Cách phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và bệnh lý ở trẻ

Đa phần trẻ em đều gặp chứng ra mồ hôi trộm, vậy triệu chứng này có nguy hiểm cho sức khỏe của bé hay không? Xin mời tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

banner ads

Dấu hiệu nhận biết

8152-tre-do-mo-hoi-2.jpg

Mồ hôi trộm là hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể thể thường gặp ở trẻ nhỏ.

Các bác sĩ cho biết mồ hôi trộm là hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể thể thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do cơ thể tự điều chỉnh thân nhiệt nên dẫn đến việc ra mồ hôi trộm.

Mồ hôi trộm được chia làm hai dạng đó là mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý.

banner ads

Mồ hôi trộm sinh lý

Thân nhiệt của trẻ em luôn cao hơn người lớn, vì thế để giữ thân nhiệt ổn định cơ thể trẻ sẽ tự điều chỉnh nhiệt độ nên dẫn đến tình trạng ra mồi hôi trộm. Ra mồ hôi trộm sinh lý thường xuất hiện ở đầu, cổ khi trẻ đi ngủ diễn ra trong khoảng từ 30 phút cho đến 1 giờ đồng hồ là mất hẳn.

Các bác sĩ nhi khoa cho biết, trẻ bị mồ hôi trộm sinh lý không đáng lo ngại, vì không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên cần lưu ý, mẹ nên lau khô mồ hôi để tránh viêm họng cho trẻ.

Mồ hôi trộm bệnh lý

8151-tre-do-mo-hoi-3.jpg

Trẻ ra mồ hôi nhiều ở đầu kèm theo quấy khóc trong lúc bú hoăc ngủ thường do bệnh lý.

Thường xuất hiện ở những trẻ bị bệnh còi xương, lao sơ nhiễm…Biểu hiện của bệnh là trẻ thường ra mồ hôi rất nhiều ở đầu kèm theo quấy khóc khi trẻ bú hoặc khi chuẩn bị vào giấc ngủ, đồng thời có các dấu hiệu khác như thóp bé liền chậm, ngực mình gà, xương to, chân vòng kiềng. Hay trẻ có các biểu hiện của bệnh lao sơ cấp như: ho kéo dài, tổn thương phổi, ăn hay nôn ói…

Khi trẻ có các biểu hiện của ra mồ hôi bệnh lý, nếu để lâu và không chăm sóc đúng cách trẻ sẽ bị mất nước và nguy hiểm cho sức khỏe của con. Do vậy, nếu trẻ có biểu hiện ra quá nhiều mồ hôi, cần cho trẻ uống thật nhiều nước và nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Để các có phương cách điều trị phù hợp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra như: trẻ bị kiệt sức, viêm đường hô hấp nặng, viêm phổi, viêm phế quản…

Cách chăm sóc trẻ bị ra mồ hôi trộm

- Để đề phòng mất nước, khi trẻ bị ra mồ hôi trộm mẹ cần cho con uống thật nhiều nước. Nếu trẻ chưa đến tuổi ăn dặm có thể cho con bú nhiều hơn.

- Ngoài ra, nếu để mồ hôi nhiều trẻ dễ bị viêm đường hô hấp nên các mẹ nhớ dùng khăn lau sạch mồ hôi, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, chất liệu có thể thấm mồ hôi càng tốt. Bên cạnh đó, nên giữ cho không gian sống của trẻ luôn thoáng mát.

8153-tre-do-mo-hoi-4.jpg

Tắm cho trẻ bằng nước ấm để hạn chế mồ hôi trộm.

- Tắm cho trẻ bằng nước ấm, hạn chế cho trẻ uống sữa nóng vì có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể của trẻ dẫn đến ra mồ hôi trộm.

- Tránh cho trẻ nằm ở trên chiếu ni lông, hoặc nệm bằng chất liệu nhựa. Tốt nhất nên trẻ nằm ở miếng lót mềm mại có khả năng hút ẩm cao.

- Ngoài ra, nên cho con ăn nhiều thực phẩm có tình hàn như: rau má, cải ngọt, bí đao, thanh long, cam … hạn chế ăn đồ nóng, cay, nhiều dầu mỡ, các loại trái cây có tính nóng như: mít, nhãn, xoài…

Yeutre.vn

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI