Kích thước thai nhi và 4 điều mẹ nhất định nên biết

Kích thước thai nhi là vấn đề khá quan trọng mà bất cứ mẹ bầu nào cũng quan tâm. Tuy nhiên, kích thước của thai nhi thay đổi qua mỗi tuần như thế nào, mối tương quan giữa kích thước với sức khỏe và sự phát triển của con ra sao, không phải mọi mẹ bầu đều thực sự nắm rõ.  

banner ads

Kích thước của thai nhi
Kích thước thai nhi là vấn đề khá quan trọng cần bàn đến trong hành trình mang thai của mọi mẹ bầu. Ảnh Internet 

Có thể, kích thước thai nhi ở tuần này hay tuần kia như thế là ổn và khỏe mạnh, nhưng thực tế nhiều mẹ bầu cũng chỉ biết đơn giản là như vậy. Song, các bầu nên biết rằng, theo dõi kích thước thai nhi và hiểu rõ, bầu sẽ thấy con số này nói lên rất nhiều điều, mang nhiều ý nghĩa. Chúng ta cùng khám phá những điều này cụ thể qua chia sẻ dưới đây nhé.

1. Kích thước chuẩn của thai nhi theo tuần

Chăm sóc sức khỏe của bà mẹ trẻ em là một phần rất quan trọng trong chương trình vì sức khỏe cộng đồng nói chung mà nhiều tổ chức trên thế giới quan tâm. Bởi, đây là nền tảng đầu tiên để hình thành những con người khỏe mạnh, mang đến cho cuộc sống xã hội nói chung một cá nhân mạnh khỏe, góp phần bảo đảm cho sự phát triển và tiến bộ xã hội. Và, theo dõi sức khỏe thai nhi là một bước quan trọng trong quá trình này. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn thường xuyên cập nhật tình trạng phát triển của thai nhi nói chung, đưa ra một chuẩn chung làm công cụ có thể sử dụng để theo trên toàn thế giới. Nhờ đó, mỗi nơi đều có thể dùng công cụ này làm mức chuẩn tham khảo, từ đó theo dõi sức khỏe thai nhi từ khi hình thành, ở phạm vi khu vực của mình. Bạn cũng có thể tham khảo cụ thể, bảng chi tiết chuẩn kích thước và cân nặng thai nhi đó theo tuần như dưới đây. 

Kích thước thai nhi theo WHO
Kích thước chuẩn của thai nhi the WHO.  

2. Kích thước của thai nhi được tính theo cách nào

Để tính kích thước của thai nhi, thường bác sỹ sản khoa sẽ tính:

  • Dựa trên cân nặng của mẹ bầu, theo cân nặng tăng cần trong các giai đoạn/ tháng của thai kỳ.
  • Đo chiều cao tử cung
  • Siêu âm

Trong 3 cách trên, siêu âm là cách tính chính xác chiều cao cân nặng, kích thước của thai nhi nhất. Siêu âm còn cho mẹ bầu biết đồng thời nhiều thông tin cụ thể hơn về tình trạng sức khỏe của thai nhi hoặc có bất thường nào cần kiểm tra hay không nữa. 

banner ads
Siêu âm
Siêu âm để biết kích thước của thai nhi khá chính xác. Ảnh Internet 

3. Mối liên hệ giữa kích thước thai nhi - sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ

3.1. Sự phát triển bình thường

Khi thai nhi phát triển bình thường, kích thước của thai nhi sẽ thay đổi từ từ và tăng dần, tăng đều dù khoảng cách giữa các lần thay đổi trong một giai đoạn tam cá nguyệt hay các tuần trong một tam cá nguyệt là khác nhau. Sự thay đổi này mẹ hoàn toàn có thể thấy rõ qua bảng cân nặng, chiều dài của thai nhi như bảng chuẩn đã được trình bày ở trên.

Kích thước thai nhi phát triển bình thường thường thay đổi rõ và nhanh ở 3 tháng cuối thai kỳ . Vì giai đoạn này, các mô mỡ phát triển nhanh giúp thai nhi có lớp mỡ tích trữ dưới da, để ổn định thân nhiệt sau này.

Con phát triển bình thường trong bụng mẹ, mẹ cũng khỏe khoắn và it gặp sự khó chịu, trừ tháng cuối thai kỳ con lớn nhanh, mẹ dễ bị chuột rút, cảm thấy nặng nề và không thoải mái khi nằm. 

Mẹ bầu hạnh phúc
Thai nhi phát triển bình thường, kích thước bình thường, mẹ ít gặp các khó chịu. Ảnh Internet 

3.2. Kích thước thai nhi lớn hơn tuổi thai

Nếu chiều dài của thai nhi đo được dài hơn 3cm so với chuẩn, đồng nghĩa với việc kích thước của con lớn hơn độ tuổi của mình.

Kích thước thai lớn, bụng bầu của mẹ cũng lớn và sẽ khó khăn cho mẹ khi sinh em bé ra. Đồng thời, tình trạng vượt trội kích thước so với chuẩn của con sẽ khiến con dễ mắc các bệnh về béo phì, tiêu hóa, hay tiểu đường.

Với trường hợp này, qua quá trình siêu âm thăm khám, bác sỹ sẽ tìm hiểu nguyên nhân. Qua đó sẽ có cách xử lý phù hợp, chủ yếu là về chế độ dinh dưỡng cân bằng khoa học hơn. 

Bụng bầu lớn
Thai lớn bụng bầu của mẹ lớn và khi sinh sẽ gặp khó khăn. Ảnh Internet 

3.3. Kích thước thai nhi nhỏ hơn tuổi thai

Nếu chiều dài của thai nhi đo được ngắn hơn 3cm so với chuẩn, đồng nghĩa với việc kích thước của con nhỏ hơn độ tuổi của mình.

Kích thước nhỏ hơn độ tuổi của thai nhi là biểu hiện của tình trạng phát triển của con đang gặp vấn đề. Các vấn đề mà thai nhi gặp phải trong tình trạng này có thể liên quan đến dinh dưỡng hoặc bệnh. Nguy cơ con sẽ phải đối mặt có thể là suy dinh dưỡng, thể trạng yếu ớt, đề kháng kém, nguy cơ mắc các bệnh như viêm phổi cao.

Với trường hợp này, bác sỹ cũng sẽ tiến hành siêu âm thăm khám tìm hiểu nguyên nhân, để cải thiện tình trạng của con. Trong tình trạng thai nhi nhẹ cân, thường mẹ bầu được yêu cầu cần nghỉ ngơi hợp lý, điều chỉnh chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng hơn, cũng như cần tránh căng thẳng. 

Siêu âm bụng bầu
Thai nhẹ cân bác sẽ sẽ thăm khám siêu âm kỹ để tìm nguyên nhân. Ảnh Internet 

3.4. Kích thước thai nhi và cân nặng của mẹ

Bạn nên biết rằng, kích thước thai nhi và cân nặng của mẹ bầu không phải luôn luôn tỉ lệ thuận. Không phải mẹ cứ tăng cân thì thai nhi cũng tăng cân, hoặc mẹ không tăng cân nhiều thì bảo đảm cho thai nhi không bị vượt kích thước xa so với chuẩn.

Trong thai kỳ, việc tăng cân của mẹ theo các bác sỹ sản khoa, nên ở mức 10-12kg là phù hợp nhất, nếu là thai đơn. Mẹ mang song thai có thể ở mức 16-20kg.

Qua mỗi kỳ khám thai , việc theo dõi kích thước và cân nặng của mẹ đều được bác sỹ sản khoa xem xét cần thận và có những đề nghị điều chỉnh cân nặng qua chế độ dinh dưỡng, để đảm bảo cả 2 mẹ con đều khỏe mạnh, ổn thỏa về vấn đề cân nặng, kích thước. 

Thai nhẹ cân
Kích thước thai nhi và cân nặng của mẹ tăng dần nhưng không luôn luôn tỉ lệ thuận. Ảnh Internet 

4. Kích thước của thai nhi giúp mẹ chăm sóc sức khỏe thai kỳ tốt hơn

Thực đúng vậy, việc theo dõi kích thước thai nhi là một nhiệm vụ có rất nhiều ý nghĩa. Qua kích thước của con, mẹ không chỉ biết con phát triển thế nào, mà còn có những thay đổi điều chỉnh phù hợp, để đảm bảo sức khỏe thai kỳ được ổn định hơn và tốt hơn.

Nếu kích thước thai nhi có khuynh hướng tăng quá chuẩn, mẹ có thể:

  • Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng bằng cách giảm tinh bột, đường, tăng chất xơ và duy trì đạm đúng nhu cầu. Mẹ có thể dùng nhiều trái cây hơn trong thực đơn, cũng như các loại thực phẩm lành mạnh khác để kiểm soát cân nặng tốt nhưng vẫn đảm bảo đủ chất cần cho cả hai mẹ con.
  • Tập thể dục đều đặn và phù hợp sẽ giúp mẹ kiểm soát cân nặng rất tốt, cơ thể lại khỏe khoắn và tâm trạng cũng sảng khoái hơn.

Nếu kích thước thai nhi có khuynh hướng tăng chậm hoặc nhỏ hơn nhiều so với chuẩn, mẹ có thể:

  • Tăng cường dinh dưỡng, dùng thêm các thực phẩm bổ dưỡng, ăn các bữa phụ để nạp được nhiều chất hơn.
  • Tăng cường nghỉ ngơi thư giãn, tránh căng thẳng. Mẹ có thể kết hợp các cách giúp thư giãn tốt như tập yoga , massage bằng các loại tinh dầu dược thảo để làm dịu tâm trí.
  • Luôn ngủ đủ giấc 
Mẹ bầu tập thể dục
Tập thể dục đều đặn để bảo đảm sức khỏe, cân nặng bình thường cho cả mẹ và bé. Ảnh Internet 

Bạn thấy đấy, khi mang thai , theo dõi kích thước của thai nhi đâu chỉ đơn thuần để ta biết thai nhi trong bụng mẹ có đang ổn không, có phát triển bình thường không. Chỉ cần chút thay đổi khác biệt so với mức chuẩn, đã có thể giúp mẹ biết để kiểm tra tình trạng của con, tìm nguyên nhân chính xác nhằm cải thiện sớm nhất, những bất ổn đang chớm manh nha (nếu có) có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Điều này có ý nghĩa vô cùng lớn lao, giúp các thiên thần bé nhỏ luôn khỏe mạnh, nhờ quá trình hoàn thiện sự phát triển của mình trong tình trạng tốt nhất từ trong bụng mẹ, làm nền tảng vững chắc, cho sự phát triển của các con ở những giai đoạn tiếp theo sau khi ra đời.

Cát Lâm tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI