Sốt siêu vi ở trẻ những điều cần biết

Sốt siêu vi là căn bệnh phổ biến được gây ra do virus xâm nhập vào cơ thể. Tuy đây không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng trong một số trường hợp vẫn có thể dẫn đến tử vong, nhất là với trẻ em.

banner ads

Dưới đây là những điều mẹ nên biết để phòng tránh và xử trí với sốt siêu vi, đảm bảo an toàn cho các bé.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh:

Sốt cao

:

banner ads

Bé sẽ sốt cao khoảng từ 38 đến 41 độ vào thời gian đầu phát bệnh. Khi bé hạ sốt thì cơ thể có cảm giác đau cơ. Bé có thể cảm thấy tỉnh táo hoặc bị đau đầu.

Bé sẽ sốt cao khoảng từ 38 đến 41 độ vào thời gian đầu phát bệnh

Viêm long đường hô hấp:

Bé cũng sẽ gặp các vấn đề về đường hô hấp khi bị sốt siêu vi. Các biểu hiện phổ biến như: sổ mũi, hắt hơi, ho khan, sưng họng…

Rối loạn tiêu hóa:

Nếu bé bị sốt do tác hại của virus đường tiêu hóa thì thường sẽ xuất hiện sớm các triệu chứng như tiêu chảy. Nếu không phải do virus này thì bé sẽ bị đi ngoài sau khi sốt vài ngày. Phân thường có nhiều chất nhầy và không có máu.

Viêm hạch:

Các hạch ở cổ, mặt hay đầu thường bị sưng to lên và khiến bé đau đớn.

Phát ban:

Sau khi bé sốt khoảng 3 ngày thì ban đỏ xuất hiện trên da. Khi ban xuất hiện thì bé cũng dần dần đỡ sốt hơn.

Viêm kết mạc mắt:

Mắt bé thường chảy ghèn, nước mắt hay bị đỏ lên trong thời gian bị sốt.

Nôn:

Bé bị nôn ói, đặc biệt là sau khi ăn.

Xử lý khi trẻ bị sốt siêu vi

Khi trẻ bị sốt siêu vi mẹ ngay lập tức nên tiến hành các bước sau:

Hạ sốt:

Paracetamol là thuốc hạ sốt phổ biến. Mẹ có thể cho bé dùng thuốc với liều lượng 10 mg/kg/ lần và dùng cách nhau khoảng 6 giờ.

Mẹ nên giúp bé hạ sốt ngay khi bệnh phát tác

Ngoài ra mẹ cũng nên chườm mát cho trẻ bằng khăn ướt hay lau người cho bé để hạ sốt. Lúc này nên cho bé mặc quần áo rộng, mỏng và nằm nơi thoáng mát.

Chống co giật:

Thuốc chống co giật cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, nhất là đối với những trẻ có tiền sử bị co giật khi sốt. Thường trẻ bị sốt trên 38,5 độ C thì cần sử dụng thuốc này.

Bù nước và điện giải:

Mẹ cần phải bù nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nước cháo muối nấu loãng hay dùng các thuốc như oresol khi sốt. Vì lúc này cơ thể trẻ bị mất nước và gây ra các rối loạn về cân bằng điện giải.

Chống bội nhiễm:

Mẹ nên giữ vệ sinh cho trẻ để tránh sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn khác khi cơ thể bé đang suy yếu, gây ra hiện tượng bội nhiễm. Mẹ có thể sử dụng các dung dịch phù hợp như natriclorid 0,9% để vệ sinh cho bé.

Dinh dưỡng:

Đảm bảo cơ thể bé được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Thức ăn phù hợp lúc này là thức ăn lỏng và dễ tiêu.

Đưa đến trạm xá:

Thường mẹ có thể theo dõi bệnh trạng và chăm sóc bé ở nhà. Nhưng khi bé sốt cao không hạ và ngủ li bì kèm theo các triệu chứng như co giật, buồn nôn, đi tiêu ra máu, da trở nên tím tái…hay sốt kéo dài trên 5 ngày thì nên đưa bé đến cơ sở y tế để được chăm sóc tốt nhất.

Cách ly trẻ bệnh với trẻ khỏe mạnh:

Vì sốt siêu vi là bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp có thể gây thành dịch. Nếu mẹ phải chăm sóc bé thì nên mang khẩu trang. Ngoài ra nên giữ vệ sinh môi trường sinh hoạt sạch sẽ, thoáng mát.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết

Sốt

Sốt siêu vi: Sốt cao nhưng thường theo từng cơn, khi hạ sốt thì bé tỉnh táo.

Sốt xuất huyết: Sốt cao và kéo dài, khó hạ sốt. Tuy sốt nhưng người bệnh vẫn có cảm giác lạnh.

Đau

Sốt siêu vi: Người bệnh bị đau khắp các cơ nhưng vẫn tỉnh táo và không kích thích vật vã.

Sốt xuất huyết: Người bệnh chủ yếu bị đau ở cùng đầu như thái dương, hốc mắt, sau gáy.

Viêm đường hô hấp:

Sốt siêu vi: Người bệnh thường bị chảy nước mũi.

Sốt xuất huyết: Người bệnh ho khan và đau rát ở cổ họng.

Rối loạn tiêu hóa:

Sốt siêu vi: Người bệnh bị nôn và tiêu chảy.

Sốt xuất huyết: Người bệnh không nôn, có thể bị táo bón hay bị tiêu chảy.

Phát ban:

Sốt siêu vi: Khi xuất hiện ban thì bệnh nhân hạ sốt. Thường ban xuất hiện khi bệnh khoảng 3 ngày.

Sốt xuất huyết: Không nổi ban rõ rệt nhưng có thể bị chảy máu chân răng, nôn ra máu, bị chảy máu cam hay đi đại tiện phân có màu đen do xuất huyết ở bên trong.

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI