1. Về dưa leo
Dưa leo cùng họ với dưa hấu và bí ngô, là một trong những loại thực phẩm phổ biến. Loại quả này rất được ưa chuộng sử dụng trong thực đơn hàng ngày của các gia đình. Dưa leo đặc biệt được tiêu thụ rất nhiều trong những ngày nóng hoặc mùa hè.
Dưa leo được dùng theo 2 dạng phổ biến:
- Dưa lớn : được cắt lát ăn tươi, làm salad hoặc xào nấu. Loại dưa lớn này thường vỏ mịn, nhiều nước vị thanh nhẹ.
- Dưa nhỏ : là loại được sử dụng để muối chua. Loại dưa này bao gồm cả vỏ mịn hoặc có về sần hay gai ở vỏ. Dưa nhỏ này đôi lúc vị có thể hơi đắng một chút và ít nước hơn dưa lớn.
2. Dinh dưỡng của dưa leo
Dưa leo cũng được xếp vào một trong những thực phẩm siêu dinh dưỡng. Dưa leo có lượng calo rất thấp nhưng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng.
Một quả dưa leo khoảng 300g chưa gọt vỏ chứa lượng dinh dưỡng như sau:
- Calo: 45
- Carbs: 11g
- Protein: 2g
- Vitmain C: 14% RDI
- Vitamin K: 62% RDI
- Magie: 10% RDI
- Kali: 13% RDI
- Magan: 12% RDI
Trong đó RDI (Reference Daily Intake) là mức tiêu thụ hàng ngày tham khảo hay khẩu phần hàng ngày tham khảo.
Ngoài ra, dưa leo có hàm lượng nước cao. Trên thực tế, dưa leo được tạo thành từ khoảng 96% nước.
Để tận dụng tối đa hàm lượng dinh dưỡng của dưa leo, thường bạn sẽ được khuyên là dùng cả vỏ. Vì, vỏ dưa leo chứa một lượng chất xơ đáng kể, cũng như một số vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, để an toàn, bạn nên rửa thật sạch và ngâm qua nước muối loãng để đảm bảo dưa đủ sạch trước khi dùng.
3. 7 công dụng của dưa leo bạn nhất định nên biết
3.1. Công dụng của dưa leo điển hình nhất - Giúp ngăn ngừa mất nước
Như chúng ta thấy đề cập ở trên, dưa leo là loại quả cực kỳ nhiều nước. Hơn thế, dưa leo còn chứa các chất điện giải quan trọng. Các chất điện giải này có thể giúp chúng ta ngăn ngừa mất nước hiệu quả.
Đối với những người không bảo đảm uống đủ nước, thậm chí là không thích uống quá nhiều nước thì có thể uống nước dưa leo. Để loại nước này thêm hấp dẫn, bạn có thể thêm vào một vài lá bạc hà để tăng mùi thơm cho thức uống khá thân thiện này.
Như vậy, với tác dụng này của dưa leo, chúng ta có thêm nước điện giải tự nhiên nữa ngoài nước dừa cho mùa nóng này rồi. Dùng dưa leo xen kẽ trong danh sách thức uống cho ngày nóng, hẳn giảm đi không ít băn khoăn của nhiều người, về việc uống nước dừa mỗi ngày có tốt không , có sao không nữa rồi!
3.2. Dưa leo tốt cho sức khỏe của xương
Dưa leo có chứa lượng vitamin K đáng kể. Mà, vitamin K có thể giúp đông máy và hỗ trợ sức khỏe của xương.
Theo Bộ Nông nghiệm Hoa Kỳ (USDA), mộ ly nước dưa chuột (không gọt vỏ) khoảng 142g có thể cung cấp 10.2mcg (microgam) vitamin K.
Trong khi đó:
- Nữ giới từ 19 tuổi trở lên cần 90mcg vitamin K/ ngày
- Nam giới từ 19 tuổi trở lên cần 120mcg vitamin K/ ngày
Dưa leo cũng chứ 19.9mg (miligam) canxi. Trong khi đó, người trưởng thành cần 1.000-2.000mcg canxi/ ngày.
Chúng ta cũng nên biết rằng, vitamin K giúp cải thiện sự hấp thụ canxi. Sự xuất hiện cùng nhau của cả 2 loại này đều góp phần tích cực cho sức khỏe của xương. Và, dưa leo thì có đủ và thậm chí là lượng đáng kể. Điều này cũng khiến chúng ta có lý do để thường xuyên sử dụng dưa leo hơn.
3.3. Tác dụng phòng tránh ung thư
Theo nghiên cứu, trong dưa leo có chứa cucurbitacon. Chất này có thể giúp ngăn ngừa ung thư bằng cách ngăn chặn các tế bào ung thư sinh sản.
Bên cạnh đó, một ly dưa chuột khoảng 133g (không bỏ vỏ) có thể cung cấp 1g chất xơ. Trong khi đó, chất xơ có thể giúp chúng ta phòng chống ung thư đại trực tràng.
3.4. Công dụng của dưa leo - Tốt cho tim mạch
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) cho rằng, chất xơ có thể giúp quản lý cholesterol và ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch.
Thêm vào đó, chất cucurbitacon trong dưa leo cũng có thể giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
3.5. Tốt cho người có bệnh tiểu đường
Theo nghiên cứu, dưa leo có thể đóng một vai trò nhất định trong việc kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Vì, dưa leo có chứa các chất có thể giúp hạ đường huyết hoặc ngăn đường huyết tăng quá cao.
Có một giả thiết còn cho rằng, cucurbitacon trong dưa leo có thể giúp điều chỉnh giải phóng insulin và chuyển hóa glycogen ở gan - một loại hormone chủ chốt trong quá trình xử lý đường trong máu.
Ngoài ra, chất xơ trong dưa leo cũng góp phần ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường type 2.
Cuối cùng, các nghiên cứu cũng cho biết, dưa leo có điểm thấp về chỉ số đường huyết. Điều này có nghĩa là, dưa leo cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu mà không thêm carbohydrate có thể làm tăng đường huyết.
3.6. Công dụng của dưa leo - Giúp giảm cân hiệu quả
Vì hàm lượng calo khá thấp lại nhiều nước, dưa leo cũng là một trong những lựa chọn giúp giảm cân cực kỳ hiệu quả.
Một phần ăn bình thường khoang 104g có thể chứa 16 calo. Trong khi, 300g dưa leo chỉ chứa 45 calo. Điều này có nghĩa là, bạn có thể dùng dưa leo nhiều gấp 3 lần khẩu phần bình thường nhưng không thêm calo và đương nhiên không dẫn tới tăng cân.
3.7. Công dụng của dưa leo - Chăm sóc da cực tốt
Hầu hết chúng ta không còn lạ với công dụng này của dưa leo phải không nhỉ. Dưa leo được dùng để đắp mặt nạ khá phổ biến. Vì, các chất dinh dưỡng từ dưa leo có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe của làn da.
Dưa leo có thể giúp làm mát, làm dịu làn da, giảm sưng và giảm kích ứng. Dưa leo có thể làm giảm bớt cháy nắng. Hay khi đắp lên mắt, chúng có thể giúp giảm bọng mắt bị sưng khi chúng ta ngủ dậy.
Dưa leo an toàn hầu như cho tất cả các làn da. Tuy nhiên, để an toàn thì chúng ta cũng nên dùng một lượng nhỏ trước để xem da có phản ứng gì hay không, rồi mới nên sử dụng tiếp.
4. Sử dụng và lưu trữ dưa leo như thế nào
4.1. Sử dụng dưa leo
Cách dùng dưa leo phổ biến nhất là dùng để ăn tươi, làm salad. Trước khi dùng, bạn có thể ngâm nước muối, sau đó rửa sạch lại. Có thể gọt vỏ đi hoặc không tùy ý. Nếu muốn giảm lượng nước ở dưa để làm món ăn không bị chảy nước, bạn có thể vắt bớt nước ở dưa leo đi.
Ngoài dùng tươi, trộn salad, dưa leo cũng có thể kết hợp với một số món ăn như xào, hoặc nấu chín. Vì dưa leo cũng khá nhanh chín mềm, nên để có độ giòn ngon, thường khi chế biến, bạn sẽ cho dưa vào sau cùng trước khi tắt bếp.
4.2. Lưu trữ dưa leo
Thông thường, chúng ta sẽ không chọn những quả dưa leo vàng, có những chỗ bị vết lõm hoặc đầu trái dưa bị héo. Vì đây là những trái già và không còn tươi ngon nữa.
Muốn để dưa được lâu, bạn hãy chọn những quả có màu sáng, cầm chắc tay, màu xanh đậm và cỡ trái vừa đừng quá to. Những trái có vết xước hoặc vết dập bạn cũng không nên chọn. Vì những trái này sẽ không bảo quản được lâu rất nhanh chóng bị hư.
Sau khi chọn được dưa ngon, bạn bọc dưa vào giấy ăn vè để vào ngăn mát tủ lạnh. Thời gian bảo quản dưa leo có thể được 1 tuần.
Bạn thấy đấy, công dụng của dưa leo không chỉ dừng ở việc cho chúng ta các món ăn thanh mát, làm dịu cái nóng. Nay đã biết thêm các lợi ích tuyệt vời của dưa leo, Chuyên mục Sức khỏe của Yeutre.vn tin rằng bạn và gia đình sẽ tích cực sử dụng dưa leo hơn, không chỉ riêng trong những ngày nắng, mùa hè.
Theo Healthline, Medical News Today & WebMD
Cát Lâm tổng hợp