Phân tích các ưu - nhược điểm ở từng tuổi mang thai khác nhau

Xu hướng kết hôn trễ hiện nay khiến cho độ tuổi mang thai của các chị em cũng có sự thay đổi. Theo các bác sĩ, độ tuổi sinh nở tốt nhất vẫn là từ 25 đến 30 tuổi. Tuy vậy, hiện nay tỷ lệ phụ nữ mang thai ở tuổi 35- 49 ngày càng nhiều.

banner ads

Ở mỗi độ tuổi mang thai khác nhau sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau, do đó các bà mẹ tương lai hãy tìm hiểu những thông tin dưới đây để quyết định độ tuổi mang thai phù hợp và an toàn nhé.

Mang thai trong độ tuổi 20

35213-6.jpg

Độ tuổi 20 là độ tuổi tốt nhất để mang thai.

20 là độ tuổi nữ giới rất khỏe mạnh và dễ dàng mang thai hơn bất kỳ thời gian nào. Hơn nữa, tỉ lệ sẩy thai cũng rất thấp, chỉ khoảng 10%. Nếu mang thai trong độ tuổi này, mẹ bầu cũng ít cần tới chăm sóc y tế đặc biệt. Đồng thời độ tuổi lý tưởng này của mẹ cũng giúp trẻ sinh ra ít bị mắc hội chứng Down hay các hội chứng do bất thường về nhiễm sắc thể. Và mẹ bầu trong độ tuổi này cũng sinh thường dễ dàng, ít khi phải chọn đẻ mổ.

Tuy vậy, bên cạnh những ưu điểm thì độ tuổi 20 khi mang thai cũng có những nguy cơ nhất định. Tăng huyết áp và albumin niệu là những triệu chứng cao hơn các khung tuổi khác khi mẹ mang thai ở tuổi này. Bé của bà mẹ ở tuổi 20 cũng thường cũng nhẹ cân hơn do mẹ bầu trẻ chưa biết cách chăm sóc hợp lý trong thai kỳ, vì vậy có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của bé sau này.

Mang thai trong độ tuổi 30

Độ tuổi 30 hiện nay được nhiều phụ nữ chọn để sinh con. Vì lúc này các mẹ thường đã độc lập về kinh tế và tự chủ hơn trong cuộc sống của mình, sức khỏe sinh sản đã đạt đến độ chín, các nguy cơ thai kỳ không nhiều hơn tuổi 20 là bao nhiêu.

35211-4.jpg

Bắt đầu từ tuổi 35 mẹ bầu cần chăm chút cho cơ thể nhiều hơn.

Tuy nhiên, khi mẹ bước vào tuổi 35, giai đoạn mang thai này lại là cột mốc đánh dấu các vấn đề rõ rệt về thai kỳ. Mẹ dễ bị sẩy thai hơn, tỷ lệ này tăng 20% so với các độ tuổi trẻ hơn.

Các xét nghiệm cần thiết cho mẹ bầu khi đã hơn 34 tuổi là xét nghiệm nước ối để tầm soát hội chứng Down. Mẹ bầu trên 35 tuổi cũng thường mắc các bệnh như đái tháo đường, sinh non hay các vấn đề về nhau thai, đặc biệt nhau tiền đạo. Tuy nhiên nhau tiền đạo có thể khắc phục bằng sinh mổ.

Mang thai ở độ tuổi 40

Mang thai ở độ tuổi 40 không hiếm gặp hiện nay. Nhưng đây không bao giờ là độ tuổi khuyến khích mẹ mang thai bởi các biến chứng thai kỳ ở độ tuổi này khá phức tạp. Có đến 50% mẹ bầu trong độ tuổi này khó thụ thai, chưa kể nguy cơ mắc các bệnh do bất thường ở nhiễm sắc thể của trẻ như bệnh Down cũng khá lớn. Tỷ lệ này tăng từ 1/100 ở độ tuổi 40 lên đến 1/30 ở độ tuổi 45. Mẹ bầu cũng có nguy cơ sẩy thai lên đến 50%.

Các biến chứng thai kỳ khác như đái tháo đường tăng gấp 3 lần so với độ tuổi 20. Các vấn đề trong quá trình sinh nở như mất co tử cung hay suy tim thai cũng dễ xảy ra nếu mẹ chọn sinh thường. Do vậy mẹ bầu lớn tuổi thường được chỉ định đẻ mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và cả bé.

35212-5.jpg

Những mẹ bầu ở độ tuổi 40 thường được chỉ định sinh mổ để an toàn.

Lời khuyên cho các bà mẹ

Mặc dù mỗi độ tuổi đều có những nguy cơ khác nhau. Nhưng nếu me bầu biết cách chăm sóc tốt sức khỏe thai kỳ thì vẫn có thể sinh mẹ tròn con vuông. Theo đó, mẹ nên chú ý những điều sau:

- Nên tuân thủ nghiêm ngặt và kỹ lưỡng các hướng dẫn điều trị hay chăm sóc của bác sĩ. Việc không nghe kỹ các hướng dẫn này có thể khiến cho mẹ bầu gặp phải những sự cố đáng tiếc đấy.

- Các dưỡng chất quan trọng là các loại vitamin, axit folic, canxi, sắt, omega 3 cần được bổ sung trước và trong thai kỳ hợp lý.

- Mẹ nên thăm khám thai thường xuyên để nắm được tình hình sức khỏe, kịp thời phát hiện và can thiệp các bất thường.

- Thực hiện chế độ nghỉ ngơi và vận động hợp lý, tốt nhất mẹ nên có lời khuyên từ bác sĩ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI