Vệ sinh đầu ti sau cữ bú
Ti mẹ trong điều kiện tự nhiên đã tự tiết ra các chất tiệt trùng và mùi hương đặc thù để bé có thể nhận biết được vú mẹ. Do đó, nếu bạn vệ sinh vú trước khi cho bé bú không những không làm vú sạch hơn mà còn có thể gây ra những tổn hại như đầu vú bị tổn thương, khô, nứt nẻ và mất mùi của mẹ.
Chỉ nên vệ sinh đầu ti khi bé đã bú xong
Do đó, mẹ chỉ nên vệ sinh đầu ti sau khi bé bú xong. Điều này giúp mẹ loại trừ được vi khuẩn phát sinh từ nước miếng của bé.
Việc vệ sinh đơn giản chỉ cần dùng khăn ẩm và mềm mại lau sạch sữa cặn trên núm vú. Nếu áo mẹ bị dính sữa thì nên thay áo để đảm bảo vệ sinh.
Tạo sữa ở bầu vú
Vú là nơi chứa nhiều chất béo, do đó khi sữa bị tắt mẹ có thể chườm nóng bầu vú để khiến mỡ tan và sữa dễ dàng được lưu thông. Thời điểm tốt nhất để chườm nóng là trước lúc bạn dự định cho bé bú. Mỗi lần chườm nóng thường mất khoảng 10 đến 15 phút.
Cách chườm nóng đơn giản là mẹ có thể tắm dưới vòi nước ấm hoặc dùng khăn ấm để chườm lên ngực.
Massage
Một phương pháp tạo nguồn sữa cho mẹ nữa là massage, đây là cách làm phổ biến đối với nhiều mẹ hiện nay. Tuy nhiên nếu massage không đúng cách có thể khiến mẹ không chỉ mất sữa mà còn làm cho ngực chảy xệ và trở nên xấu hơn. Vì vậy nếu massage để kích sữa mẹ nên quan tâm đến các điều sau:
- Vì bé thường chỉ tiếp nhận mùi tự nhiên của vú mẹ, cho nên khi massage các mẹ không nên dùng các loại tinh dầu để xoa lên ngực.
- Massage cần phải thật nhẹ nhàng. Những động tác mạnh tác động lên bầu ngực có thể làm cho các mô cơ của ngực bị hỏng và ngực sẽ trở nên xấu đi.
Cho bé bú, ngậm vú đúng tư thế
Nhiều mẹ vẫn đưa vú mẹ vào miệng bé để bắt bé phải bú sữa, nhưng thao tác đúng phải là đưa bé lại gần vú mẹ. Từ đó, mẹ cần phải để bé nằm nghiêng và dựa sát vào ngực mẹ. Mẹ giữ tư thế tự nhiên, nếu mỏi tay mẹ có thể kê thêm gối để nâng bé dễ dàng. Việc nghiêng người cuối xuống bé sẽ khiến cho ngực dễ bị chảy xệ vì áp lực của sữa bị dồn xuống và trở nên nặng hơn bình thường.
Đặc biệt, nếu bầu vú của mẹ quá lớn thì mẹ có thể dùng tay để nâng vú khi con bú để giữ dáng cho bộ ngực sau này. Mẹ cũng có thể đổi các tư thế khác nhau để sữa được tiết ra đều đặn hơn.
Dừng cữ bú của bé đúng cách
Nếu bé đã bú no mà vẫn ngậm ti mẹ thì có thể ti sẽ bị tổn thương và tắc sữa. Do đó khi bé đã bú xong, mẹ nên nhẹ nhàng dùng tay tách môi bé ra khỏi đầu ti. Động tác nhép miệng của bé khi nhả vú mẹ sẽ giúp cho lượng sữa tồn trong khoang phình của vú mẹ cũng được rút đi.
Khi bé ngủ mẹ nên rút ti ra để tránh tổn thương đầu vú và tắc tia sữa nếu bé ngậm lâu
Sau khi cho con bú các mẹ đừng quên vệ sinh đầu vú như đã được chia sẻ trên đây nhé.
Ngoài ra, nếu thấy đầu ti xuất hiện những biểu hiện bất thường như có các nốt trắng, bị nứt nẻ, chảy máu…thì mẹ nên đến bệnh viện để chữa trị kịp thời, đảm bảo nguồn sữa cho bé và sức khỏe cho mẹ nhé.
Yeutre.vn
Các bài viết khác có thể mẹ quan tâm: