Sốt siêu vi ở trẻ em và cách chăm sóc hiệu quả tránh biến chứng nguy hiểm

Sốt siêu vi ở trẻ hay còn gọi là sốt virus là bệnh thường gặp khi giao mùa, đây là chẩn đoán dùng để chỉ các trường hợp trẻ bị sốt cao do nhiễm các loại virus khác nhau. Hầu hết trẻ bị sốt siêu vi sẽ tự khỏi sau một thời gian chăm sóc, tuy nhiên cũng có những trường hợp xảy ra những biến chứng đáng tiếc.

banner ads

1. Nguyên nhân gây ra chứng sốt siêu vi ở trẻ em

sot sieu vi
Sốt siêu vi thường gặp ở trẻ em do cơ thể trẻ có sức đề kháng yếu - Ảnh Internet

Sốt siêu vi ở trẻ phần lớn là do các loại siêu vi thông thường gây ra, chủ yếu là các loại virus sau tấn công: virus rhinovirus (gây viêm hô hấp, sổ mũi, nghẹt mũi), virus coronavirus (gây cảm lạnh), adenovirus (triệu chứng cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi), virus cúm A, B (cúm, viêm mũi, họng)...Bên cạnh đó, còn có rất nhiều loại virus có thể gây sốt siêu vi ở trẻ như sởi, rubella, tay chân miệng, sốt xuất huyết, ...

Virus gây sốt siêu vi cực kì dễ lây nhiễm, chủ yếu lây qua đường hô hấp, thậm chí, một số virus có thể lây trực tiếp qua bề mặt da vì cơ thể bé có sức đề kháng yếu, hoặc bé thường thiếu ngủ, mệt mỏi, stress do lịch học căng thẳng...

2. Dấu hiệu nhận biết sốt siêu vi ở trẻ em

sot sieu vi 1
Sốt siêu vi thường khiến trẻ nhức đầu dữ dội - Ảnh Internet

Sốt siêu vi ở trẻ thường có những dấu hiệu không rõ ràng, chồng chéo lên nhau. Tùy loại virus và mức độ nhiễm bệnh mà có những  biểu hiện khác nhau. Sau đây là những dấu hiệu hay gặp nhất ở trẻ bị sốt siêu vi mà bất cứ cha mẹ nào cũng phải cần biết để có thể kịp thời phát hiện ra bệnh lý cho trẻ.

Sốt cao:

Sốt siêu vi – nhắc đến bệnh này thì dấu hiệu đầu tiên đó là sốt cao, trẻ thường bị sốt đến 39 đến 41 độ. Thường đi kèm với sốt là các biểu hiện 

viêm đường hô hấp

, họng đau rát, ho khan, chảy nước mũi, hắt hơi...

Nhức đầu dữ dội: Trẻ bị sốt siêu vi thường đau đầu rất dữ dội, mất thăng bằng, thái dương đập thình thịch, thậm chí có thể gây cho trẻ những cơn choáng váng, nằm li bì. Trẻ thấy chóng mặt, không tỉnh táo, hoa mắt... bởi sốt cao.

Đau nhức : Trẻ thường có cảm giác đau đớn khắp cơ bắp và khắp cơ thể khiến trẻ không ngừng quấy khóc.

Phát ban: Sau khi sốt cao khoảng 2 đến 3 ngày thì trẻ bắt đầu có dấu hiệu phát ban, lúc này, sốt thuyên giảm dần.

Nôn: Trẻ bị mắc bệnh sốt siêu vi thường nôn ọe nhiều lần, nhất là sau khi ăn, trẻ thường bị nôn sạch thức ăn và sau đó cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi rã rời.

3. Phòng bệnh sốt siêu vi ở trẻ em sao cho hiệu quả nhất?

sot sieu vi 3
Tiêm phòng cho bé đầy đủ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh sốt siêu vi - Ảnh Interrnet

Người lớn bị sốt siêu vi   cần tránh tiếp xúc với trẻ vì khả năng lây lan cao. Còn khi trẻ mắc bệnh, cần phải để bé nghỉ ngơi ở nhà và chăm sóc, tránh lây bệnh cho những bé khác. 

Sốt siêu vi rất dễ lây lan, đặc biệt ở những nơi đông người, khu vui chơi tập thể, lớp học, bể bơi... đây là điều kiện thuận lợi để virus lây lan nhanh.

Trẻ em có sức đề kháng yếu nên các bậc phụ huynh tránh đưa con trẻ tới những điểm này, khả năng lây bệnh rất cao. Cho trẻ rửa tay thường xuyên để tránh bệnh. Bên cạnh đó, nên cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, tránh tình trạng nhiễm bệnh chồng chéo lên nhau.

4. Cách chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi nhanh hết bệnh

sốt siêu vi
Khi trẻ bị sốt siêu vi, cần hạ sốt nhanh cho bé - Ảnh Internet

Khi trẻ bị sốt siêu vi thông thường, trẻ vẫn có thể tự chơi, cha mẹ có thể tự chăm sóc tại nhà, chỉ cần điều trị theo triệu chứng của bệnh, hạ sốt , cho trẻ uống nước, dung dịch điện giải, ăn nhiều hoa quả tươi và nước ép để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm mát cho trẻ bằng khăn ướt, lau mồ hôi, đặt trẻ nơi thoáng mát, mặc quần áo mát mẻ, hoặc nếu trẻ sốt quá cao thì có thể cho uống thuốc hạ sốt dành cho trẻ em dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, giữ thân thể trẻ sạch sẽ, chống bội nhiễm, vệ sinh họng bé bằng nước muối sinh lý, để cơ thể bé luôn mát mẻ, không được quá lạnh hay quá nóng.

Bệnh ở trẻ do virus gây ra, và virus không phải là một tế bào sống, virus chỉ sống dựa vào tế bào của cơ thể. Vì thế, nguyên tắc cơ bản chữa loại bệnh nguy hiểm ở trẻ này là cần để cơ thể nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin C , hạ nhiệt cơ thể.

trái cây
Trái cây bổ sung vitamin cho trẻ mau khỏe bệnh - Ảnh Internet

Khi sức đề kháng của cơ thể mạnh lên thì virus càng bị loại khỏi cơ thể nhanh chóng. Do đó, nên cho trẻ ăn những thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu và giàu dinh dưỡng như cháo, canh hầm, trái cây dạng mềm. Cho trẻ sơ sinh bú sữa thường xuyên, trẻ lớn hơn thì có thể cho uống các loại trà làm ấm cơ thể như trà gừng, trà bạc hà, trà mật ong...

Nếu trẻ bị ho kèm theo, nên cho uống quất chưng đường phèn, mật ong, chanh đào muối,... giúp trẻ tăng sức đề kháng, sát khuẩn vùng họng, nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh. Khi trẻ bị sốt quá cao hoặc co giật, không ăn uống, nôn mửa, cần lập tức đưa bé đi bệnh viện kiểm tra. Trẻ bị sốt dài ngày, ho không đỡ, cần phải đưa đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chữa trị.

Lưu ý: Khi trẻ bị sốt siêu vi, tuyệt đối không tùy tiện truyền nước cho trẻ. Trong nhiều trường hợp trẻ bị sốt, cần phải cẩn trọng trong quyết định có truyền dịch hay không, tốt nhất là tìm đến bác sĩ nhi khoa. Trường hợp trẻ bị sốt cao gây ra mất nước, tốt nhất vẫn là phụ huynh cho trẻ bổ sung nước qua đường ăn uống. Ở trường hợp bắt buộc có chỉ định truyền dịch thì thì bác sĩ phải tính toán liều lượng rất kỹ, cho phù hợp với cân nặng và thể trạng, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi.

Sốt siêu vi ở trẻ nếu không được can thiệp kịp thời sẽ gây nên những biến chứng và hậu quả khôn lường về sau. Nhất là trong giai đoạn mùa dịch bệnh, điều kiện cấp cứu và chăm sóc bệnh nguy hiểm ở trẻ em trở nên quá tải, hiệu quả thăm khám và chữa trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Thế nên, chúng ta ngay từ đầu cần có những biện pháp phòng ngừa bệnh cho con đầy đủ để bảo vệ sức khỏe bé tốt hơn.

Nguyên Lê tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI