Phòng tránh 3 bệnh viêm nhiễm vùng kín thường gặp trong thai kỳ

Hệ miễn dịch suy yếu là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ mắc các chứng viêm nhiễm khi mang thai. Nếu hiểu rõ về chúng mẹ sẽ có sự can thiệp kịp thời khi mắc phải để phòng tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

banner ads

Dưới đây là những thông tin cho mẹ!

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs)

UTIs là dạng nhiễm trùng phổ biến nhất ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân do hormone progresterone tăng cao làm giãn đường tiết niệu khiến dòng chảy của nước tiểu chậm lại và tạo ra khoảng thời gian cho vi khuẩn phát triển, xâm nhập.

Khi vi khuẩn di chuyển từ bên ngoài (thường là từ trực tràng) vào niệu đạo và phát triển ở đây sẽ gây hiện tượng nhiễm trùng. Nếu không được kiểm soát, chúng có thể lây lan và gây viêm bàng quang.

17752-c2.jpg
Xét nghiệm nước tiểu là cách chính xác để biết mẹ có bị viêm đường tiết niệu hay không.

banner ads

Khi bị viêm bàng quang mẹ có thể cảm thấy: đau, buốt khi đi tiểu, tiểu són, đau vùng xương chậu hay bụng dưới, nước tiểu có mùi hôi và màu đục.

Viêm bàng quang rất nguy hiểm có thể khiến mẹ sinh non. Do đó, mẹ bầu nên nhanh chóng đi khám và điều trị. Khi được điều trị bằng thuốc kháng sinh mẹ nên uống đủ theo toa không nên bỏ giữa chừng.

Để chắc chắn mình không bị vi khuẩn tấn công vào niệu đạo, mẹ nên gởi mẫu nước tiểu để xét nghiệm trong lần khám thai đầu tiên.

Nhiễm khuẩn âm đạo do vi khuẩn (BV)

BV là chứng bệnh nhiễm trùng đường sinh dục được gây ra bởi chính một loại vi khuẩn có sẵn trong âm đạo. Số lượng vi khuẩn này rất ít.

Những triệu chứng cho thấy mẹ đã bị mắc BV là dịch âm đạo có mùi hôi tanh, màu trắng hay xanh và thường loãng. Da quanh vùng âm hộ có thể bị kích ứng, gây nên ngứa ngáy xung quanh và cả âm đạo. Tuy vậy cũng có đến 50% các trường hợp viêm nhiễm không có dấu hiệu rõ rệt để nhận biết.

Nếu mẹ đã bị nhiễm khuẩn âm đạo trước đó thì bệnh dễ tái phát nếu giao hợp trong thai kỳ mà không sử dụng bất cứ dụng cụ bảo vệ nào.

BV làm tăng nguy cơ sinh non và vỡ màng ối sớm.

Để có thể xác định được nguy cơ này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra hàm lượng vi khuẩn này trong âm đạo và tiến hành điều trị bằng kháng sinh nếu phát hiện được bệnh.

Nhiễm nấm âm đạo

17751-c1.jpg
Thường xuyên thăm khám trong thai kỳ giúp mẹ bầu sớm phát hiện và điều trị các bệnh viêm nhiễm.

Nhiễm nấm âm đạo là một dạng nhiễm trùng âm đạo, đặc biệt phổ biến khi mẹ mang thai. Bệnh do loại nấm có tên candida gây nên, chúng tồn tại trong âm đạo của 1/3 phụ nữ và gây viêm nhiễm khi phát triển quá mức, lấn át các loại vi sinh khác tại đây. Glycogen, một chất giúp cho loại nấm này phát triển, cũng được sản sinh ra nhiều hơn dưới tác động của sự thay đổi hormone estrogen ở mẹ bầu. Hơn nữa, chính estrogen cũng có tác dụng khiến loài nấm này phát triển mạnh mẽ và bám tốt vào thành âm đạo.

Nhiễm nấm âm đạo không gây hại cho bé khi bé còn trong bụng mẹ. Thế nhưng chúng dễ dàng lây sang cho bé khi mẹ lâm bồn. Nấm gây nên bệnh tưa miệng, hay còn gọi là đẹn ở trẻ sơ sinh. Tuy vậy, nếu bé khỏe mạnh thì việc trị bệnh này không quá khó khăn.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI