Cách điều trị chứng ra mồ hôi chân, tay cho trẻ tại nhà

Ra mồ hôi chân, tay là triệu chứng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, trên thực tế đây là bệnh không nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu hiện tượng này kéo dài sẽ khiến trẻ khó chịu, mất nước.

banner ads

Nguyên nhân ra mồ hôi tay, chân

Theo y học hiện đại nguyên nhân khiến trẻ bị đổ mồ hôi chân, tay là do hệ thần kinh thực vật bị rối loạn. Còn theo Đông y ra mồ hôi chân tây là do phong thấp gây nên. Tức là do các dây thần kinh ở tay, chân bị tắc nghẽn dẫn đến hiện tượng đổ mồ hôi.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ bị ra mồ hôi tay, chân

Ngoài ra đổ mồ hôi còn do các yếu tố khác như cảm xúc, vị giác. Hơn nữa, thông thường những trẻ hiếu động tuyến mồ hôi cũng hoạt động nhiều, dẫn đến ra nhiều mồ hôi ở tay, chân. Bên cạnh đó các yếu tố về thời tiết khí hậu cũng là một trong những nguyên khiến trẻ bị ra mồ hôi ở tay, chân nhiều.

Triệu chứng

Trẻ bị ra mồ hôi tay chân nếu có kèm theo các triệu chứng dưới đây ba mẹ cần lưu ý:

- Trẻ ra mồ hôi kèm sốt cao, rối loạn hô hấp hoặc bị amidan phì đại… Trong trường hợp này cha mẹ không nên quá lo lắng. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Nên cho bé bú nhiều lần và uống nhiều nước để tránh mất nước. Khi lớn lên trẻ sẽ tự khỏi.

Trẻ ra nhiều mồ hôi kèm rụng tóc sau gáy hay giật mình khi ngủ có thể là do trẻ bị còi xương hoặc bị lao

- Trẻ ra nhiều mồ hôi kèm giật mình khi ngủ, rụng tóc sau gáy là biểu hiện của bệnh còi xương hoặc lao. Hay do yếu tố di truyền. Trong trường hợp này bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ, đồng thời giữ ấm cơ thể, cho trẻ uống nhiều nước và ăn đầy đủ dinh dưỡng.

- Sau khi bị đổ mồ hôi trẻ có thể bị ớn lạnh, nên cần lau mồ hôi cho bé đồng thời giữ ấm cơ thể cho trẻ.

Cách điều trị chứng ra mồ hôi tay, chân cho bé

- Để hạn chế chứng ra mồ hôi tay, chân cho bé bạn nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm có chứa nhiều i-ốt như: bông cải xanh, măng tây, hành trắng, thịt bò, gan, gà tây.

Nên hạn chế cho bé ăn thịt bò và thực phẩm giàu i-ot

- Mẹ nên dùng bông gòn thấm cồn y tế sau đó lau sạch tay, chân cho bé. Cách này sẽ có tác dụng thu nhỏ lỗ chân lông, nhờ đó hạn chế việc tiết mồ hôi. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng dung dịch nhôm cholorhydrate thay thế cồn đều được.

- Tuyệt đối không sử dụng chất khử mùi hoặc phấn thơm để bôi hoặc xịt trực tiếp vào vùng cơ thể bị ra mồ hôi.

- Các bác sĩ khuyên cha mẹ nên đun sôi 1 lít nước với 5 túi trà hoặc lá trà xanh. Sau đó dùng nước này cho bé ngâm tay, chân trong vòng 30 phút. Chất tanin có trong trà xanh sẽ làm se khít bề mặt da tay, chân từ đó hạn chế tiết mồ hôi. Hoặc mẹ có thể dùng túi trà cho bé cầm trong tay hoặc đặt lên bàn chân trong vòng 10-15 phút cũng có tác dụng tương tự.

Dùng nước trà túi lọc cho bé ngâm tay, chân

- Nếu bé ra quá nhiều mồ hôi ở tay, chân trong một thời gian dài, điều trị bằng những cách trên không hiệu quả thì nên đưa trẻ đi bệnh viện. Các bác sĩ sẽ tiến hành khám và điều trị cho bé.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI