Ốm nghén bị ho: Nguyên nhân và những điều mẹ bầu cần lưu ý

Trong quá trình mang thai, không ít các mẹ bầu gặp phải tình trạng ốm nghén bị ho. Vậy ốm nghén bị ho do đâu, có ảnh hưởng đến thai nhi không và các mẹ bầu cần chú ý điều gì khi ốm nghén bị ho. Hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng này nhé.

banner ads

1. Nguyên nhân tình trạng ốm nghén bị ho

Ốm nghén bị ho là một triệu chứng thường gặp trong quá trình mang thai của mẹ bầu. Ho có thể là ngứa họng gây ho khan thông thường hoặc các triệu chứng nặng hơn như ho có đờm, khó thở, đau ngực thậm chí là ho ra máu. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp:

  • Do thay đổi thời tiết:  Vào giai đoạn giao mùa giữa thu đông có rất nhiều người thai phụ phải các bệnh như viêm họng , viêm hô hấp, viêm phế quản dẫn đến bị ho. Và đặc biệt là, các mẹ bầu không có sức đề kháng tốt sẽ dễ bị các bệnh liên quan đến hô hấp gây ho, ho dai và ho có đờm.
  • Do thay đổi nội tiết tố: Mang thai là giai đoạn tử cung của người phụ nữ có nhiều sự thay đổi. Nội tiết tố của người thai phụ cũng khác hơn trước để thích ứng với quá trình nuôi con trong bụng mẹ. Sức đề kháng của mẹ bầu cũng yếu hơn trước nếu không bổ sung đủ dưỡng chất trong giai đoạn này. Điều đó dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp khiến các mẹ bị ho.
  • Do một số bệnh hô hấp:  Một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị ho là do mắc các bệnh liên quan hô hấp. Các mẹ có tiền sử bị hen suyễn , nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ bị ho. Ngoài ra, bị trào ngược dạ dày hay dị ứng cũng có thể là nguyên nhân gây ho ở các mẹ.
  • Do hệ miễn dịch yếu:  Khi các mẹ mang thai, cơ thể thường yếu hơn và hệ miễn dịch kém hơn. Vì vậy dễ bị vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập. Những triệu chứng ốm nghén bị ho, cảm cúm thường mắc phải ở các mẹ có chế độ ăn không hợp lý, không đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Đặc biệt là thiếu vitamin C.
  • Môi trường bị ô nhiễm:  Không khí ở xung quanh môi trường bị ô nhiễm cũng là tác nhân gây nên các bệnh hô hấp . Các mẹ nên lưu ý đảm bảo nơi ở được vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, tránh rác thải, nước thải bẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.

2. Ốm nghén bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không?

  • Các triệu chứng ho thông thường sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Nếu các mẹ bị ho kéo dài, ho mạnh mà không kiềm chế được, các mẹ hãy dùng tay đỡ lấy bụng dưới. Như vậy sẽ giảm bớt sự ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Tuy nhiên, nếu tình trạng ho kéo dài, ho do nhiễm khuẩn thì các bạn cần phải khám và điều trị. Nếu không điều trị, bệnh sẽ nặng hơn. Điều này sẽ nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
nên đỡ bụng dưới khi ho
Các mẹ nên đỡ bụng dưới khi ho để hạn chế tác động đến thai nhi. Ảnh: Internet.
  • Mẹ bầu ốm nghén bị ho kèm theo ăn uống kém, thiếu dưỡng chất thì sẽ càng nguy hiểm hơn. Ho nhiều dẫn đến co thắt vùng ngực, gây cảm giác mệt và đau cho mẹ bầu. Ngoài ra, còn có thể gây chán ăn, mất ngủ, suy nhược cơ thể,... dẫn đến thai nhi chậm phát triển.
  • Ho liên tục, kéo dài và ho mạnh có thể kích thích đến cơn gò tử cung, gây sảy thai, động thai sớm, dọa sinh non với thai gần đủ tháng.
  • Có thể lây nhiễm từ người mẹ sang thai nhi dẫn đến thai kém phát triển, dị tật bẩm sinh, thai chết lưu ,...
  • Để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, các mẹ nên đi khám bác sĩ ngay nếu tình trạng ho kéo dài hơn 2 ngày mà không giảm.
nên thăm khám bác sĩ ngay khi bị ho
Các mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ khi sau hai ngày tình trạng ho không giảm. Ảnh: Internet.

3. Những lưu ý khi mẹ bầu ốm nghén bị ho

  • Các mẹ cần phải ngủ sớm, ngủ đủ giấc. Duy trì lối sống tích cực, lạc quan, vui vẻ. Không được làm việc quá sức dẫn đến tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể làm sức đề kháng yếu đi. Vận động điều độ, không gắng sức.
  • Hạn chế đến những nơi đông người, môi trường ô nhiễm, những nơi có gió lạnh.
  • Các mẹ nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng. Tắm bằng nước ấm, tắm nhanh và nhanh chóng lau khô, tránh nhiễm lạnh. Không được tắm nhiều lần khi bị cảm và khi tắm có thể cho một vài giọt dầu tràm .
  • Vào mùa đông, thời tiết lạnh giá nên mặc kín gió, giữ ấm bằng tất chân, khăn choàng cổ. Đảm bảo cơ thể mẹ bầu luôn được ấm áp.
  • Các mẹ nên có chế độ ăn hợp lý. Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, đu đủ chín, kiwi,... Bổ sung các gia vị có tính chất làm ấm như gừng, hành, tỏi, sả, nghệ và các loại thực phẩm nâng cao sức đề kháng, các loại rau cải, súp lơ,...
nên bổ sung các loại cây cải khi ốm nghén bị ho
Cần phải bổ sung các loại cây cải, súp lơ để có nhiều chất dinh dưỡng. Ảnh: Internet.
  • Uống nhiều nước ấm, ăn chín uống sôi. Hạn chế tối đa các thực phẩm để lạnh, chiên rán, nhiều dầu mỡ,...
  • Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc tại nhà khi không có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
  • Khi tình trạng ho kéo dài kèm thêm sốt, có đờm, đau ngực,... thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
  • Các mẹ có thể tiêm các loại vắc-xin cho bà bầu để bảo vệ cho sự an toàn của mẹ và bé.

4. Giảm bớt tình trạng ốm nghén bị ho như thế nào?

Để giảm bớt cơn ho, các mẹ bầu nên dùng các biện pháp không dùng thuốc. Thường đây là những biện pháp dân gian. Các cách này chỉ có thể giảm bớt ho trong các trường hợp cảm lạnh hay ho do nhạy cảm với thời tiết. Các mẹ hãy tham khảo các cách như dưới đây.

chanh mật ong
Uống chanh mật ong có thể giúp các mẹ giảm cơn ho. Ảnh: Internet.
  • Uống chanh mật ong .
  • Sử dụng trà gừng ấm.
  • Uống nhiều nước ấm thay cho nước lạnh, nước đá.
  • Dùng lê hấp đường phèn .
  • Ngậm các viên thảo dược như Eugica.
  • Xông hơi giải cảm với các loại lá chưa có tinh dầu như bưởi, cam, sả, quýt, me, ổi,...

Hy vọng với những thông tin mà Yeutre.vn đã chia sẻ, các mẹ có thể hiểu rõ hơn về tình trạng ốm nghén bị ho. Từ đó, các mẹ sẽ có những biện pháp để phòng và giảm cơn ho hiệu quả. Hãy theo dõi Chuyên mục Mang thai  thường xuyên để có được những thông tin bổ ích liên quan quá trình mang thai nhé.

Nguyễn Ngọc Yến Vy

banner ads

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI