Dạy trẻ 4 tuổi thông minh qua 7 việc làm cụ thể và đơn giản của bố mẹ

Dạy trẻ 4 tuổi thông minh là điều mà nhiều bố mẹ cần quan tâm. Vì, từ bốn đến bốn tuổi rưỡi, năng lực tư duy của trẻ sẽ đạt ở đỉnh cao nhất. Do vậy, bố mẹ cần có những phương pháp dạy đúng, để trẻ có thể phát triển tối đa được trí thông minh của mình ở giai đoạn này.

banner ads

Theo các nhà tâm lý học, người có trí thông minh thường có trí lực tốt, hiểu nhanh, tiếp thu nhanh, nhanh trí, khôn khéo, tài tình, ứng phó...là phẩm chất cao của trí tuệ. Như vậy có thể hiểu, các phương pháp kích thích để dạy trẻ 4 tuổi thông minh nếu phù hợp sẽ giúp trẻ thông minh hơn so với việc không có tác động nào. Và liên quan đến các cách để dạy con thông minh ở độ tuổi lên 4, không có gì hiệu quả hơn ở bước khởi đầu bằng những việc làm của bố mẹ rất đơn giản, có thể diễn ra hàng ngày.

1. Nghiêm túc lắng nghe câu hỏi của trẻ

Mẹ và 2 con
Bố mẹ hãy lắng nghe câu hỏi của con - Ảnh Internet

Trẻ có muôn vàn câu hỏi về thế giới xung quanh, thậm chí có những câu hỏi mà người lớn đôi khi không thể trả lời được. Ngay cả khi không trả lời được, thì điều quan trọng là hãy lắng nghe trẻ hỏi, điều này giúp trẻ có cảm giác được lắng nghe và muốn tìm hiểu câu trả lời. Bố mẹ có thể nói "Bố mẹ chưa biết, con hãy tìm hiểu và nói bố mẹ nghe nhé!"

Tương tự, chia sẻ cảm xúc và tâm trạng của trẻ là điều mà bố mẹ cần lưu tâm. Bố mẹ luôn muốn làm bạn với con thì việc lắng nghe và chia sẻ với con những cảm xúc sẽ thiết lập được niềm tin cho con được.

2. Đặt nhiều câu hỏi

Mẹ hỏi trẻ
Để trẻ 4 tuổi thông minh, bố mẹ nên thường xuyên đặt các câu hỏi cho trẻ. Ảnh Internet

Trong cách dạy con thông minh hơn, việc bố mẹ hãy đặt nhiều câu hỏi để trẻ suy nghĩ tìm cách trả lời cũng là một cách tốt kích thích sự phát triển trí thông minh của trẻ. Những câu hỏi này nên là những câu hỏi mang tính chất định hướng để trẻ có thể từ quan sát, trải nghiệm bản thân mà tự tìm ra câu trả lời. Trong lúc đặt câu hỏi, hãy chú ý đến sự hứng thú của trẻ đối với câu hỏi và câu hỏi này vừa sức đối với trẻ, không quá khó cũng không quá dễ để trẻ không nản, bỏ cuộc nửa chừng.

3. Khả năng tập trung của trẻ

Bố mẹ hãy cho trẻ thời gian để tập trung, đừng cắt ngang sự tập trung cũng đừng dùng cái uy của mình để ép trẻ tập trung. Mỗi đứa trẻ có những đặc tính khác nhau, nếu trẻ làm tốt và cần sự tập trung với một việc trong một thời gian, thì lúc đó trẻ mới có thể tạo ra những "sản phẩm" mới được.

4. Lựa chọn trò chơi

Lựa chọn trò chơi
Thời gian cho trẻ chơi một mình tập trung - Ảnh Internet

Ngày nay trò chơi dành cho các trẻ khá nhiều và bắt mắt, sẽ mang lại nhiều lựa chọn cho bố mẹ. Tuy nhiên, hãy là những bố mẹ thông minh dạy trẻ bằng cách lựa chọn những trò chơi phù hợp và mang tính giáo dục. Các trò chơi để trẻ tự lắp ghép, tự xây dựng hoặc tìm ra các điểm khác biệt sẽ là những trò chơi kích thích tư duy của trẻ. Trẻ con dễ thích, dễ chán chính vì vậy bố mẹ cần đầu tư cho việc mua trò chơi để trẻ chơi và học điều gì chứ không cần mua quá nhiều trò chơi.

5. Vừa chơi vừa học

Các trò chơi như gấp giấy, cắt dán, cài khuy áo, buộc dây giày... không chỉ giúp trẻ học được tính tự lập , sự khéo léo mà còn thúc đẩy tư duy của trẻ. Sự tập luyện càng nhiều cùng với mức độ khó càng nâng cao thì tư duy của trẻ càng phát triển.

6. Đọc sách và trải nghiệm

Trẻ trải nghiệm
Hãy cho trẻ trải nghiệm. Ảnh Internet

Bố mẹ hãy dành thời gian đọc thêm sách cho trẻ theo sở thích cho trẻ. Có thể bắt đầu bằng cuốn sách trả lời câu hỏi vì sao, khoa học dành cho bé... Khi biết bé thích chủ đề nào rồi, bố mẹ có thể đọc nhiều hơn các cuốn có cùng chủ đề.

Ngoài ra bố mẹ cho trẻ trải nghiệm những điều trong sách để trẻ có thể học hỏi và quan sát được, như cách tạo ra bong bóng từ xà phòng hay cách trồng một cái cây trong khu vườn nhà. Bố mẹ cũng có thể dẫn trẻ đi công viên, sở thú để trẻ có thể tiếp xúc và học hỏi từ thiên nhiên những điều kì diệu mà sách vở nói đến.

7. Quyền tự quyết

Cho con quyền tự quyết
Hãy cho con quyền tự quyết. Ảnh Internet

Sẽ có lúc trẻ phải tự quyết định, bố mẹ hãy giao cho trẻ quyền lợi này bằng những điều đơn giản như tự quyết phối đồ, tự quyết lượng thức ăn mà mình sẽ ăn... Nếu trẻ thất bại, bố mẹ hãy khuyến khích trẻ rút ra những bài học kinh nghiệm từ những thất bại đó chứ không chỉ trích trẻ.

Hãy chú trọng cho trẻ những trải nghiệm đầu đời, chứ không cần quan tâm đến thành tích mà trẻ sẽ đạt được.

Mỗi đứa trẻ có những năng lực khác nhau và bố mẹ bằng những việc làm của mình có thể dạy trẻ 4 tuổi thông minh thành công. Bố mẹ hãy dành nhiều thời gian hơn cạnh trẻ để lắng nghe, để có những tác động kịp thời giúp trẻ phát triển tốt nhất trí thông minh của mình nhé.

Như Hà tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI