Sốt xuất huyết ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và phòng ngừa ra sao trong cao điểm mùa mưa đang về?

Sốt xuất huyết ở trẻ xảy ra khá phổ biến với những bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Loại bệnh nguy hiểm này luôn khiến các bậc cha mẹ lo lắng, đặc biệt trong mùa dịch bùng phát. Điều quan trọng là phải hiểu biết về bệnh sốt xuất huyết và cách phòng bệnh cũng như điều trị sao cho hiệu quả nhất.

banner ads

Sốt xuất huyết là mối de dọa nghiêm trọng đến sức khỏe nhân loại và đặc biệt là trẻ em. Mỗi năm, theo ước tính có đến 50 triệu người bị nhiễm bệnh, đặc biệt, vào mùa mưa dịch bùng phát rất mạnh.

1. Sốt xuất huyết ở trẻ có nguyên nhân từ đâu?

muỗi vằn
Muỗi vằn là thủ phạm gây ra bệnh sốt xuất huyết ở trẻ - Ảnh Internet

Muỗi Aedes đốt (cắn, hút máu) vào ban ngày và thường thời gian đốt nhiều nhất là lúc chiều tối và sáng sớm. Muỗi Aedes aegypti mình đen, nhỏ, chân và thân có những đốm trắng nếu nhìn bằng mắt thường và nó thường được gọi là muỗi vằn.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do muỗi vằn Aedes aegypti hút máu và truyền virus Dengue gây bệnh. Đầu tiên, muỗi cái Aedes sẽ hút máu bệnh nhân nhiễm virus Dengue sau đó tiếp tục vòng tuần hoàn lây bệnh cho người khác, khi đốt người bệnh, muỗi sẽ mang virus truyền cho người lành thông qua tuyến nước bọt của muỗi. Tuy nhiên, khá may mắn là thủ phạm gây sốt xuất huyết, virus Dengue không lây trực tiếp từ người qua người.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết ở trẻ

Sốt xuất huyết có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết, tuy nhiên, đôi khi những dấu hiệu này không được rõ ràng, khiến nhầm lẫn với những bệnh khác, đặc biệt là với trẻ em. Các triệu chứng như người mệt mỏi, đau bụng, chân răng bị chảy máu, đau cơ khớp, nhức mắt... đều có thể nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường về cơ xương, răng miệng, thị lực hay tiêu hóa...

Trẻ em thường năng động, nên khi sốt hay đau nhức cơ thể thường được cho là cảm sốt do thời tiết, điều này đặc biệt nguy hiểm, bởi khi phát hiện ra những triệu chứng rõ ràng của sốt xuất huyết thì đã khá muộn và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

banner ads
chấm đỏ trẻ sốt xuất huyết
Trẻ sốt xuất huyết thường xuất hiện các đốm đỏ li ti trên da - Ảnh Internet

Có hai loại là sốt xuất huyết trong và sốt xuất huyết ngoài da. Sốt xuất huyết ngoài da thì có những dấu hiệu nhận biết dễ dàng hơn, cụ thể là da người bệnh sẽ xuất hiện những đốm đỏ li ti, càng lan rộng, và xuất hiện cả lòng bàn tay hay gan bàn chân, nhận biết rõ hơn khi sốt cao, các vệt màu sẽ rõ hơn. Sốt xuất huyết trong thì trẻ đại tiện ra máu, sốt kèm nhức đầu, chân tay cứng, cần phải đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức. Trước đó, trẻ có triệu chứng như da dẻ xanh xao, xuất hiện nốt ban trên da và kèm theo sốt cao.

Thông thường, trong khoảng 3 ngày đầu tiên, người bệnh sẽ có triệu chứng đau đầu, sốt cao... và bắt đầu kể từ ngày thứ 4 là thời gian nguy hiểm nhất của bệnh. Nhiệt độ cơ thể trẻ chuyển sang mát mẻ hơn, ngủ mê mệt, hoặc sốt cao tay chân lạnh , lúc này, những cơn sốt giảm dần, các bậc cha mẹ có thể cho rằng bé đã qua cơn nguy hiểm, nhưng đây chính là giai đoạn cần được chăm sóc kĩ càng nhất, vì có thể gây ra những biến chứng không lường trước được.

Khi có những dấu hiệu như chảy máu cam , chảy máu chân răng, tiểu ít, phù nề... thì bệnh đã có những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt, có thể gây sốc, xuất huyết nội và và nghiêm trọng nhất là xuất huyết não, gây tử vong. Khi bị sốt cao từ 39 độ trở lên, sốt liên tục không rõ nguyên nhân, cần phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế xét nghiệm máu, các chỉ số máu sẽ cho biết trẻ có bị sốt xuất huyết hay không.

3. Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết nhanh khỏi bệnh

trái cây
Trái cây rất tốt cho quá trình hồi phục sức khỏe của trẻ sau khi bị nhiễm sốt xuất huyết. Ảnh: Internet

Khi mắc sốt xuất huyết, cần tránh mặc quần áo dày cho trẻ, cho trẻ mặc đồ thoáng mát, cho trẻ nằm nghỉ ngơi, không để trẻ chơi đùa hoặc vận động quá sức, lúc này, cơ thể trẻ đang yếu ớt, cần được hồi sức nhanh. Đồng thời, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, cho trẻ ăn cháo, sữa, uống nước cùng các chất điện giải để bù mất nước khi trẻ bị sốt hoặc tiêu chảy. Những loại nước cam, chanh,... rất tốt cho trẻ trong quá trình tăng sức đề kháng và hồi phục sức khỏe, hoặc tốt nhất nên cho trẻ uống oresol, nước ép hoa quả, nước lọc và nước dừa...

Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý truyền dịch khi sốt xuất huyết, khi cần, bác sĩ chuyên sẽ có những chỉ định và kiểm tra chuyên môn trước khi truyền dịch để tránh nguy cơ gây sốc dịch truyền. Mọi thuốc uống cần phải có sự quyết định của bác sĩ có chuyên môn, nhằm tránh biến chứng nguy hiểm không nên xảy ra cho trẻ.

4. Phòng ngừa sốt xuất huyết ở trẻ thế nào để đạt hiệu quả cao nhất khi mùa mưa đang về?

xịt thuốc trừ muỗi
Dùng thuốc xịt vệ sinh môi trường sống phòng ngừa các bệnh do muỗi gây ra - Ảnh Internet

Để phòng sốt xuất huyết, ngoài việc ngủ trong màn thì cần phải cho bé mặc quần áo dài tay, bôi các loại kem chống muỗi, tinh dầu chống muỗi như dầu tràm, tinh dầu bạc hà...để bảo vệ trẻ tốt hơn.

Bên cạnh đó, vệ sinh môi trường sống, dọn dẹp các góc tối, đổ nước bẩn tù đọng không cho muỗi có không gian sinh sống là phương pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhất cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Dùng nhang muỗi, thuốc xịt muỗi cũng là phương pháp hiệu quả và nhanh chóng, tuy nhiên, cần phải có thời gian cách ly sau khi dùng các chất hóa học để diệt muỗi, tránh gây hại cho sức khỏe của bé yêu.

Mùa mưa đã về, mùa dịch sốt xuất huyết cũng bắt đầu bước vào giai đoạn hoành hành, phụ huynh cần lưu ý những dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa loại bệnh nguy hiểm ở trẻ này để bảo vệ sức khỏe cho bé yêu nhà mình nhé!

Nguyên Lê tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI