Dưới đây là một vài cách mẹ có thể tham khảo để rèn luyện tính tự lập hiệu quả cho con:
1. Dạy trẻ những kỹ năng cơ bản
Ngay từ khi trẻ lên 3, mẹ cần phải lưu ý rèn cho trẻ những kỹ năng sau:
Trẻ có thể tự mặc quần áo ngay từ khi còn nhỏ
- Kỹ năng chăm sóc bản thân: tự mặc quần áo, cởi đồ, rửa tay, đánh răng rửa mặt, chuẩn bị đồ đi học, tự xúc ăn… đây đều là những kỹ năng cơ bản và trẻ hoàn toàn có thể làm được. Mẹ nên dạy trẻ từng bước và kiên quyết không làm thay trẻ. Thời gian đầu trẻ có thể làm chưa tốt, nhưng sau một thời gian trẻ chắc chắn sẽ làm tốt hơn.
- Kỹ năng giữ vệ sinh: đó là tự thu dọn đồ chơi, quần áo, xả bồn cầu sau khi đi vệ sinh, bỏ rác vào thùng… nhờ đó trẻ sẽ biết sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình hơn.
- Kỹ năng giúp đỡ người khác: lấy đồ uống, chén cơm, bật quạt, tivi, tưới cây, xách đồ nhẹ… nhờ có sự giúp đỡ của trẻ mẹ sẽ thấy công việc nhà nhẹ nhàng và nhiều thời gian thư giãn hơn rất nhiều.
2. Hướng dẫn trẻ làm việc cùng mọi người
Cả nhà cùng làm việc sẽ giúp trẻ có trách nhiệm hơn
Trẻ tuy còn nhỏ nhưng không phải là không biết làm gì. Không ít cha mẹ cho rằng, để trẻ làm cùng sẽ “vướng tay, vướng chân”, vô tình đã hình thành tính cách lười biếng, ỉ lại ở con. Vì vậy, khi mẹ nấu cơm nên cho trẻ tham gia nhặt rau, khi mẹ dọn cơm trẻ cũng có thể phụ mẹ bê chén, mẹ rửa bát trẻ sẽ lau bàn ăn… Mỗi công việc nhỏ, nhưng khi làm cùng nhau trẻ sẽ thêm hứng thú và rèn luyện được nhiều kỹ năng hơn. Ngoài ra, nếu mẹ sợ trẻ làm hỏng đồ thì có thể sắm các loại bát chén bằng nhựa cao cấp chẳng hạn hoặc hướng dẫn con từ từ.
3. Phân công công việc rõ ràng
Trẻ có thể tự làm rau phụ mẹ nấu bếp
Khi trẻ đã quen dần với một số kỹ năng cở bản, mẹ nên lập kế hoạch phân công công việc cụ thể cho trẻ để trẻ hiểu rằng, trẻ cũng là thành viên trong gia đình, cũng phải có trách nhiệm trong gia đình. Ví dụ, khi mẹ nấu cơm trẻ phải phụ mẹ nhặt rau, khi mẹ đi siêu thị, trẻ phụ mẹ xách hàng (nhẹ), khi mẹ đi làm về, trẻ phụ mẹ cất đồ…
4. Luôn duy trì thói quen cho trẻ
Khi đã hướng dẫn trẻ làm các công việc cá nhân, việc nhà, mẹ phải duy trì thói quen này của trẻ thường xuyên. Nhờ vậy, trẻ ghi nhớ được các công việc và hình thành thói quen làm việc vào mỗi giờ nhất định như giờ cơm, giờ học, giờ mẹ đi làm, đi chợ…
5. Không thỏa hiệp với trẻ
Mẹ không nên thỏa hiệp với trẻ
Điều này nghe có vẻ cực đoan nhưng đây lại là cách tốt nhất để mẹ đưa trẻ vào nề nếp khuôn khổ của gia đình. Vì trẻ còn quá nhỏ, tâm lý chung là thích chơi hơn làm nên sẽ không chịu làm việc và đòi chơi. Mẹ cần nghiêm khắc và hướng dẫn trẻ làm việc nhà để hình thành thói quen hàng ngày cho trẻ. Chỉ cần một lần mẹ thỏa hiệp nghĩa là trẻ đã thắng.
6. Rèn luyện cho con càng sớm càng tốt
Rèn luyện tính tự lập cho trẻ càng sớm càng tốt
Đừng đợi con đến tuổi trưởng thành mới bắt đầu dạy con tính tự lập. Các cụ có câu “tre già khó uốn”, vì vậy, hãy uốn nắn, dạy dỗ khi con còn nhỏ để hình thành nhân cách tốt sau này.
7. Khen và khuyến khích khi con làm tốt công việc
Tuyệt đối không lạm dụng quà cáp để khuyến khích con
Khi trẻ làm tốt, mẹ đừng ngại mà không tặng trẻ một lời khen. Điều này sẽ khuyến khích, động viên trẻ cho những lần tiếp theo. Tuy nhiên, việc khen, khuyến khích không nên quá đà và làm dụng bằng tiền hay quà vặt. Vì như vậy, trẻ vô tình sẽ chỉ làm tốt vì mục đích nhận thưởng chứ không phải vì trẻ cảm thấy đó là trách nhiệm của trẻ.
Yeutre.vn (Tổng hợp)