Nam giới cần chuẩn bị gì khi muốn lên chức bố

Con cái là "hoa trái" của cả bố và mẹ. Vì thế, công việc chuẩn bị cho một kế hoạch bầu bí không chỉ riêng của người phụ nữ mà nam giới cũng cần phải làm điều đó. Vậy họ cần chuẩn bị những gì trước khi muốn lên chức bố?

banner ads

1. Kiểm tra sức khỏe

7520-kham-suc-khoe.jpg

Trước khi muốn có con, người chồng cần được khám sức khỏe tổng quát.

Trước khi muốn có con, người chồng cần được khám sức khỏe tổng quát. Nhờ đó, bạn có thể biết được tình trạng sức khỏe sinh sản cũng như các bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Nếu bạn mắc phải một bệnh lý nào đó và đang trong quá trình điều trị, các bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên thiết thực nhất để tránh ảnh hưởng đến khả năng sản xuất các tinh binh cũng như chất lượng của các chú tinh binh này.

Trường hợp bạn đang uống các thuốc chữa bệnh thấp khớp, viêm ruột, động kinh, nấm… nên cho bác sĩ hay để có thể chuyển sang dùng các thuốc khác cho kết quả tương tự mà vẫn không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Bạn có thể dùng các thuốc điều trị bệnh cho đến khi có quyết định thụ thai vì đa phần chúng đều hết tác dụng nếu bạn ngưng dùng.

banner ads

Trường hợp bạn nghi ngờ về năng lực sinh sản của mình, các xét nghiệm máu và và tinh dịch đồ cũng sẽ giúp bạn phát hiện sớm các bất thường. Qua đó, bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn để tìm ra cách điều trị hiệu quả và phù hợp.

2. Kiểm tra tính di truyền

Song song với việc kiểm tra các bệnh lý, bạn cũng nên kiểm tra thêm về khả năng di truyền. Để biết được điều này, bạn nên nắm rõ tiểu sử bệnh án của gia đình. Bạn phải biết được ai trong gia đình mắc các bệnh di truyền như: rối loạn nhiễm sắc thể, biến đột gen, chậm phát triển ngôn ngữ hoặc trí tuệ; máu không đông, thiếu máu tế bào lưỡi liềm, dị tật ống thần kinh… Nếu có, bạn hãy khai vào hồ sơ bệnh án của mình để các bác sĩ lưu tâm. Theo đó, bác sĩ và bạn có thể quyết định xem nên hay không nên thực hiện các xét nghiệm khác tiếp theo để biết rõ khả năng di truyền của bạn. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc tầm soát dị tật cho đứa con tương lai của bạn.

3. Lên kế hoạch tài chính

7519-ke-hoach-tai-chinh.jpg

Bạn phải lên sẵn cho mình một kế hoạch tài chính chu đáo trước khi muốn có con.

Để nuôi dưỡng một bào thai và chăm sóc tốt cho đứa trẻ sau khi ra đời không phải là chuyện đơn giản. Trong đó, vấn đề tài chính luôn đặt gánh nặng lên vai của người đàn ông làm trụ cột gia đình. Chính vì vậy, ngay từ khi muốn có con, bạn phải lên sẵn cho mình một kế hoạch tài chính chu đáo dự trù từ khi vợ mang thai đến lúc con lên 6 tuổi. Điều này không hề thừa nếu bạn không muốn mình rơi vào tình trạng stress vì hàng tá chi phí. Thậm chí, nếu cần thiết, bạn nên nhờ ai đó có kinh nghiệm giúp bạn làm việc này để giảm thiểu những rủi ro do tính toán sai lầm.

Bạn có thể lập bảng kế hoạch tài chính căn cứ trên thu nhập bình quân của mình, mức phí sinh hoạt của gia đình hàng tháng, các phát sinh đám cưới hỏi, tiệc tùng… với những khoản cộng thêm khi có thêm một đứa trẻ với các khoản chi tối thiểu bao gồm: sữa, quần áo, bột ăn dặm, thuốc men, tiêm ngừa, đồ chơi, học hành… Đừng nghĩ việc này đến đâu tính đến đấy vì chi phí phát sinh do không có hoạch định sẽ khiến bạn phải giật mình.

4. Thời gian

Người vợ khi mang thai rất cần chồng ở bên quan tâm, hỏi han, săn sóc. Vì thế, bên cạnh công việc phải chu toàn, bạn nên sắp xếp ổn thỏa giữa công việc và gia đình để có thêm thời gian bên vợ.

Ngay cả sau sinh, hàng núi công việc chăm con cũng cần đến sự sẻ chia của người chồng từ những công việc nhà. Do đó, bạn cần phải có thời gian để hoàn thành tốt vai trò của một người chồng, người bố. Đừng cảm thấy điều này như một gánh nặng mà hãy thực sự cảm nhận niềm vui làm bố và làm bằng tất cả tình yêu thương dành cho vợ con. Điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho việc tạo sữa của mẹ, vừa tốt cho sự phát triển của trẻ vừa giúp vợ chồng bạn tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn.

5. Chuẩn bị tâm lý

7518-chuan-bi-tam-ly.jpg

Bạn sẽ phải dành nhiều thời gian bên vợ hơn khi cô ấy có mang.

Tâm lý của người vợ khi mang thai sẽ có một sự thay đổi khá lớn. Do những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, họ thường hay cau gắt và khó chịu khi tiếp xúc với bất kỳ ai. Thêm vào đó, tâm lý tự ti thái quá về cơ thể cùng tình trạng thai nghén triền miên càng khiến họ trở nên như những “quả bom nổ chậm”. Nếu hiểu được những điều này, bạn sẽ biết không cần thiết phải “đối kháng” để làm tình hình thêm tồi tệ. Thay vào đó, bạn có thể dành nhiều hơn những lời khuyên, lời khen để vợ vượt qua dễ dàng những triệu chứng khó chịu trong thai kỳ. Hàng ngày, bạn nên cùng vợ dạo mát vào sáng sớm và trò chuyện tỉ tê để giúp người vợ cảm nhận được niềm hạnh phúc khi làm mẹ. Điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như sự phát triển trí não của thai nhi.

Đôi khi, bạn sẽ thấy người vợ có những biến đổi trạng thái đột ngột và thất thường, cảm xúc cũng trở nên thái quá. Lúc này, bạn không nên lo lắng mà hãy tìm cách trấn an và động viên để vợ vượt qua được những khoảnh khắc tâm lý bất ổn này.

6. Chuẩn bị cho “chuyện ấy”

Chế độ dinh dưỡng

7517-che-do-dinh-duong.jpg

Bạn phải thay đổi chế độ dinh dưỡng nếu muốn con sinh ra khỏe mạnh và thông minh.

Muốn có được những tinh binh khỏe mạnh để “xung trận”, bạn cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng. Điều này rất quan trọng đối với hiệu quả thụ thai và chất lượng thai. Muốn vậy, bạn phải ănđầy đủ và cân bằng các thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu sau:

- Thực phẩm giàu axit folic:các loại đậu, rau lá xanh, ngũ cốc, bông cải xanh, bí đỏ, trứng, bơ…

- Thực phẩm giàu kẽm: hàu, sò, nghêu, tôm, cua, ghẹ,… thịt đỏ, trứng.

- Thực phẩm giàu vitamin C: kiwi, cam, quýt, chanh, bưởi, nho, lựu, măng tây, ớt chuông…

Môi trường làm việc

Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc trong môi trường có nhiều hóa chất độc hại như sơn, xăng dầu, thuốc trừ sâu, các hóa chất công nghiệp nặng, các dung môi hữu cơ… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tinh trùng. Khả năng sinh ra những đứa con dị tật, yếu ớt, mang nhiều bệnh lý sẽ rất cao.

Khi làm việc trong môi trường có quá nhiều áp lực, căng thẳng kéo dài gây mệt mỏi thường xuyên sẽ cản trở đến khả năng thụ thai của bạn.

Nên nhớ, các chú tinh phải mất đến 3 tháng để phát dục. Vì thế, trước khi muốn có con, bạn nên dành thời gian tối thiểu 3 tháng tránh tiếp xúc những chất trên nhằm đem đến hiệu quả thụ thai tốt nhất.

Sau cùng, bạn nên tham vấn bác sĩ để biết rõ những mối nguy hại từ môi trường làm việc mang lại để có biện pháp làm việc tốt hơn.

Sinh hoạt tình dục

7521-yeu.jpg

Sinh hoạt tình dục điều độ để chuẩn bị tốt nhất cho sự thụ thai.

Điều độ trong sinh hoạt tình dục sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cả vợ và chồng. Hãy chuẩn bị khoảng thời gian nghỉ hợp lý để tinh binh có đủ thời gian “dưỡng sức” khi “lâm trận”. Bạn có thể thực hiện kiêng khem từ 10 đến 14 ngày sau khi vợ sạch kinh để đạt thời điểm “yêu” lý tưởng nhất. Đây cũng chính là lúc trứng rụng, rất thích hợp cho sự thụ thai và chất lượng của trứng thụ tinh.

Những việc cần làm nuôi dưỡng tinh binh

Muốn có được những em bé khỏe mạnh và thông minh, bố cần phải chú ý những thói quen trong sinh hoạt ngày thường:

- Trước khi quan hệ nên vệ sinh sạch sẽ tránh khả năng nhiễm khuẩn.

- Nên mua những loại quần lót vừa, không quá bó sát. Đối với những loại quần ôm sát, bạn cũng nên thay vì tinh hoàn cần môi trường thông thoáng để hoạt động.

- Khi làm việc văn phòng, phải ngồi lâu nên đứng lên đi lại, tập các bài thể dục cơ bản để khí huyết lưu thông.

- Hạn chế việc đi xe đạp hoặc di chuyển đường dài bằng ô tô Không ngâm mình quá lâu trong bồn tắm.

- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia hoặc các chất kích thích.

- Không quan hệ sau khi uống rượu.

- Tránh ngâm mình lâu trong bồn nước nóng (hay tắm hơi)

- Nói không với các bữa tiệc.

- Tận dụng thời gian rỗi trong ngày để thư giãn hoặc đi đến các điểm vui chơi, hoạt động thể thao bổ ích.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI