Sốt sau tiêm phòng - dấu hiệu và cách xử lý tại nhà mẹ cần biết

Sốt sau tiêm phòng là biểu hiện thường thấy của trẻ khi phản ứng lại với vắc xin. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này là do mầm bệnh nào đó đang ủ trong cơ thể bé. Vậy, làm sao để bố mẹ nhân biết trẻ bị sốt sau tiêm phòng, và khi đó, cần làm gì để hạ sốt cho trẻ? Mẹ đừng lo lắng nhé, bài viết dưới đây sẽ bật mí đến mẹ một số dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả nhất. 

banner ads

1. Sốt sau tiêm phòng ở trẻ

thân nhiệt của trẻ
Trẻ có thể bị sốt sau tiêm phòng - Ảnh Internet

Tiêm phòng là việc làm cần thiết và quan trọng trong quá trình nuôi dạy con khỏe mạnh. Đây là một biện pháp an toàn để giúp trẻ tránh khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm, bằng cách tạo ra sức đề kháng nhờ vào tác dụng của vắc xin kích thích sinh ra kháng thể.

Chúng ta không thể đảm bảo rằng, tiêm vắc xin có thể phòng ngừa tất cả các căn bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên, nếu trẻ được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch, sẽ giúp phát huy hiệu lực của vắc xin nhằm hạn chế nguy cơ gây ra các biến chứng sau này ở trẻ.

Trẻ thường có một số phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin như: sốt, vết tiêm sưng tấy đỏ, da nổi mẩn đỏ, cảm giác ngứa toàn thân, dị ứng,...Với những trường hợp trên, hầu hết các trẻ đều có thể trở lại bình thường sau khoảng 1-2 ngày. Trong đó, trẻ bị sốt   là vấn đề làm các mẹ lo ngại vì một số trẻ sốt còn kèm theo những biến chứng nguy hiểm khác. 

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt sau sau tiêm phòng 

bé cặp nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể
Thân nhiệt tăng là dấu hiệu trẻ bị sốt - Ảnh Internet

Bác sĩ khuyên rằng, mẹ nên cho trẻ ở lại cơ sở tiêm chủng khoảng 30 phút, để theo dõi và xử lý kịp thời khi xảy ra một số biến chứng hoặc sốc sau tiêm. Thông thường, trẻ sẽ không có biểu hiện phản ứng lại vắc xin ngay sau đó, mà xảy ra sau khoảng 24 đến 48 giờ. Vì vậy, mẹ nên theo dõi trẻ thường xuyên tại nhà, nếu phát hiện một trong các dấu hiệu sau đây, thì cần tìm cách hạ nhiệt nhanh và  chăm sóc con bị sốt  an toàn:

  • Thân nhiệt tăng : Dấu hiệu dễ nhận biết trẻ bị sốt sau tiêm phòng là nhiệt độ cơ thể tăng, sốt nhẹ khoảng 38 đến 39 độ, sốt cao trên 39 độ.
  • Sốt nhẹ kèm theo quấy khóc, đau đầu : Ngoài biểu hiện sốt nhẹ, trẻ còn hay quấy khóc, ở một số trẻ lớn còn có biểu hiện đau đầu. 

Trên đây là 2 dấu hiệu cho thấy trẻ bị sốt nhẹ và mẹ có thể xử lý tại nhà, nếu bé rơi vào các trường hợp dưới đây, mẹ cần phải nhờ vào sự can thiệp của bác sĩ:

  • Sốt cao trên 39 độ C : Tùy vào cơ địa của mỗi trẻ mà xuất hiện mức độ phản ứng nặng, nhẹ khác nhau, trường hợp sốt nặng thì thân nhiệt trẻ sẽ cao hơn 39 độ C.
  • Trẻ khóc mãi không chịu nín : Dù mẹ đã giúp trẻ hạ sốt bằng thuốc, áp dụng nhiều cách nhưng trẻ vẫn khóc nhiều giờ liền.
  • Mặt tím tái, tay chân co giật : Ngoài biểu hiện quấy khóc hàng giờ, trường hợp nặng hơn còn kèm theo các biến chứng như tím tái mặt, co giật chân tay. 

3. Cách xử lý trẻ bị sốt sau tiêm phòng mẹ cần biết

chườm khăn ấm hạ sốt cho trẻ
Chườm khăn ấm để giúp trẻ hạ sốt - Ảnh Internet

Với những trường hợp trẻ bị sốt nhẹ, mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ hạ sốt tại nhà và nhanh chóng trở lại bình thường bằng 7 cách xử lý dưới đây:

  • Chườm khăn ấm : Khi phát hiện thân nhiệt bé tăng, mẹ nên dùng khăn ấm để chườm cho bé, đây được xem là giải pháp đơn giản nhưng lại hiệu quả trong trường hợp trẻ bị sốt nhẹ. Mẹ cũng nên lưu ý, không cho nước lạnh tiếp xúc trực tiếp vào cơ thể bé, tránh trường hợp trẻ có thể bị sốt và nhiễm bệnh nặng hơn.
  • Bổ sung nước cho trẻ : Trẻ bị sốt thường dẫn đến việc mất nước, do đó, mẹ cần bổ sung nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, hoặc, cho bú mẹ đầy đủ nếu trẻ còn đang trong giai đoạn bú sữa mẹ. Ở những trẻ lớn hơn, mẹ có thể cho bé ăn cháo đã được nấu loãng.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoải mái : Bên cạnh đó, việc mặc quần áo rộng cũng giúp trẻ cảm thấy dễ chiu, và thời gian hạ sốt cũng sẽ được rút ngắn. 
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng: Ngoài các biện pháp giúp trẻ hạ sốt, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ , vì nếu không được bổ sung đủ dưỡng chất cũng làm cho tình trạng sốt ở trẻ bị kéo dài. Trong những ngày trẻ bị sốt, mẹ nên chế biến thức ăn dạng lỏng để giúp hệ tiêu hóa của bé dễ hấp thụ hơn.

món cháo cho bé
Cho trẻ bị sốt ăn cháo để dễ tiêu hóa - Ảnh Internet

  • Tạo môi trường thoáng mát : Không gian sống có tác động rất lớn đến khả năng lành bệnh của trẻ. Với trẻ bị sốt sau tiêm phòng, mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi ở môi trường thoáng mát, sạch sẽ và thoải mái nhất có thể.
  • Cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt : Khi trẻ bị sốt cao hơn 38 độ, mẹ có thể sử dụng miếng dán hoặc cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt . Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ, mẹ cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt.
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ : Mẹ phải luôn giữ cho thân thể trẻ được sạch sẽ để tránh tình trạng bị nhiễm trùng, mẹ có thể tắm cho trẻ bằng nước ấm và nên lưu ý việc tiếp xúc bằng nước lạnh. Khi ngủ ban đêm, nên đặt quạt ở vị trí cách xa con, không phả gió trực tiếp vào cơ thể con, vì trẻ thường rất dễ bị cảm lạnh hoặc trúng gió. 

Hi vọng rằng, với một số dấu hiệu và 7 cách xử lý khi trẻ bị sốt sau tiêm phòng trên đây, mẹ sẽ hết băn khoăn cần chăm sóc con sau khi tiêm vắc xin thế nào. Bên cạnh việc áp dụng một số phương pháp hạ sốt, mẹ cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống của con yêu, để giúp bé nhanh chóng hồi phục và luôn khỏe mạnh nhé.

Thủy Nguyễn tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI