An toàn thực phẩm mùa hè và 5 quy tắc cơ bản giúp bạn phòng tránh ngộ độc

An toàn thực phẩm mùa hè là một trong những vấn đề khá quan trọng mà mọi gia đình nên lưu tâm. Vì mùa hè, thời tiết nóng và nhiều vi khuẩn làm cho thực phẩm của chúng ta mau hỏng hơn bình thường. Thực phẩm hỏng, nhanh ôi thiu trong mùa hè, có thể được xem là một trong các yếu tố làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao nhất. Để phòng tránh, bạn nên áp dụng 5 quy tắc cơ bản khi chọn và chế biến thực phẩm như dưới đây.

banner ads

An toàn thực phẩm mùa hè cần được coi trọng
An toàn thực phẩm mùa hè luôn cần phải được quan tâm và coi trọng, nắm 5 quy tắc cơ bản liên quan, bạn sẽ giúp gia đình tránh được ngộ độc thực phẩm. Ảnh Internet

1. Ướp thêm gia vị vào thực phẩm - một trong các quy tắc quan trọng giúp thực phẩm của bạn giữ được lâu hơn

1.1 Dùng các gia vị trong khi ướp hoặc chế biến thức ăn

Đặc tính của gia vị là có thể chống oxy hóa làm giảm, làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm. Các gia vị như thì là, ớt, nghệ, các loại lá thơm, tiêu,...sẽ góp phần làm cho thực phẩm của bạn giữ được lâu hơn. Vì vậy, hãy tùy vào loại thực phẩm và món ăn, bạn hãy tận dụng gia vị khi ướp hoặc chế biến thức ăn, để giúp thức ăn ngon lâu hơn.

Gia vị
Gia vị có thể góp phần giúp thực phẩm tươi và lâu hỏng hơn trong mùa hè. Ảnh Internet

1.2 Tác dụng của giấm và nước cốt chanh

Bạn có thể thêm giấm hoặc nước cốt chanh vào danh mục gia vị ướp thực phẩm nhất là thịt - là một cách làm hay. Theo các nghiên cứu người ta khẳng định, giấm hoặc nước cốt chanh sẽ giúp cho các món thịt của bạn trở nên an toàn hơn.

Theo tiến sỹ Melvin Hunt thuộc Đại học Bang Kansas, gia vị ướp có axit sẽ làm chậm sự phát triển của vi khuẩn ở thịt. Vấn đề là chúng ta nên làm cho đúng cách là nên để trong tủ lạnh chứ không phải để ngoài bếp.

Ướp thịt với nước cốt chanh
Nước cốt chanh giúp giữ thực phẩm lâu hư hơn. Ảnh Internet

1.3 Nhiệt độ chế biến thực phẩm

Với các loại thịt như thịt gia cầm hoặc thịt viên thì khi ướp gia vị theo cách trên này có thể để hơn 2 ngày. Còn, với thịt heo, thịt bò và thịt cừu thì thời để được lâu hơn là 5 ngày.

banner ads

Và, khi nấu các thực phẩm đã ướp gia vị, chúng ta cũng cần phải nấu đúng cách thì mới loại bỏ bớt được vi khuẩn bám hoặc sản sinh trên bề mặt thực phẩm. Thông thường thực phẩm ướp gia vị rồi sẽ an toàn hơn khi nấu ở nhiệt độ ít nhất từ 63 độ C trở lên tùy vào từng loại thực phẩm. Ví dụ cá nấu chín ở nhiệt độ 63 độ C, thịt bò xay cần nấu chín ở nhiệt độ 71 độ C, thịt gà nấu chín ở nhiệt độ 74 độ C,...

Nấu đúng nhiệt độ
Nấu đúng nhiệt độ để bảo đảm loại bỏ bớt vi khuẩn trên bề mặt thực phẩm. Ảnh Internet

2. Rửa thật kỹ các loại rau lá xanh

Vào mùa hè, việc sử dụng các loại rau lá xanh rất được ưa chuộng, nhất là việc dùng các loại rau có thể ăn tươi sống như rau mầm, rau xà lách để làm salad. Việc dùng các loại rau này cần phải rất cẩn trọng. Bạn nên sơ chế kỹ lưỡng. Hãy rửa rau dưới vòi nước cho sạch, có thể ngâm qua nước muối loãng hoặc các dung dịch làm sạch để loại bỏ vi khuẩn.

  • Nếu bạn trộn salad ngay, hãy đảm bảo rau đã khô ráo, nên để vào ngăn mát tủ lạnh ít nhất 2 tiếng trước khi chế biến sẽ an toàn hơn.
  • Nếu bạn chưa sử dụng ngay, hãy rửa rau sạch, để ráo hoặc thấm khô bằng khăn hoặc khăn giấy cất ngan mát tủ lạnh trong vòng 2 giờ đồng hồ kể từ khi mua. Và bảo quản rau kỹ, bạn có thể giữ rau tươi an toàn và sử dụng trong vòng 1 tuần.
Rửa lá rau thật kỹ
Rửa lá rau xanh thật kỹ lưỡng trước khi chế biến. Ảnh Internet

3. Giữ thực phẩm ở nhiệt độ đủ an toàn

  • Khi mua thực phẩm, bạn nên lưu ý những yêu cầu về nhiệt độ với việc bảo quản thực phẩm . Không chỉ bảo đảm yêu cầu nhiệt độ khi cất trữ mà ngay cả đoạn đường bạn di chuyển.
  • Với các thực phẩm cần giữ lạnh hoặc dễ hay nhanh hỏng ở nhiệt độ phòng, nếu mua về sử dụng bạn cần xem xét chặng đường từ cửa hàng/ siêu thị nơi mua chúng về nhà. Nếu đoạn đường xa, bạn cần sử dụng túi cách nhiệt, túi làm mát,...để giữ thực phẩm an toàn suốt chặng đường đi.
  • Nếu bạn mua các loại thực phẩm như trên để phục vụ các chuyến dã ngoại hoặc cần vận chuyển từ nơi này đến nơi khác, ngoài yêu cầu có các loại túi cách nhiệt hay làm mát, bạn tránh để túi thực phẩm trong cốp xe vì nhiệt độ nóng ấm trong cốp dễ làm cho thực phẩm mau bị ôi thiu.
Giữ thực phẩm đúng nhiệt độ yêu cầu
Giữ thực phẩm ở nhiệt độ đủ an toàn. Ảnh Internet

4. Bảo đảm dụng cụ và khu vực chế biến thức ăn luôn sạch

  • Tất cả các dụng cụ phục vụ cho việc nấu nướng từ nồi niêu xoong chảo, đến dao thớt,...đều phải được rửa thật kỹ. Mặt bàn nơi bạn sơ chế thực phẩm cũng cần được lau sạch. Bồn rửa hay chậu rửa cũng thế. Đặc biệt, các loại búi rửa chén bát của bạn, bạn nên thường xuyên ngâm với nước sôi và giặt sạch để đảm bảo loại bỏ tối đa vi khuẩn bám dính ở đó.
  • Với chén bát bạn cũng thường xuyên ngâm và tráng lại nước sôi. Cách làm này cũng hạn chế tối đa được lượng vi khuẩn có thể còn sót lại sau quá trình chúng ta rửa. Thêm vào đó, hãy thường xuyên thay búi rửa chén mới. 
Lau bàn bếp sạch sẽ
Lau bàn bếp sạch sẽ. Ảnh Internet

5. Kiểm tra kỹ nhãn mác, tình trạng các loại thực phẩm đóng hộp và đóng gói

  • Với các loại thực phẩm đóng hộp, bạn nên chọn các loại có ngày ngày sản xuất mới nhất. Bảo đảm các loại mình chọn hộp còn nguyên vẹn không rách nhãn, không bị móp, méo,...
  • Với các loại thực phẩm đóng gói, bạn cũng cần chọn các loại có ngày đóng gói mới nhất. Màu sắc thực phẩm trong gói phải còn tươi bảo đảm không dập nát hoặc có màu không tươi. Thêm vào đó, nếu là những túi thực phẩm đóng tuyết bạn cũng nên tránh, vì có thể đây là thực phẩm đóng gói đã từng để ở nhiệt độ thường, sau đó để đông lạnh lại, hoặc là thực phẩm đã đóng gói từ khá lâu.
Kiểm tra nhãn đồ hộp
Kiểm tra kỹ nhãn mác và tình trạng của đồ hộp, thực phẩm đóng gói. Ảnh Internet

Với 5 quy tắc cơ bản nhưng rất đơn giản như đã đề cập, không khó để chúng ta thực hiện góp phần tăng độ an toàn thực phẩm mùa hè phải không nhỉ. Chuyên mục Món ngon hy vọng, bạn sẽ lưu tâm các quy tắc này và đem vào áp dụng khi lựa chọn, bảo quản cũng như chế biến thực phẩm để bảo vệ gia đình ta khỏi tình trạng ngộ độc thực phẩm khá phổ biến và dễ gặp như hiện nay, nhất là đang ở mùa hè mùa nóng - được xem thời điểm dễ bị ngộ độc thực phẩm nhất.

Nguồn tham khảo: NCBI, BPHC, Food Safety và RD

Cát Lâm tổng hợp và lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI