Phân trẻ sơ sinh và tình trạng sức khỏe của bé - những lưu ý hay mẹ nên biết

Thật sự sẽ không dễ chịu gì khi bàn về vấn đề "phân trẻ sơ sinh". Nhưng, thực tế việc kiểm tra “nội dung” trong tã lót của bé là 1 trong những cách tốt nhất để biết được tình trạng sức khỏe của con.

banner ads

1. Về tình trạng phân của trẻ sơ sinh

  • Khi mới chào đời, bé sẽ thải ra phân su, nó thường dính và màu đen hơi xanh.
  • Sau vài ngày, phân của bé sẽ chuyển sang màu vàng hoặc màu mù tạt. Phân của bé bú sữa mẹ thường lỏng và ít mùi trong khi phân của bé bú sữa công thức thường đặc hơn, màu sậm hơn và mùi cũng nặng hơn.
  • Một số loại sữa công thức có thể làm cho phân của bé có màu xanh đậm. Nếu bạn chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức, bạn sẽ thấy phân của bé trở nêm sậm hơn và đặc hơn.
Trẻ bú mẹ và trẻ bú sữa cọng thức sẽ có tình trạng phân khác nhau.
Trẻ bú mẹ và trẻ bú sữa cọng thức sẽ có tình trạng phân khác nhau. Ảnh Internet

2. Bao lâu thì bé đi nặng 1 lần?

Một số bé thường đi ị sau mỗi cữ ăn. Một số bé khác, đặc biệt là những bé bú sữa mẹ có thể nhiều ngày có khi tới cả tuần không ị.

Cả hai trường hợp trên đều là tình trạng bình thường. Việc bé căng thẳng hay khóc mỗi lần “đi nặng” cũng là hiện tượng bình thường. Chừng nào phân của bé vẫn mềm, nghĩa là bé không bị táo bón, kể cả khi bé không ị trong một thậm chí vài ngày.

3. Tình trạng phân của bé thay đổi có phải là bình thường không?

Mỗi ngày, hoặc mỗi tuần, phân của bé có thể rất khác nhau. Tuy nhiên nếu bạn nhận thấy có bất kì thay đổi bất thường nào như phân của bé đột nhiên rất nặng mùi, rất lỏng hoặc rất cứng, phân của bé màu xanh, phân của bé có chứa dịch nhầy , đặc biệt nếu có lẫn máu thì bạn phải nói chuyện với bác sỹ ngay.

Nếu phân của bé có màu trắng nhạt thì đó có thể là biểu hiện của bệnh vàng da. Nếu bạn thấy lo lắng, hãy nói chuyện với nữ hộ sinh hoặc y tá.

Nếu bạn thấy lo lắng về tình trạng phân của con, hãy nói chuyện với y tá hoặc bác sỹ.
Nếu bạn thấy lo lắng về tình trạng phân của con, hãy nói chuyện với y tá hoặc bác sỹ. Ảnh Internet

4. Bệnh tiêu chảy

4.1 Đối với trẻ sơ sinh

Hầu hết trẻ sơ sinh thỉnh thoảng đều đi phân lỏng. Phân của các bé bú sữa mẹ thường lỏng hơn các bé bú sữa công thức. Tiêu chảy là khi bé thường xuyên đi phân lỏng như nước.

Nguyên nhân của bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có thể do nhiễm trùng và có thể kèm theo nôn mửa và thường được gọi là viêm dạ dày – ruột. Nó thường do virus gây ra, chẳng hạn như virus Rota.

Nếu bé tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình hoặc người khác (ví dụ như ở nơi chăm trẻ) mà bị viêm dạ dày – ruột, thì bạn hãy yêu cầu họ rửa tay bằng xà phòng nước dưới vòi nước ấm, và lau khô tay, một cách thường xuyên. Hãy giữ nhà vệ sinh sạch sẽ và giặt khăn tắm, khăn lau thường xuyên. Đối với các bé bú sữa công thức, hãy đảm bảo bình sữa được tiệt trùng một cách cẩn thận.

Tiêu chảy và nôn mửa sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn cho trẻ sơ sinh so với các bé lớn vì trẻ sơ sinh rất dễ bị mất chất lỏng khỏi cơ thể và trở nên mất nước. Bé sẽ trở nên lờ đờ, cáu kỉnh, khô miệng và nhợt nhạt. Nếu bé bị mất nước bé cũng sẽ bị mất nhiều điện giải. Bé có thể bỏ bú. Tuy nhiên rất khó để định lượng lượng điện giải bé đã bị mất đi do bị tiêu chảy.

Tiêu chảy là khi bé đi phân lỏng như nước và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra
Tiêu chảy là khi bé đi phân lỏng như nước và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Ảnh Internet

Nếu bé bị mất nước bé sẽ cần bổ sung chất lỏng cho cơ thể. Bạn có thể mua loại chất lỏng bù điện giải qua đường uống tại nhà thuốc hoặc dược sỹ, nhưng tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sỹ.

Khi nào bạn cần đưa bé đến gặp bác sỹ

Bạn cần lập tức tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc y tá nhi khi thấy bé đi tiêu chảy 6 lần hoặc hơn trong vòng 24 giờ, hoặc bé bị nôn mửa 3 lần hoặc hơn trong vòng 24 giờ. Nếu bé không khỏe (lờ đờ, bú ít, sốt nhẹ hoặc đi tiểu ít), hoặc tình trạng nôn mửa kéo dài hơn 1 ngày, bạn cũng cần liên lạc trực tiếp với bác sỹ ngay.

Tham khảo chung

- Cho bé uống thêm chất lỏng. Sau khi tham khảo ý kiến của dược sỹ hoặc bác sỹ, hãy cho bé uống thêm loại nước bù điện giải giữa các cữ bú hoặc sau khi bé đi ngoài.

- Không được ngưng cho bé bú. Và hãy cho bé uống thêm chất lỏng (sữa hoặc nước bù điện giải)

- Hãy đảm bảo các thành viên trong gia đình thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm để tránh lây nhiễm.

- Không dùng khăn chung.

- Không cho bé uống thuốc để cầm ói hoặc tiêu chảy. Chúng sẽ không có tác dụng và có thể gây hại cho bé.

- Không đưa bé đến hồ bơi trong 2 tuần sau khi bé bị tiêu chảy.

- Tránh cho bé tiếp xúc với các bé khác cho đến khi bé khỏi tiêu chảy.

Khi con tiêu chảy, mẹ cần cho bé bú nhiều hơn để bé không mất nước.
Khi con tiêu chảy, mẹ cần cho bé bú nhiều hơn để bé không mất nước. Ảnh Internet

4.2 Đối với bé đã biết đi và các bé lớn hơn

Một số trẻ ở giữ độ tuổi 1 và 5 bị tình trạng đi phân lỏng thường xuyên và có mùi và có thể nhận thấy một số loại thực phẩm trong phân như cà rốt hay đậu hà lan. Thường những đứa trẻ này khỏe mạnh và phát triển bình thường, và bác sỹ không thể tìm ra nguyên nhân của tình trạng này. Loại tiêu chảy này được gọi là “tiêu chảy ở tuổi mới biết đi”.

  • Bạn hãy liên lạc với bác sỹ nếu trẻ bị các tình trạng sau:

- Trẻ tiêu chảy và nôn mửa cùng một lúc

- Trẻ đi tiêu chảy dạng nước có lẫn mãu, hoặc tình trạng kéo dài hơn 2 hoặc 3 ngày

- Trẻ bị đau bụng nặng hoặc liên tục

  • Nếu trẻ không bị những tình trạng như trên thì tiêu chảy thường không đáng lo ngại. Hãy cho trẻ đồ uống sạch để bù lại lượng chất lỏng bị mất và chỉ cho trẻ đồ ăn nếu trẻ muốn.
  • Không cho trẻ uống nước trái cây hoặc nước ép vì chúng có thể gây ra tiêu chảy.
  • Thuốc chống tiêu chảy có thể gây hại cho trẻ, nên không cho trẻ dùng những loại này. Thay vào đó hãy cho trẻ loại nước bù điện giải bằng đường uống (nên tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc dược sỹ).
Tham khảo ý kiến của dược sỹ hoặc bác sỹ nếu bạn cho trẻ uống nước bù điện giải.
Tham khảo ý kiến của dược sỹ hoặc bác sỹ nếu bạn cho trẻ uống nước bù điện giải. Ảnh Internet
  • Bạn có thể hạn chế sự lây lan bằng cách cho trẻ dùng khăn riêng đồng thời nhắc nhở người nhà thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Không cho trẻ đi học lại ít nhất 48 giờ sau khi trẻ khỏi tiêu chảy hoặc hết nôn mửa.
  • Không cho trẻ đi bơi trong ít nhất 2 tuần sau khi trẻ khỏi tiêu chảy .

Theo Pregnancy Birth Baby

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI