Mẹ không tiêm phòng uốn ván con sinh ra có nguy cơ tử vong

Một số người do chủ quan hoặc lo lắng thái quá về các vi khuẩn sống trong vacxin đã không tiêm phòng uốn ván khi mang thai. Hậu quả là có những đứa trẻ khi vừa chào đời đã bị đặt trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng vì uốn ván sơ sinh.

banner ads

Đặc điểm và hậu quả của uốn ván

Rốn trẻ sơ sinh được vệ sinh sạch sẽ để tránh trực khuẩn gây bệnh uốn ván sinh sôi.

Uốn ván là một bệnh gây ra do trực khuẩn Clostridium tetani xâm nhập và tiết lượng độc tố lớn lên hệ thần kinh. Trong điều kiện mô hoại tử có từ những vết thương bị nhiễm bẩn hoặc trong dây rốn sau cuộc sinh nở không được vệ sinh sạch sẽ, trực khuẩn này sẽ sinh sôi và phát triển. Thông thường, uốn ván có thời gian ủ bệnh khoảng từ 7 đến 10 ngày.

Khi hệ thần kinh bị tấn công, các cơ của người nhiễm bệnh sẽ đơ cứng. Cùng lúc đó, trên các phần cơ bị cứng này có thể có kích thích hoặc không có kích thích sẽ xuất hiện những co giật. Tùy theo mức độ nhiễm độc và tình trạng yếm khí tại vùng mô hoại tử mà người bệnh có thể uốn ván thể đầu, thể chi hoặc uốn ván toàn thân. Kết quả, người bệnh tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và tim ngừng đập. Như vậy, với trẻ sơ sinh còn non yếu, tình trạng uốn ván rất dễ khiến trẻ tử vong.

Ở một số nước châu Á, châu Phi và một vài quốc gia ở khu vực Nam Mỹ, tình trạng uốn ván sơ sinh đã trở thành một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do điều kiện trang thiết bị y tế và công tác chăm sóc trẻ sơ sinh kém.

Tuy hiện nay, ở nước ta, tình trạng uốn ván sơ sinh trong những năm gần đây hầu như hiếm nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta được phép chủ quan đối với căn bệnh nguy hiểm này.

Vì sao có những người không tiêm chủng uốn ván thai kỳ?

Sở dĩ một số người không tiêm phòng uốn ván thai kỳ là do tâm lý e ngại trước thông tin trong vacxin còn tồn tại một số sinh vật sống. Họ sợ chúng có thể làm hại đến thai nhi. Nếu bạn là một trong những người tin vào điều này thì hãy thôi lo lắng. Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu và đưa ra kết luận vacxin uốn ván hoàn toàn vô hại cho thai nhi và có lợi cho trẻ sơ sinh.

Vacxin uốn ván tạo miễn dịch bằng biến độc tố uốn ván - độc tố đã bị mất hoạt lực.

Thai phụ nên tiêm uốn ván khi nào?

Tiêm ngừa uốn ván trong thai kỳ.

Ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình mang thai, thai phụ đều có thể tiêm ngừa uốn ván. Nhưng vì không phải trường hợp khẩn cấp và để tiện cho việc theo dõi sức khỏe thai nhi thông qua hiện tượng thai máy, người ta quy định mũi đầu ngừa uốn ván cho phụ nữ mang thai là vào lúc 21 – 22 tuần. Mũi hai được tiêm trước sinh một tháng để vacxin có tác dụng.

Trường hợp thai phụ trước đó đã được tiêm ngừa uốn ván 5 lần thì không cần thiết để bổ sung bởi lúc này cơ thể có thể miễn dịch trên 95% với trực khuẩn gây bệnh uốn ván. Chỉ khi mũi thứ 5 sau cùng đã tiêm cách thời điểm mang thai 10 năm thì cần thiết phải tiêm nhắc.

Có những loại vacxin uốn ván nào dành cho thai phụ?

Có hai dạng vacxin phòng bệnh uốn ván: một là vaxin đơn thuần, hai là vắc-xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu, ho gà. Với thai phụ, có những loại vacxin ngừa uốn ván sau:

1. Vắc-xin uốn ván TT:

thời hạn bảo vệ 5 năm. Vacxin này được tiêm đủ 5 lần đối với phụ nữ trong tuổi sinh đẻ tính từ thời điểm dậy thì: liều 1 tiêm ở thời điểm dậy thì sớm nhất; liều 2 tiêm tiêm sau 30 ngày so với liều 1; liều 3 cách liều 2 khoảng 6 tháng hoặc khi có thai; liều 4 cách liều 3 ít nhất 1 năm hoặc vào lần mang thai tiếp theo; liều 5 cách liều 4 ít nhất 1 năm hoặc vào lần mang thai tiếp theo. Đối với thai phụ chưa từng tiêm vắc-xin thì gây miễn dịch cơ bản bằng 2 liều: liều 1 được tiêm ngay khi có thai và liều 2 tiêm trước khi sinh một tháng.

Hầu hết, vacxin ngừa uốn ván có thời hạn bảo vệ trong 5 năm.

2. Vắc-xin uốn ván Tetanus toxoid vaccine adsorbed:

thời hạn bảo vệ 5 năm. Được dùng để ngừa uốn ván ở trẻ em, người lớn, đặc biệt phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ; người làm vườn, nông dân, vận động viên... Vacxin này phải tiêm 2 lần với liều lượng 0,5ml và cách nhau từ từ 4 đến 6 tuần. Sau đó 6 tháng hoặc 1 năm lại tiếp tục tiêm nhắc lại thêm 1 lần cũng với liều lượng 0,5ml để miễn dịch lâu dài. Cứ 5 - 10 năm sau lại tiêm tiếp 1 liều 0,5ml để tăng sức bảo vệ. Đối với thai phụ, muốn ngừa uốn ván sơ sinh cho trẻ, cần tiêm liều vắc-xin miễn dịch cơ bản trong thai kỳ. Trẻ sơ sinh có mẹ được tiêm chủng uốn ván thai kỳ sẽ có khả năng miễn dịch với loại trực khuẩn gây bệnh này trong 5 năm đầu đời. Sau 5 năm này nên tiếp tục tiêm nhắc.

3. Vắc-xin uốn ván Tetavax:

thời hạn bảo vệ 5 năm. Tiêm vắc-xin này cho thai phụ bằng cách tiêm 2 liều cách nhau từ 4 - 6 tuần; sau 6 tháng lại tiêm mũi thứ ba. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) người mẹ nhiễm HIV có hoặc không có triệu chứng cần được tiêm vắc-xin uốn ván Tetavax theo lịch tiêm phòng thông thường.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI