1. Mẹ đang uống thuốc điều trị ung thư
Mẹ đang điều trị bệnh ung thư không nên cho em bé bú
Các bác sĩ khuyến cáo, những phụ nữ đang uống thuốc điều trị ung thư tuyệt đối không cho trẻ bú sữa mẹ. Vì loại thuốc này sẽ gây cản trở cho quá trình phân chia tế bào ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Khi mẹ uống thuốc có thể ngấm vào sữa và truyền sang con sẽ vô cùng có hại cho trẻ.
2. Mẹ bị lao phổi
Những phụ nữ bị lao phổi hoặc đang trong thời kỳ phát bệnh nên cách ly hoàn toàn với trẻ và không được cho em bé bú sữa mẹ. Vì lao phổi là căn bệnh lây qua đường hô hấp nên có tốc độ lây bệnh rất nhanh. Nếu em bé tiếp xúc trực tiếp với người bệnh nguy cơ bị lây nhiễm lao phổi từ mẹ là rất cao. Vì thế, trong thời gian bị bệnh mẹ nên cho bé ăn sữa ngoài hoàn toàn thay vì bú sữa mẹ.
3. Mẹ bị nhiễm khuẩn bạch cầu - HTLV-1
Mẹ đang bị nhiễm HTLV -1 không nên cho em bé bú sữa mẹ
Đây là căn bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, các chuyên gia sức khỏe cảnh báo người bị nhiễm khuẩn HTLV-1 có tốc độ lây lan nhanh. Nó tương đương với đại dịch HIV/AIDS. Khi mẹ không may mắc phải căn bệnh quái ác này, không được cho con bú. Vì vi khuẩn này có thể theo sữa mẹ xâm nhập vào cơ thể gây bệnh cho bé.
4. Mẹ bị tiểu đường
Những phụ nữ bị tiểu đường nếu muốn nuôi con bằng sữa mẹ nên đi khám bác sĩ để đươc tư vấn chế kỹ càng. Nếu mẹ tiểu đường nặng thì dễ bị lây sang con. Hơn nữa khi bị tiểu đường nếu muốn cho con bú mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
5. Mẹ bị dương tính với HIV
Mẹ bị HIV nên cho con bú sữa ngoài hoàn toàn
Các chuyên gia y tế đặc biệt khuyến cáo những bà mẹ bị dương tính với HIV không được cho con bú sữa mẹ. Vì HIV có trong sữa mẹ sẽ truyền sang cho em bé. Do vậy, nếu mẹ bị HIV nên dùng sữa công thức để thay thế sữa mẹ. Lưu ý tuyệt đối không được cho trẻ uống nước đường, nước cơm hoặc bột hay nước hoa quả để thay thế sữa mẹ.
6. Mẹ bị ung thư và đang điều trị i-ốt phóng xạ
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, những phụ nữ bị ung thư và đang trong quá trình điều trị bằng i- ốt phóng xạ cũng không nên nuôi con bằng sữa mẹ. Vì chất i-ốt này có thể ngấm vào sữa và truyền sang em bé làm rối loạn chức năng tuyến giáp của trẻ. Và sau khi hết thời gian điều trị, mẹ cũng cần kiểm tra mức độ phóng xạ, nếu an toàn mới tiếp tục cho em bé bú sữa mẹ.
Yeutre.vn