11 trò chơi tuyệt hay giúp con khám phá bản thân và thế giới xung quanh

Nếu biết cách tạo ra các trò chơi thú vị, bạn sẽ không phải tốn nhiều tiền mua đồ chơi mà vẫn giúp con thỏa sức vui chơi, học hỏi cũng như khám phá thêm nhiều điều về chính mình và thế giới xung quanh.

banner ads

Theo đó, bạn hãy hòa vào các trò chơi cùng con. Khi ấy, bạn sẽ phát hiện được rất nhiều điều về khả năng của bé.

1. Các trò chơi dành cho mọi lứa tuổi

Chơi với nước

39898-tro-choi-2.jpg

Chơi bong bóng với bé cũng là một ý tưởng rất hay

Dù là trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi hay các đứa trẻ lớn hơn thì việc ngâm mình trong bồn nước, vùng vẫy dưới một vũng nước hay nghịch nước ở các vòi sen đều là những trò mà trẻ có thể chơi mãi chẳng ngán.

Nếu bạn thực sự muốn bày trò chơi nào đó liên quan đến nước, hãy chuẩn bị một vài chai nhựa, ống nhựa, bọt biển, ống hút, phễu, tô nhựa hoặc bất cứ món đồ nào khác miễn không dễ vỡ. Bằng từng ấy dụng cụ, bạn và bé có thể tạo ra những chiếc thuyền chèo, chơi trò đánh trận giả dưới nước hoặc chỉ đơn giản là bơm nước vào bong bóng và chuẩn bị cho một cuộc "chiến" bùng nổ trong nước.

Lưu ý, khi cho trẻ chơi dưới nước, tuyệt đối không bao giờ được để trẻ một mình dù nước trong bồn chỉ khoảng 5cm.

Đọc sách cho bé nghe

Ngay khi bé còn nhỏ, bạn nên tìm những đầu sách phù hợp với bé và dùng nó để đưa bé đến với thế giới đa sắc màu qua các câu chuyện cổ, truyện anh hùng… Dần lớn hơn, các bé có thể nghe kể về lịch sử, các danh nhân thế giới và vô vàn những câu chuyện về muôn thú, cảnh vật… Thậm chí, bạn có thể đọc cho truyện cho trẻ ngay cả khi các bé chưa biết nói. Với âm thanh trầm bổng và giọng đọc truyền cảm từ bạn, chắc chắn bé sẽ tiếp thu thêm được rất nhiều vốn từ cho mình để sử dụng sau này

Thời gian bạn dành cho ra để đọc truyện cho các bé cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc thắt chặt tình cảm giữa con cái và bố mẹ.

2. Ý tưởng trò chơi cho bé từ 4 tháng tuổi

Lục lạc

Bạn có thể rửa một chiếc lon đựng nước trái cây và bọc bên trên bằng một chiếc bong bóng. Ngay lập tức, chiếc lon sẽ trở thành chiếc trống rộn vang để bé chơi đùa cả ngày. Cách khác, bạn có thể cho những hạt đậu vào lon nhôm, đậy kín nắp và biến nó thành chiếc lúc lắc vui tai. Nếu muốn bé chú ý hơn, có thể lắc nó ở trước mặt bé và kích thích bé với theo nó bằng mắt hoặc tay, thậm chí cả chân.

Lưu ý, nếu bạn cho bé chơi với đậu, hãy để mắt đến bé vì một số trẻ có thể nuốt và mắc nghẹn hạt đậu rất nguy hiểm.

3. Ý tưởng trò chơi cho bé từ 18 tháng

Chơi nặn hình

39899-tro-choi-3.jpg

Tự nhào bột nặn để bé được chơi an toàn

Bạn có thể làm cho bé một ít đất sét theo cách của riêng bạn. Chẳng hạn, cho 1 cốc nước vào nồi, thêm bột mì đa dụng, 2 muỗng canh kem đánh răng, 1/2 chén muối, 1 muỗng canh dầu ăn và một vài màu phẩm. Sau đó trộn thật đều và bắc lên bếp, khuấy cho đến khi bột dẻo. Khi bột nguội dần, hãy mang nó cho bé để tạo ra vô số hình thù mà bé thích.

Chơi nấu ăn

Hãy cho bé sử dụng muỗng, bát, cốc để thử đong thành phần nguyên liệu như thật với bột mì, đậu lăng, gạo, đường, bột sữa, trứng… Bạn và con bạn có thể trộn các nguyên liệu này lại với nhau và nhồi cho đến khi bột sẵn sàng để chế biến.

Vẽ và sơn

Sử dụng bút chì màu hoặc sơn bột. Sau đó, chỉ cho bé biết làm cách nào để cầm cọ, giữ bút chì và dùng chúng để vẽ các hình ảnh xuất hiện trong đầu. Nếu bạn không có sẵn giấy, bạn có thể dùng vỏ hộp bột ăn dặm hoặc hộp ngũ cốc để làm thành giấy vẽ cho bé.

Làm rối

Bạn hãy dùng chiếc vớ và ít bìa cứng để làm ra những chú rối tay vô cùng đáng yêu. Tiếp đến, hãy vẽ lên giấy bìa một khuôn mặt bé thích (chim, chó, mèo,… ) và dán nó lên mặt vớ. Sau đó, bạn có thể dùng nó để kể cho bé nghe một câu chuyện hoặc biến nó thành một người bạn mới của con.

Đi bộ

Khuyến khích con đi bộ với bạn là cách để bạn có được những giờ phút riêng tư bên con. Mặc dù các bé có thể khiến bạn đi chậm hơn và mất thêm thời gian luyện tập nhưng nó sẽ rất có lợi cho bé và bạn.

4. Ý tưởng trò chơi cho bé từ 24 tháng

Thiết kế thời trang

39900-tro-choi-4.jpg

Bé muốn điệu với các bộ trang phục mình tạo ra

Hãy thu thập trọn bộ mũ cũ, túi xách, găng tay, khăn quàng cổ, váy ngủ, khăn rèm và cả khăn bàn. Nếu bạn không trữ những món đồ cũ này trong nhà, có thể hỏi xin từ bạn bè. Với các món đồ này, bạn lưu ý không chọn những ruy băng dài, dây thừng hoặc bất cứ dải dây nào có thể quấn cổ bé trong lúc nô đùa.

Dùng một ít giấy bìa và cắt thành mặt nạ. Khoét thêm đôi mắt và miệng, sau đó cột dây thun phía sau để bé có thể đeo mặt nạ vào và sẵn sàng cho màn trình diễn catwalk.

Xem phim

Bạn không khuyến khích trẻ dưới 2 tuổi xem ti vi. Ngay từ khi bé bắt đầu lên 2, bạn đã phải đặt ra những quy tắc riêng để giúp bé tránh khỏi các thiết bị này. Tuy nhiên, nếu bạn biết sử dụng nó để tạo ra những giờ sinh hoạt chung của gia đình thì mọi chuyện sẽ khác. Chẳng hạn, vào mỗi cuối tuần, cả nhà sẽ cùng sum vầy để xem một bộ phim phù hợp nhất với gia đình. Vừa xem, bạn vừa thuyết minh lại cho bé để bé hiểu dần mình đang xem gì.

5. Ý tưởng trò chơi cho bé từ 30 tháng

Sáng tạo mô hình

39901-tro-choi-5.jpg

Mô hình đồ chơi bé sáng tạo thật đáng yêu

Hãy thu thập các hộp carton, thùng giấy, hũ sữa chua hoặc bất cứ món đồ nào khác mà bạn có thể nghĩ đến. Sau đó hãy tìm mua cho bé một hũ keo có kèm theo bàn chải và để bé được sáng tạo theo ý muốn bằng cách ghép các khổ giấy lại với nhau.

6. Cách chọn đồ chơi an toàn

Khi mua đồ chơi cho bé, bạn nên tìm kiếm logo các thương hiệu sản xuất đồ chơi uy tín để đảm bảo mua hàng chính hàng. Điều này sẽ giúp các bé tránh được các nguy cơ nhiễm độc.

Nếu bạn mua đồ chơi trên mạng, hãy truy cập vào chữ “Which?” có trên trang web để xem các biểu tượng an toàn khác.

Khi mua đồ chơi cũ, thú bông cũ ở các hàng chợ, bạn nên cẩn trọng vì chúng không thể đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Các loại đồ chơi cho trẻ đúng chuẩn thường có ghi rõ trên nhãn về số tuổi phù hợp để sử dụng. Nếu một món đồ chơi được ghi chú với dòng chữ "Không thích hợp cho trẻ em dưới 36 tháng", bạn biết rằng không nên mua nó cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

Trước khi mua bất kỳ món đồ chơi nào, nên kiểm tra các cạnh sắc nhọn hoặc các bộ phận nhỏ thật cẩn thận vì chúng có thể khiến con bạn gặp tai nạn.

7. Cảnh báo với pin nút

39902-tro-choi-6.jpg

Pin nút là một nguy cơ tiềm ẩn tai nạn nuốt dị vật ở trẻ nhỏ

Một số đồ chơi điện tử sử dụng loại pin tròn được gọi là pin nút. Đây là một nguy cơ tiềm ẩn tai nạn nuốt dị vật ở trẻ nhỏ. Ngoài ta, chúng cũng có thể gây bỏng nghiêm trọng các vùng mũi, tai, họng nếu bé nuốt phải.

Giữ pin nút xa tầm tay của con và đảm bảo các ổ chứa pin đều được bảo vệ đúng cách.

Nếu bạn nghi ngờ con đã nuốt pin nút, hãy đưa bé đến ngay bệnh viện.

8. Các nhu cầu đặc biệt đối với mỗi loại đồ chơi

Đồ chơi dành cho trẻ em được sử dụng theo nhu cầu đặc biệt nhất thiết phải phù hợp với độ tuổi phát triển và khả năng của bé.

Nếu con của bạn đang sử dụng một món đồ chơi dành cho một nhóm tuổi trẻ hơn, hãy chắc chắn rằng bé sẽ không đập phá và làm vỡ chúng.

Đồ chơi có thể gây hại cho đôi mắt của bé nếu có kết cấu quá nhỏ, nhọn và được dùng để khám phá bằng tay hoặc miệng.

Với những trẻ chậm nói, bé sẽ cần món đồ chơi để kích thích ngôn ngữ, chẳng hạn như các câu đố liên kết giữa âm và ngón tay hoặc âm và hình ảnh thích hợp.

Yeutre.vn

Nguồn: NHS

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI