1. Ra mồ hôi tay là bệnh gì ?
Ra mồ hôi tay là quá trình sinh lý tự nhiên của cơ thể, khi bạn sinh sống hoặc làm việc trong môi trường có nhiệt độ quá nóng bức, sử dụng nhiều rượu, bia hay đồ ăn cay nóng, lúc này hệ thần kinh giao cảm sẽ kích thích tuyến mồ hôi, bài tiết nước nhiều nhằm làm mát cơ thể.
Nếu tình trạng ra mồ hôi tay quá nhiều, cũng có thể là do chúng đang cảnh báo cho bạn biết cơ thể của mình có thể đã mắc phải các bệnh như: rối loạn thần kinh giao cảm, nhiễm trùng, bệnh tuyến giáp, hạ đường huyết, ung thư, rối loạn nội tiết,...
2. Nguyên nhân ra mồ hôi tay
Nguyên nhân chủ yếu gây ra mồ hôi tay là do dây thần kinh giao cảm kích thích mồ hôi tiết ra nhiều hơn so với bình thường, và nó còn gửi tín hiệu tới các mạch máu làm cho mạch máu bị co lại nên bàn tay ẩm ướt và lạnh.
Những nguyên nhân từ sinh hoạt hằng ngày và môi trường sống tác động đến dây thần kinh giao cảm làm chúng kích thích mồ hôi tiết ra như:
- Do chế độ ăn uống hằng ngày : khi cơ thể vận động nhiều hay sử dụng nhiều chất kích thích như: rượu, bia, ăn những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng thì cơ thể phải điều hòa làm mát và tự điều chỉnh lại thân nhiệt về thế cân bằng nên ra nhiều mồ hôi tay.
- Hoặc cũng có thể là do bệnh cường giáp : tuyến giáp hoạt động quá mức làm tăng hoạt động trao đổi chất, đốt cháy năng lượng tạo ra nhiệt, và để thoát lượng nhiệt ra ngoài thì mồ hôi đổ nhiều hơn. Nếu trường hợp bị ra mồ hôi tay nhiều do nguyên nhân từ bệnh cường giáp thì sẽ có kèm theo những triệu chứng khác như: run tay, tim đập nhanh, trống nực, gầy, tụt cân nhanh, mắt lồi.
- Do thiếu các chất vitamin, kẽm, vitamin D, canxi : tình trạng ăn uống thiếu hụt các khoáng chất này cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh ra mồ hôi tay. Những bạn thường xuyên ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản gây nên tình trạng thiếu hụt vitamin và các khoáng chất gây ra tình trạng trên.
- Do mắc các bệnh nhiễm trùng : lao phổi, thiếu máu bất sản, u tuyến yên,...
- Do bị nhiễm độc : trong môi trường sống hay môi trường làm việc, bạn tiếp xúc với nhiều chất độc có trong đồ ăn, nước uống và không khí, lâu dần chúng sẽ tác động đến cơ thể, khi đó cơ thể sẽ phản ứng lại các chất độc này bằng cách tiết nhiều mồ hôi ra ngoài để loại bỏ chất độc và các chất cặn bã, dư thừa ra ngoài cơ thể.
- Do lạm dụng một số thuốc : thuốc điều trị huyết áp, thuốc bổ sung vi chất, một số loại thuốc hướng tâm thần.
- Và ngoài ra, bệnh ra mồ hôi tay còn là do bạn bị căng thẳng, lo âu và stress trong thời gian dài.
3. Dấu hiệu của bệnh ra mồ hôi tay
Căn bệnh này không giống như những căn bệnh khác, dấu hiệu hiệu nhận biết rất dễ vì chúng thể hiện ngay trên lòng bàn tay, bạn có thể quan sát bằng mắt thường. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh ra mồ hôi tay như:
- Lòng bàn tay luôn có nước, dù thời tiết có như thế nào. Trời nắng nước sẽ tiết ra nhiều hơn so với trời mát.
- Tay luôn ẩm dính, tùy vào thuộc vào tùng người mà tình trạng ra mồ hôi nhiều hay ít, có thể ướt đến mức nhỏ giọt.
- Da tay nhợt nhạt, lòng bàn tay lạnh.
- Da xuất hiện tình trạng bong tróc và lớp tế bào chết thường xuyên xuất hiện ở tay.
4. Những tác hại của chứng ra mồ hôi tay
Tình trạng đổ mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay, chân hay các vùng khác gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày và trong công việc.
Nếu có kèm theo những dấu hiệu nghiêm trọng thì có thể cơ thể đang có vấn đề và cần phải được chữa trị gấp, nếu không sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn.
Bàn tay ướt khiến bạn luôn cảm thấy khó chịu, công việc gặp nhiều khó khăn.
Khiến bạn bị tự ti với mọi người xung quanh, đặc biệt là khi bắt tay với người khác. Vì lòng bàn tay luôn ẩm ướt, có thể gây khó chịu cho người bắt tay đối diện.
Ra mồ hôi quá nhiều khiến bàn tay luôn lạnh, da nhợt nhạt, xanh tái.
5. Khắc phục bệnh ra mồ hôi tay bằng các phương pháp dân gian
5.1. Cây ngải cứu giúp khắc phục ra mồ hôi tay hiệu quả
Cây ngải cứu có nhiều tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người chúng ta như: trị rong kinh, trị mụn, mẩn ngứa, sơ cứu vết thương,..Và cũng có tác dụng rất tốt trong việc chữa các chứng bệnh về tiêu hóa, bệnh ngoài da, thần kinh và đặc biệt là bệnh ra mồ hôi tay, chân và các vùng khác.
Bạn chỉ cần cho cây ngải cứu vào bát rồi đem đi rốt cho hơi nóng bốc lên. Hơ bàn tay và chân trên phần hơi nóng bốc lên của cây ngải cứu, tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được đẩy lùi. Tinh dầu ngải cứu có tác dụng làm ấm bàn tay, chân, làm hạn chế tình trạng hư hàn, là nguyên nhân gây nên chứng đổ mồ hôi tay.
5.2. Khắc phục chứng ra mồ hôi tay bằng lá dâu tằm
Lá dâu tằm không những có tác dụng làm thức ăn cho tằm mà còn có tác dụng trị chứng đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân rất hiệu quả, các bạn có thể tham khảo.
Lá dâu tằm kết hợp với lá lốt, hạt sen và đường kính đem đi nấu nước uống rất tốt. Ngoài ra cành của cây dâu kết hợp với cây cỏ xước, cây trinh nữ sắc nước uống cũng có tác dụng giống như lá dâu tằm, trị chứng ra mồ hôi tay, chân rất tốt.
5.3. Lá Lốt trị chứng ra mồ hôi tay rất hiệu quả
Lá lốt là một thực phẩm quen thuộc của người Việt chúng ta, có tác dụng chữa đau bụng, chữa phù thũng, chữa viêm nhiễm âm đạo, khí hư ra nhiều, trị mụn nhọt,...và đặc biệt cũng có tác dụng rất hiệu quả trong việc chữa chứng ra nhiều mồ hôi tay chân. Các cách dùng lá lốt để chữa bệnh ra mồ hôi như sau:
- Cách 1: Lá lốt lấy phần thân, lá và rễ đem đi rang vàng hạ thổ. Sau khi đã hạ thổ xong tiến hành sắc nước uống. Uống liên tục trong 7 ngày, rồi nghỉ ngơi khoảng 4 đến 5 ngày thì tiếp tục sắc nước uống thêm 7 ngày nữa.
- Cách 2: Cách này chỉ sử dụng lá lốt không lấy phần thân và rễ. Lá lốt kết hợp với một ít muối tinh đem nấu lên và cho bàn tay vào ngâm trong nước lá lốt. Các bạn chú ý nên để nước nguội vừa độ ấm thì mới cho tay vào ngâm, tránh bị bỏng. Muốn nhanh chóng hết bệnh thì mỗi ngày nên áp dụng ít nhất 1 lần nhé.
- Cách 3: Ngoài các cách nấu nước lá lốt, thân hay rễ thì với cách này sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần bổ sung thực phẩm lá lốt vào trong thực đơn bữa ăn hằng ngày là được. Vừa có món ăn ngon bổ dưỡng mà lại vừa có tác dụng trị chứng ra mồ hôi tay, chân rất tốt. Một số món ăn được chế biến từ lá lốt dành cho bạn như: chả lá lốt, thịt rang lá lốt,...
5.4. Chè xanh giúp hạn chế ra mồ hôi tay
Lá chè xanh không những giúp bạn hạn chế mồ hôi tay, chân tiết ra mà còn là một liệu pháp giúp nuôi dưỡng làn da khỏe đẹp. Sau một ngày làm việc hay học tập mệt mỏi chỉ cần tắm bằng nước chè xanh giúp cho bạn cảm thấy sảng khoái và đỡ mệt hơn. Và ngoài ra nếu uống nước trà xanh mỗi ngày còn giúp bạn giảm cân và thanh lọc cơ thể rất hiệu quả, hạn chế tình trạng đổ mồ hôi tay từ bên trong rất tốt.
Cách sử dụng rất đơn giản như sau: bạn chỉ cần lấy lá chè xanh rửa sạch, nấu nước để ấm và tiến hành ngâm tay là được. Việc này còn giúp da bàn tay của bạn thêm mịn màng và đẹp nữa đấy.
Ở ngoài chợ, hay các siêu thị tiện ích thường hay có bán lá trà xanh, bạn có thể mau chúng tại đó. Nếu không có lá trà xanh thì bạn hãy dùng trà túi hoặc trà mạn để thay thế, chúng cũng có tác dụng rất tốt giống với chè xanh.
5.5. Khắc phục ra mồ hôi tay bằng muối
Muối là gia vị rất quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình, có tác dụng trị chứng mồ hôi tay cũng rất hiệu quả.
- Cách 1: Cho một ít muối vào chậu nước ấm và khấy lên cho muối hòa tan cùng nước. Sau khi muối đã hòa tan hết bạn cho bàn tay vào ngâm trong nước ấm. Nhớ là nước phải ngập bàn tay nhé.
- Cách 2: Ngoài cách hòa tan cùng nước ấm thì bạn cũng có thể dùng muối hạt rang trên chảo nóng cho đến khi hơi nóng bốc lên thì tiến hành hơ tay, hoặc đem gói muối vào tấm vải sạch và chờm lên tay.
5.6. Khắc phục ra mồ hôi tay bằng giấm táo
Giấm táo có tác dụng làm cân bằng độ PH trong cơ thể và se lỗ chân lông, từ đó làm giảm lượng mồ hôi tiết ra. Các cách làm giảm lượng mồ hôi trên tay được hiện hiện như sau:
- Cách 1: Dùng khăn giấy nhúng vào giấm táo và tiến hành dùng lau tay, thực hiện khoảng 2 lần một ngày.
- Cách 2: Trộn giấm táo với nước theo tỉ lệ 1:1 và cho tay vào ngâm trong khoảng 5 phút. Trước và sau khi ngâm tay bạn nên rửa sạch tay bằng xà phòng.
- Cách 3: Dùng khoảng 10 ml giấm táo hòa cùng với nước ấm và mật ong. Uống mỗi ngày, bệnh sẽ sớm được cải thiện.
5.7. Khắc phục ra mồ hôi tay bằng nước ép cà chua
Nước ép cà chua có tác dụng làm mát cơ thể và se khít lỗ chân lông, nhờ đó mà giúp kiểm soát tình trạng ra mồ hôi tay. Có 2 cách dùng cà chua để chữa bệnh ra mồ hôi là dùng ngoài da và uống nước ép.
- Cách 1: Quả cà chua cắt lát và chà xát lên tay, đợi khoảng 15 phút sau rửa tay lại với nước mát. Thực hiện cách này khoảng từ 1 lần đến 2 lần mỗi ngày.
- Cách 2: Cà chua đem ép lấy nước và uống. Mỗi ngày nên uống khoảng 1-2 ly nước ép để cơ thể được thanh lọc. Kiên trì với cách này tình trạng mồ hôi sẽ giảm bớt và làn da của bạn cũng đẹp hơn trông thấy.
5.8. Sử dụng phấn rôm em bé
Dùng phấn rôm em bé là một cách vô cùng đơn giản, có tác dụng loại bỏ độ ẩm trên lòng bàn tay, không bị ẩm ướt hay cảm giác ướt. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần rắc một ít bột phấn em bé vào lòng bàn tay và xoa nhẹ đều. Với cách này bạn sẽ cảm nhận được lòng bàn tay mát và khô hơn tức thì.
5.9. Dùng baking soda để khắc phục tình trạng ra mồ hôi tay
Bột baking soda với tính kiềm, là một phương pháp khắc phục tình trạng ra mồ hôi tay, chân rất hiệu quả. Có tác dụng ngăn mùi hôi, khử mùi và hút ẩm rất tốt. Có 2 cách để sử dụng bột baking soda để chữa bệnh ra mồ hôi tay như sau:
- Cách 1: Sử dụng khoảng 30g đến 40g bột baking soda hòa vào cùng với nước ấm, sau đó tiến hành ngâm tay trong dung dịch này. Mỗi ngày nên ngâm tay khoảng 10 phút để bệnh nhanh chóng được cải thiện. Các bạn nhớ là phải để nước ngập hết bàn tay nhé.
- Cách 2: Bột baking soda với bột ngô, trộn 2 loại bột này theo tỉ lệ 1:1. Sau khi trộn xong thì rắc đều lên tay sẽ giúp hạn chế được lượng mồ hôi tiết ra khi trời nắng nóng.
Bột baking soda có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, các bạn có thể mua chúng tại đó. Bột không những có tác dụng tốt trong việc chữa bệnh ra mồ hôi tay mà còn là một trong những sản phẩm làm đẹp ưa thích của các chị em phụ nữ.
6. Điều trị bệnh ra mồ hôi tay bằng thuốc Tây
Để đảm bảo sức khỏe và tính an toàn, bệnh nhanh chóng được đẩy lùi thì bạn hãy đến bệnh viện, gặp bác sĩ để thăm khám. Sau khi tìm ra nguyên nhân của bệnh bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để bạn sử dụng và có những lưu ý nhất định dành cho bạn.
Thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc chữa bệnh ra mồ hôi tay như: thuốc chống trầm cảm, thuốc chặn xung thần kinh, thuốc đổ mồ hôi gốc nhôm clorua.
Chứng đổ mồ hôi ở tay hay chân đều do những nguyên nhân khác nhau gây nên, và có thể sẽ liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vì vậy, nếu các bạn không xác định được nguyên nhân thì không được tự ý dùng thuốc để điều trị, mà phải được thăm khám tại bệnh viện và dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
7. Bệnh ra mồ hôi tay ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh cũng có thể gặp phải tình trạng ra mồ hôi tay, chân. Có không ít trẻ sơ sinh bị chứng ra mồ hôi tay khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Nguyên nhân là do bé bị rối loạn hệ thống thần kinh thực vật hoặc do cơ quan thần kinh vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Hoặc do bị phong thấp, còi xương, lao.
Nếu trường hợp bé ra mồ hôi tay, chân không phải do bệnh thì bố mẹ có thể yên tâm vì đây chỉ là cơ chế bình thường giúp tản nhiệt trong cơ thể và chúng không gây ảnh hưởng xấu đến bé.
Còn nếu bé bị ra nhiều mồ hôi và liên tục có các triệu chứng kèm theo như giật mình khi ngủ thì bố mẹ cần phải lưu ý cho trẻ đi khám tại bệnh viện để tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
Đối với các trường hợp trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay, chân nhẹ thì bố mẹ có thể sử dụng các biện pháp điều trị cho bé tại nhà như: dùng lá lốt, muối, lá trà xanh, cây ngải cứu. Và quan trọng hơn bố mẹ nên bổ sung một chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho bé.
Bố mẹ không nên lạm dụng thuốc vì như vậy có thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan và thận của bé.
8. Bệnh ra mồ hôi tay ở trẻ em
Trẻ em rất dễ mắc phải chứng ra mồ hôi tay, vì trẻ con thường hiếu động, thích vui chơi, chạy nhảy nên tuyến mồ hôi hoạt động mạnh dẫn đến ra mồ hôi nhiều ở tay, chân. Có một số trẻ bị mắc bệnh này có thể là do tác động của các yếu tố như: cảm xúc, vị giác,..
Cũng giống với trẻ sơ sinh các bố mẹ có thể dùng các phương pháp từ dân gian để chữa trị cho trẻ như: dùng nước muối, lá lốt, chè xanh,...
Tuy nhiên, đối với trường hợp trẻ bị nặng thì các bậc phụ huynh nên đưa con đi khám, và thực hiện chữa trị bệnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
9. Cách phòng tránh và hạn chế chứng ra mồ hôi tay
Bệnh ra mồ hôi tay không những gây cản trở công việc không được xuông sẻ mà còn tạo ra cảm giác khó chịu, ngại giao tiếp với người khác. Để tìm được một biện pháp phù hợp và điều trị dứt điểm bệnh là điều ai cũng mong muốn. Ngoài những biện pháp điều trị bệnh hiệu quả thì cũng có những biện pháp để phòng ngừa hoặc hạn chế dành cho những người muốn phòng bệnh và mới bị mắc phải bệnh ra mồ hôi tay. Dưới đây là một số cách hạn chế và phòng ngừa bệnh ra mồ hôi tay.
Uống nhiều nước
Khi bạn bị nóng trong người, để giải nhiệt cơ thể phải thoát nhiệt bằng cách đổ mồ hôi trên bề mặt da, nhưng nếu bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể thì chúng không cần phải dùng đến cơ chế đổ mồ hôi để giải nhiệt nữa. Vì lúc này lượng nước đã được bổ sung, đủ để giữ cho cơ thể luôn mát mẻ.
Bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi, vitamin
Thực phẩm chứa nhiều canxi giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và giảm lượng mồ hôi tiết ra. Một số thực phẩm chứa nhiều canxi: sữa chua béo, sữa giàu canxi, quả hạnh,...
Rau xanh chứa nhiều nước và chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa vận hành tốt và cơ thể luôn đủ nước, chống lại tình trạng tiết mồ hôi rất hiệu quả. Một số loại rau xanh tốt cho việc phòng chống bệnh ra mồ hôi tay như: nho, cà chua, súp lơ,...
Hạn chế hoặc không dùng những thực phẩm cay nóng
Hạn chế những thực phẩm này là một trong những cách phòng chống cũng như hạn chế tình trạng ra mồ hôi tay. Nên giảm bớt các thực phẩm có tính nóng, cay như: ớt, tiêu, tỏi, hành tây,...Những thức uống có chứa chất kích thích rất không tốt, gây ảnh hưởng và tạo nên nhiều bệnh đối với sức khỏe và chúng cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng ra mồ hôi nhiều, nên cần phải hạn chế hoặc không sử dụng các thức uống như: rượu, bia và chất kích thích thuốc lá.
Luôn để tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng
Tâm trạng cũng có ảnh hưởng đến việc tăng tiết mồ hôi tay, vì vậy bạn muốn phòng tránh hay giảm bớt mồ hôi thì cần phải luôn để tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng và stress.
Vệ sinh tay sạch sẽ
Để hạn chế cũng như loại bỏ mùi mồ hôi khó chịu thì cách tốt nhất là sau khi bạn đi ra ngoài đường về hoặc tập thể dục,...mà mồ hôi bàn tay ra nhiều thì hãy rửa tay bằng xà phòng, để tay sạch sẽ và hạn chế tình trạng ra mồ hôi.
Tình trạng đổ mồ hôi tay rất phổ biến nên mọi người thường chủ quan và cho rằng chúng sẽ tự hết sau một thời gian. Tuy nhiên, bệnh này rất có thể là đang báo hiệu cơ thể bạn đang mắc phải bệnh lý nào đó, đặc biệt là bệnh cường giáp, rất nguy hiểm. Nên cần phải có những biện pháp chữa trị kịp thời và cũng như những biện pháp phòng tránh phù hợp nhất để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và cuộc sống hằng ngày của bạn. Với những thông tin Chuyên mục Cẩm nang đã chia sẻ ở bài viết trên, hi vọng sẽ mang lại hữu ích cho mọi người. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.
Diễm Diễm tổng hợp