Thế nào là viêm đường hô hấp trên?

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ lúc thời tiết chuyển mùa. Đây là bệnh dễ điều trị, tuy nhiên các mẹ nên cảnh giác những biến thể thể xảy ra với bé.

banner ads

Đây là chứng bệnh thường gặp hàng năm lúc thời tiết giao mùa, nhất là mùa đông, mùa hanh khô, trùng với mùa của bệnh hen, viêm phổi...

Đối tượng của bệnh

5555-ri-ngat-mui-cho-tre.jpg

Chứng viêm hô hấp trên thường xảy ra ở trẻ nhỏ

Đối tượng của chứng bệnh viêm đường hô hấp trên chủ yếu thường là trẻ nhỏ. Tính trên toàn thế giới, hàng năm có hàng triệu trẻ em mắc bệnh. Bên cạnh đối tượng là trẻ em, những người dễ mẫn cảm với viêm đường hô hấp trên bao gồm người bị bệnh bạch cầu (leukemia), suy giảm miễn dịch sau ghép tạng, điều trị ức chế miễn dịch ở những bệnh tự miễn,s uy tủy, HIV… Những đối tượng này cần lưu ý chăm sóc ý tế dự phòng, đặc biệt là vào mùa đông, lúc thời tiết hanh khô.

Thủ phạm nào gây viêm đường hô hấp trên

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, các virus chính là thủ phạm gây ra chứng bệnh trên. Các virus điển hình như Rhino, Corona, Á cúm Parainfluenza, Adeno, virus hô hấp hợp bào RSV…

Nhóm virus này cư trú ở chất nhầy niêm mạc mũi họng và gây bệnh cho con người. Chúng xâm nhập vào niêm mạc, nhân bản rồi phá hủy, tiếp tục lây sang cho tế bào bên cạnh. Một vài tế bào niêm mạc hô hấp ở trẻ bị tổn thương và virus phá hủy. Tuy nhiên, sau 2 tuần lớp tế bào mới sẽ mọc lên và đẩy lùi virus. Trong một số trường hợp, cơ thể không được khỏe, cơ thể không tiêu diệt được virus, virus từ đường hô hấp trên sẽ nhân bản và xâm nhập xuống tận đường hô hấp dưới và vào máu gây ra những biến thể nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

5443-the-nao-la-duong-ho-hap-cap.jpg

Virus chính là thủ phạm chính xâm nhập vào hệ hô hấp và gây bệnh tại đây

Ngoài nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do virus, thì viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ còn do một số yếu tố khác như là bị cảm lạnh do thay đổi thời tiết đột ngột cơ thể không thích ứng được, hay do cơ thể hít phải chất độc hại có trong môi trường như khói thuốc lá, bụi bẩn trong không khí, các tác động của hóa chất... Vì vậy, để phòng tránh chứng bệnh này, cần giữ cho mũi trẻ luôn khô ráo, sạch sẽ bằng cách tăng cường hút mũi, vệ sinh mũi ngay khi có biểu hiện viêm mũi.

Ngoài ra, để phòng bệnh cần tăng cường sức đề kháng của trẻ bằng việc cho trẻ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ, gồm cả vi chất. Bổ sung nhiều vitamin từ hoa quả cho trẻ. Bên cạnh đó, cần tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ. Hiện nay có rất nhiều vắc xin phòng các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Biểu hiện của viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên (VĐHHT) được chia thành 2 loại: cấp tính và mạn tính.

VĐHHT cấp tính

5556-tre-bi-ho-lau-ngay.jpg

Bệnh VĐHHT nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ

Bệnh thường gặp do thời tiết giao mùa, thay đổit từ nóng sang lạnh; uống nước quá lạnh hay ăn kem; nằm, nằm ngủ với quạt gió quá mạnh hoặc nhiệt độ điều hòa quá thấp. Triệu chứng gặp đầu tiên là sốt (có thể sốt nhẹ, đôi khi sốt cao kèm theo rét run), kè ho, hắt xì hơi và chảy nước mũi.

VĐHHT mạn tính

Trong trường hợp bệnh nhân bị VĐHHT cấp mà không được điều trị dứt điểm thì rất dễ chuyển thành mạn tính.

VĐHHT mạn tính có các triệu chứng: ho thúng thắng, rát họng, nuốt thấy hơi vướng như có vật gì nằm trong họng, đặc biệt ở trẻ em là chảy mũi nước thường xuyên (một hoặc cả hai bên mũi). Một số trẻ em bị VA mạn tính kéo dài mà căn nguyên do vi khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) thì chất nhầy chảy ra ở mũi thường có màu xanh. Bên cạnh chảy nước mũi, trẻ ngủ thường phải thở bằng miệng.

Biến chứng

Viêm đường hô hấp trên không phải là một tổ hợp bệnh bao gồm: cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản. Tuy là một tổ hợp bệnh, nhưng chúng có những biểu hiện gần giống nhau và rất dễ nhận biết.

Những triệu chứng chủ yếu của bệnh bao gồm: sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi, tắc mũi, lạc tiếng, giọng mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, khản đặc có khi mất tiếng, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp… Và tùy thuộc vào cơ quan bị bệnh mà có dấu hiệu bệnh đặc thù khác nhau.

VĐHHT thường có thời gian ủ bệnh ngắn, tốc độ biểu hiện bệnh nhanh và các biểu hiện bệnh xảy ra cùng lúc. Các bệnh viêm đường hô hấp trên thường là sốt cao, từ 39 độ C trở lên, kèm hắt hơi, sổ mũi. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ hắt hơi nhiều, sau đó trẻ sẽ bị chảy dịch mũi trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi.

Bệnh hầu hết sẽ từ khỏi sau 5-6 ngày, và sau 2 tuần sẽ dứt điểm. Tuy nhiên, người lớn không nên chủ quan mà nên theo dõi bệnh một cách sát sao để có cách xử lý kịp thời phòng các biến chứng nguy hiểm có thể đến với trẻ, đặc biệt là bệnh viêm phổi.

Nguy hiểm hơn, khi mắc bệnh viêm đường hô hấp trên ở thể nặng (thể do vi khuẩn) dễ gây ra những biến chứng khác như viêm não, viêm tim, viêm cầu thận, thấp khớp cấp. Vì vậy, các phụ huynh có trẻ nhỏ không nên chủ quan về chứng bệnh này.

Phòng tránh thế nào?

Bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ là viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi... khi thời tiết giao mùa, trẻ nhỏ thường không thích ứng kịp nên dễ mắc bệnh. Viêm đường hô hấp trên nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dễ gây ra các biến chứng khó lườn.

5547-the-nao-la-ho-hap-tren-2.jpg

Cha mẹ nên cho con đi tiêm phòng để phòng bệnh cho trẻ nhỏ

Để phòng bệnh, các chuyên gia nhi khoa khuyên các bậc cha mẹ nên tiêm chủng đầy đủ và giữ vệ sinh thật tốt cho trẻ.

Đồng thời:

+ Cho trẻ ăn uống đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng, hút sạch mũi dãi nếu bị sổ mũi.

+ Cho trẻ súc miệng nước muối loãng và vệ sinh răng miệng hằng ngày trước khi đi ngủ.

+ Chú ý giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh.

+ Nên đeo khẩu trang khi đi ra đường, phòng tránh có những loại bụi có mang cả các dị nguyên và vi sinh vật.

+ Không để trẻ phải hít phải khói thuốc lá,khói than, khí độc.

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường, kéo dài nhiều ngày nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để được chữa trị, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI