4 điều cần hiểu đúng về sốt xuất huyết để phòng và trị bệnh cho trẻ hiệu quả

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra phổ biến ở trẻ từ 6 tháng - 5 tuổi và gây lo lắng cho nhiều cha mẹ trong việc điều trị và phòng bệnh cho con. Bài viết sẽ giúp các mẹ hiểu đúng về sốt xuất huyết và cách điều trị hiệu quả.

banner ads

1. Sốt xuất huyết là gì?

sot xuat huyet
Sốt xuất huyết do muỗi truyền bệnh

Sốt xuất huyết hay chính là sốt xuất huyết do virus. Hiện nay có một số virus gây sốt xuất huyết nhưng ở Việt Nam phổ biến là sốt xuất huyết do họ vr Dengue gây ra.

Trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết là qua muỗi vằn và không lây từ người sang người.

2. Phản ứng của cơ thể khi sốt xuất huyết

Khi nhiễm virus, phản ứng phòng vệ của cơ thể biểu hiện ra bên ngoài là sốt, xuất huyết viêm mỏi cơ, đau đầu, chóng mặt, nôn... đây đều là các dấu hiệu kháng thể của con người khi gặp virus tấn công. 

Khi cơ thể gặp mầm bệnh, đại thực bào bắt đầu thực hiện hàng loạt các biến đổi phức tạp để gây sốt ngăn chặn virus sinh sản, sản xuất kháng thể, huy động các đại thực bào ở khắp nơi trong cơ thể nhằm tiêu diệt virus. 

3. Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà

da tiep da
Da tiếp da khi trẻ bị sốt

Sốt xuất huyết là sốt virus nên bạn hoàn toàn có thể điều trị sốt cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên bạn cần nắm vững kiến thức chăm sóc trẻ khi sốt và theo dõi kỹ các dấu hiệu của trẻ.

- Da tiếp da: đây không phải là phương pháp hạ sốt mà đây là phương pháp điều nhiệt. Nghĩa là khi cơ thể cần hút nhiệt từ môi trường để nâng thân nhiệt lên sẽ không phải tốn công sức và khi cơ thể cần hạ nhiệt để nghỉ dưỡng thì sẽ hạ nhiệt tốt hơn. Da tiếp da cũng giúp ổn định nhịp tim, ổn định nhịp thở.

- Thanh nhiệt giải độc cơ thể với các thảo dược thiên nhiên như rau diếp cá, rau ngót, cỏ nhọ nồi. Tất cả xay nhuyễn và thêm chút muối, lọc bỏ bã uống nhiều lần trong ngày. Với trẻ bú mẹ thì mẹ nên uống thay cho trẻ để trẻ bú. Công thức này công vị chua, vị mặn, vị chua tốt cho gan và mặn tốt cho thận giúp thận giải độc nhanh hơn. 

- Cho trẻ bú mẹ liên tục nếu trẻ còn bú mẹ. Đó là lí do trẻ nhỏ bú mẹ bị sốt xuất huyết sẽ nhẹ hơn so với trẻ không được bú mẹ hoặc người lớn. Vì trong sữa mẹ sẽ hỗ trợ 50% kháng thể cho trẻ.

3. Khi nào đưa trẻ đi bác sĩ?

Sốt xuất huyết không thể lơ là một phút nào vì nó có thể để lại biến chứng nặng nề, thậm chí gây tử vong ở trẻ. Cha mẹ chỉ nên tự điều trị cho trẻ khi chắc chắn trẻ bị sốt do virus và tình trạng không quá nặng. Trẻ vẫn ăn được, bú và chơi, ít quấy khóc.

Trong trường hợp trẻ không thể tự uống nước để bù nước, trẻ lờ đờ bỏ bú thì cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay. 

Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý, khi nhận thấy con có dấu hiệu sốt trên 38.5 độ ngay lập tức cho trẻ đi khám để biết trẻ bị sốt do sốt xuất huyết hay virus khác. Nhờ vậy việc điều trị và phòng bệnh sẽ hiệu quả hơn.

4. Cách phòng sốt xuất huyết

Phương pháp phòng bệnh tốt nhất cho trẻ hiện nay là tìm cách đuổi muỗi và tránh muỗi đốt. Hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh vì vậy cha mẹ hãy chủ động tìm cách tránh cho con bị muỗi đốt và tiêu diệt muỗi bằng cách:

- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.

- Đốt nhang muỗi hoặc sử dụng thuốc xịt muỗi mỗi ngày.

- Cho trẻ ngủ trong mùng cả ngày và đêm.

- Bôi kem chống muỗi cho trẻ khi đi học, ra ngoài hoặc ở nhà.

- Tránh cho trẻ đến nơi có dịch.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI