Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên xử lý như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy dễ dẫn đến tình trạng mất nước và thiếu nước nhanh chóng. Điều này cực kỳ nguy hiểm cho bé, nhất là chứng tiêu chảy lại kèm theo sốt, nôn ói. Vì vậy, ba mẹ nên trang bị thêm những kiến thức nhất định liên quan đến bệnh tiêu chảy ở trẻ, để có cách bảo vệ và xử lý kịp thời.

banner ads

Trong các bệnh dẫn đến tử vong cho trẻ em thì tiêu chảy là nguyên nhân đứng thứ 2. Trong đó, các ca tử vong do tiêu chảy chiếm đến 80 % ở trẻ sơ sinh. Các mẹ hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề trẻ sơ sinh bị tiêu chảy qua bài viết sau.

trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Tiêu chảy cũng là nguyên nhân dẫn đến tử vong cho trẻ sơ sinh - Ảnh Internet

1. Dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trẻ sơ sinh dễ bị bệnh tiêu chảy do hệ tiêu hoá của bé con non nớt, dễ phản ứng với những thay đổi từ thức ăn. Trẻ sơ sinh thường chủ yếu bú mẹ hoặc uống sữa nên phân của bé thường có dạng lỏng, thậm chí nhiều khi còn sủi bọt, có chất nhầy.

Phân của trẻ bú mẹ thường có màu vàng, sền sệt có mùi chua. Phân của trẻ dùng thức ăn nhân tạo thường có màu vàng nâu như đất sét hoặc có màu xanh, mùi thối, rắn hơn phân của trẻ bú mẹ, đôi khi thành khuôn.

phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Phân trẻ bú mẹ và bú sữa công thức sẽ khác nhau - Ảnh Internet

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Chủ yếu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do những nguyên nhân chính sau đây:

2.1 Nhiễm trùng đường ruột

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do nhiễm trùng đường ruột là nguyên nhân phổ biến nhất. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng đường ruột do virus, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn. Virus gây tiêu chảy ở một số trẻ có thể tự khỏi và không cần điều trị. Những trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn có thể được chữa bằng kháng sinh. Các trường hợp trẻ bị tiêu chảy khác là do nhiễm ký sinh trùng có trong nước pha sữa công thức.

2.2 Dị ứng thực phẩm

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có thể bị dị ứng với protein có trong sữa công thức, hoặc dị ứng với thức ăn, đặc biệt là thức ăn đóng hộp, khi mẹ bắt đầu tập cho bé ăn dặm, dẫn đến tiêu chảy.

2.3 Khả năng tiêu hóa thức ăn kém

Một số trẻ có vấn đề về đường tiêu hóa khi dung nạp một số loại thức ăn. Dưỡng chất có trong các loại thức ăn này không đi được vào máu mà nằm lại trong ruột, dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu chất, dạ dày khó tiêu hóa, gây nên đau bụng, tiêu chảy.

bé ngồi bô nghịch cuộn giấy
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt nên dễ khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy - Ảnh Internet

2.4 Rối loạn tiêu hóa

Tiêu chảy thường được xem như hiện tượng rối loạn tiêu hóa bất thường ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng như vậy. Một số trẻ có thể bị tiêu chảy do hệ thống tiêu hóa của trẻ, bao gồm cả đường ruột lúc này vẫn còn non nớt và nhạy cảm với những thay đổi. Dù chỉ là thay đổi nhỏ từ sữa mẹ chuyển sang sữa công thức cũng có thể làm trẻ bị tiêu chảy, hay khi lần đầu tiên ăn dặm, bé cũng có thể bị hiện tượng này.

3. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhiều phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường bị mất lớp vi khuẩn có ích bảo vệ đường ruột. Vì vậy, cần phải bổ sung vi khuẩn có ích để bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân gây hại như vi rút, vi khuẩn có hại, ký sinh trùng, độc chất từ thức ăn…

Khi vừa phát hiện trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ cần áp dụng những cách xử lý sau để ngăn chặn triệt để căn bệnh này như:

  • Cho trẻ uống nhiều sữa hơn bình thường để bù vào lượng nước đã mất.
  • Cho trẻ uống 50-100 ml oresol (ORS) sau mỗi lần đi ngoài.
  • Cho trẻ uống thêm 100 – 200 ml nước sôi để nguội/ ngày.
  • Mẹ nên cung cấp thêm dinh dưỡng đủ nước, giàu vitamin, chất xơ và chất khoáng để đảm bảo chất lượng sữa và tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Vệ sinh hai tay sạch sẽ khi cho trẻ bú và khi thay tã cho trẻ.
  • Sử dụng men vi sinh để chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết.
mẹ thay tã cho bé
Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu sau 2 ngày không giản - Ảnh Internet

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu có những triệu chứng sau:

  • Bé bị tiêu chảy trên 2 ngày mà không giảm
  • Bụng trẻ đau khi ấn vào
  • Trẻ bị nôn và không thể ăn uống
  • Phân trẻ có lẫn máu
  • Trẻ bị sốt cao
  • Có dấu hiệu mất nước nặng: miệng, lưỡi khô khốc, mắt trũng hơn bình thường, khóc không có nước mắt

4. Cách phòng để trẻ sơ sinh không bị tiêu chảy

  • Mẹ cho bé bú cần chú ý giữ gìn vệ sinh khi ăn uống, bổ sung đủ nước, vitamin, chất xơ, chất khoáng cho bé trong chế độ ăn hàng ngày.
  • Mẹ cho bé uống sữa ngoài lưu ý sử dụng nguồn nước sạch khi pha sữa, rửa kỹ tay khi chăm sóc và cho trẻ ăn.
  • Không cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh bừa bãi, dễ gây nên tác dụng phụ là tiêu chảy.
bé và trái cây rau củ
Mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp với hệ tiêu hóa khi cho bé ăn - Ảnh Internet

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là điều không thể xem thường. Nếu tình trạng bị tiêu chảy của bé kéo dài không thuyên giảm, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con hoặc ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ. Vì thế, các mẹ nên chú ý trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ, để hạn chế tình trạng tiêu chảy xảy ra nhé. Chúc các bé luôn khỏe mạnh và mau lớn!

Ngọc Huyền tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI