những lý do hữu hình hơn để muốn lặp lại trải nghiệm này. Nói cách khác, trẻ cần hiểu được tương tác với người khác là một điều tốt. 

Bản chất của việc quản lý hành vi trẻ tự kỷ là giúp trẻ học tập rèn luyện
Bản chất của quản lý hành vi trẻ tự kỷ là giúp trẻ học tập, rèn luyện để kiểm soát được hành vi của mình. Nguồn ảnh: abctherapyforme

3. Cấu trúc, quy trình và khả năng dự đoán trong quản lý hành vi trẻ tự kỷ

Để quản lý hành vi trẻ tự kỷ một cách thành công, bạn cần xây dựng được một quy trình có cấu trúc dễ dự đoán mà trẻ có thể dự đoán được.

Trẻ tự kỷ có xu hướng thiếu kỹ năng dự đoán và không đối phó tốt với sự thay đổi. Vì vậy, việc thiết lập các thói quen cố định có thể rất hữu ích trong việc giúp trẻ hiểu được những gì diễn ra bây giờ và sau này.

3.1. Xây dựng lịch trình để quản lý hành vi trẻ tự kỷ tốt hơn

Để có thể quản lý hành vi trẻ tự kỷ hiệu quả, bạn có thể sử dụng một lịch trình về những gì sẽ diễn ra trong ngày. Bạn cùng trẻ sẽ đánh dấu một hoạt động khi đạt được.

Bạn cũng có thể cung cấp thông tin dưới dạng văn bản hoặc hình ảnh để chỉ ra các bước cần thiết nhằm hoàn thành một hoạt động. Điều này củng cố trình tự mà một nhiệm vụ cần phải được hoàn thành và cung cấp một bản ghi nhớ phụ nếu trẻ quên các bước tiếp theo.

3.2. Cấu trúc không gian vật chất trong quản lý hành vi trẻ tự kỷ

Môi trường vật chất cũng là một thách thức lớn đối với trẻ tự kỷ vì các vấn đề liên quan đến giác quan của con. Do vậy, có một không gian có tổ chức cũng có thể rất hữu ích trong việc quản lý hành vi trẻ tự kỷ.

Phòng ốc gọn gàng sẽ cung cấp cho trẻ một không gian yên tĩnh, có thể đoán trước được và không gây nguy hiểm. 

Trẻ ngăn nắp
Sự ngăn nắp có thể rất hữu ích trong hành trình học cách kiểm soát hành vi của trẻ tự kỷ. Ảnh Internet 

Những chiếc tủ được dán nhãn với nội dung rõ ràng sẽ rất hữu ích trong việc cung cấp thông tin cho trẻ và ngăn trẻ gạt đồ vật xuống sàn nhà.

Bạn cũng hãy cẩn thận với các mùi hương nồng nặc xung quanh trẻ. Môi trường quanh trẻ cũng nên được đảm bảo không phải là môi trường thay đổi liên tục. Nếu bạn định thay đổi cách bài trí trong một căn phòng, hãy chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi bạn thực hiện.

Việc bố trí các phòng theo một cấu trúc có thể cho phép trẻ lui vào một không gian an toàn. Ví dụ một túi hạt đậu trong góc phòng khi trẻ không thích ứng phó và muốn có một khoảng thời gian tách rời các thành viên khác trong gia đình.

4. Quản lý hành vi trẻ tự kỷ hiệu quả hơn nhờ hiểu được nguyên nhân

Hiểu được nguyên nhân dẫn đến hành vi sẽ giúp quá trình quản lỷ hành vi trẻ tự kỷ được hiệu quả hơn.

Vì mọi hành vi đều có lý do của nó, và điều này không phải dễ hiểu được ở trẻ tự kỷ. Vì trẻ có thể bị kích động bởi những nguyên nhân bạn không hề nghĩ đến.

Có hai điểm quan trọng khi bạn muốn quản lý hành vi đó là rèn luyện sự chịu đựng hoặc loại bỏ nguyên nhân dẫn đến hành vi đó.

Ở trẻ tự kỷ, một hành vi quá khích nào đó diễn ra có thể do một tình huống nào đó, do sự nhạy cảm hoặc đơn giản là trẻ không thể chịu đựng được một vật thể nào đó. Trong trường hợp này bạn có thể vừa loại bỏ vật thể vừa giúp trẻ rèn luyện khả năng chịu đựng. Để dạy trẻ sự chịu đựng, bạn có thể bắt đầu bằng việc cho trẻ tiếp xúc với vật thể/ đối mặt với tình huống trong thời gian ngắn, sau đó tăng dần lên.

Bằng cách hiểu được cốt lõi tại sao hành vi lại xảy ra, bạn có thể chủ động và cố gắng ngăn chặn nó xảy ra ngay từ đầu. Điều quan trọng là bạn phải xem xét lại thời điểm hành vi diễn ra và trả lời các câu hỏi sau:

  • Hành vi của trẻ xảy ra ở đâu.
  • Chuyện gì đã diễn ra trước đó.
  • Trẻ đã được hỏi/ yêu cầu làm gì.
  • Ai đã ở đó.
  • Trẻ đã làm gì.
  • Kết quả là gì.

Điều này sẽ cung cấp một số dấu hiệu về lý do tại sao hành vi xảy ra và giúp ích trong việc ngăn chặn chúng trong tương lai. 

Hiểu nguyên nhân dẫn đến hành vi của trẻ
Hiểu nguyên nhân là điều bạn nên làm vì nó giúp bạn quản lý hành vi của trẻ hiệu quả hơn. Ảnh Pixabay 

Một số câu hỏi khác sẽ hướng dẫn bạn suy nghĩ về cách quản lý hành vi trẻ tự kỷ trong những tình huống sau:

  • Trẻ thực hiện hành vi đó có phải do suy giảm khả năng tương tác xã hội hoặc giao tiếp (có thể trẻ đang dùng hành vi của mình để thể hiện mong muốn hay nhu cầu)? Nếu vậy, hãy cung cấp cho trẻ phương tiện giao tiếp hiệu quả hơn.
  • Trẻ thực hiện hành vi đó có phải do thay đổi thói quen không? Nếu vậy bạn hãy đảm bảo trẻ được báo trước.
  • Trẻ thực hiện hành vi đó có phải do trẻ muốn tham gia vào các hoạt động mà trẻ yêu thích hay không? Nếu vậy hãy đặt một số ranh giới xung quanh để trẻ được tham gia một cách an toàn.
  • Trẻ thực hiện hành vi đó có phải do cảm quan của trẻ bị lệch không? Nếu vậy hãy sửa đổi lại.
  • Trẻ thực hiện hành vi đó có phải do bị đau ở đâu không? Nhiều tài liệu cho rằng trẻ tự kỷ bị tình trạng đau tai có thể dẫn đến các hành vi tự gây thương tích.

Trẻ bị tự kỷ có thể phải đấu tranh để hiểu được cảm xúc của mình và của người khác. Việc nói về điều này và các chiến lược mà trẻ có thể sử dụng khi buồn hoặc tức giận có thể hữu ích. Ví dụ như trẻ sẽ chuyển vào một không gian an toàn khi buồn bực hay tức giận.

Điều rất quan trọng mà bạn cần lưu ý là một số ngày sẽ có nhiều thách thức hơn những ngày khác đối với trẻ tự kỷ. Và vào những ngày này, bạn nên giảm bớt yêu cầu đối với trẻ. 

Trẻ phải đấu tranh để hiểu cảm xúc người khác
Trẻ bị tự kỷ có thể phải đấu tranh để hiểu được cảm xúc của mình và của người khác. Ảnh Pixabay 

5. Các chiến lược giúp đối phó với mức độ kích động và lo lắng gia tăng ở trẻ tự kỷ

Khi trẻ tự kỷ bị kích động và lo lắng gia tăng, sự mất kiểm soát hành vi sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn. Vì vậy, các chiến lược giúp đối phó với tình trạng này có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý hành vi trẻ tự kỷ.

Bạn có thể áp dụng một số chiến lược sau:

  • Tránh các tình huống được cho là căng thẳng.
  • Sử dụng đồng hồ hẹn giờ hoặc đồng hồ đếm ngược để hỗ trợ các hoạt động trẻ ít yêu thích.
  • Xác định các tín hiệu cho thấy mức độ căng thẳng gia tăng như tiếng ồn, lời nói hoặc hành động.
  • Hãy bình tĩnh và thật bao dung.
  • Điều quan trọng là để trẻ biết được bạn luôn ủng hộ con.
  • Đưa ra các đề xuất về điều gì có thể làm cho tình hình tốt hơn.
  • Tránh sử dụng ngôn ngữ phức tạp.

Tổ chức một hoạt động gây mất tập trung hoặc sử dụng một số kỹ thuật giảm leo thang như thư giãn hoặc hoạt động thể chất mạnh mẽ.

  • Nói những gì bạn muốn xảy ra hơn là bình luận về hành vi.
  • Lùi lại nếu được yêu cầu, làm cho môi trường xung quanh an toàn và đợi cho đến khi trẻ có thể kiểm soát được nhiều hơn. 
Chơi cùng trẻ
Bạn có thể sử dụng một số chiến lược để đối phó với mức độ kích động và lo lắng gia tăng dẫn tới hành vi quá khích ở trẻ tự kỷ. Nguồn ảnh: appliedabc 

Một trong những điều quan trọng nhất là tính nhất quán. Bạn hãy cố gắng trả lời theo cùng một cách mỗi lần. Như vậy trẻ có thể cảm nhận được điều gì sẽ xảy ra nếu họ cư xử theo những cách nhất định.

Một điểm quan trọng nữa là bạn cần đặt ra các giới hạn và ranh giới xung quanh các hành vi nguy hiểm nhất định và trẻ biết chúng là gì.

Cuối cùng, bạn đừng quên ăn mừng khi trẻ lần đầu tiên có thể chịu đựng được một tình huống hoặc cố gắng tự quản lý hành vi của mình.

Quản lý hành vi trẻ tự kỷ thành công là một thử thách nhưng cũng là thành quả dành cho cả cha mẹ và bản thân trẻ. Cha mẹ và người chăm sóc là người hiểu rõ trẻ nhất, và sẽ biết cách mà trẻ thường phản ứng hay cư xử. Chính vì vậy sự nỗ lực, kiên nhẫn của cha mẹ sẽ hỗ trợ rất lớn cho trẻ trong nhiệm vụ đầy khó khăn này.

Theo Priory Education and Children's Services

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI