Mắc rubella khi mang thai: Ác mộng của mọi bà bầu

Là một loại bệnh truyền nhiễm do virus rubella gây ra, nên tất cả mọi người đều có thể mắc rubella, trong đó nguy hiểm nhất là phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu.

banner ads

Bệnh rubella hay còn có tên gọi khác là rubêôn hay bệnh sởi Đức. Bệnh này có đặc điểm là có thể gây thành dịch và có triệu chứng phát ban giống bệnh sởi. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, hoặc người khỏe mạnh tiếp xúc với dịch nước mũi, nước miếng của người bệnh hay các vật dụng mà người bệnh đã tiếp xúc qua...

Bệnh rubella phát triển thuận lợi trong môi trường thiếu sáng, chật chội và vệ sinh kém. Người bệnh có thể lây truyền bệnh cho người khác khoảng 2 tuần trước khi phát bệnh và sau khi bệnh đã khỏi.

25913-3.jpg
Thời kỳ thai nghén mẹ bầu nên nghỉ ngơi và giữ sức khỏe thật tốt để con khỏe mạnh chào đời.

Mặc dù là một bệnh lây nhiễm không nguy cấp (không gây nên những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh) nhưng khá nghiêm trong, nhất là đối với phụ nữ mang thai. Thai phụ nếu mắc rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gặp những tai biến trong thai kỳ như:

  • Sẩy thai
  • Thai chết trong tử cung
  • Khiến thai nhi mắc các dị dạng: các khuyết tật về tim, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ…

Dưới đây là tất cả những điều cần biết về rubella giúp mẹ bầu tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất để phòng chống bệnh này đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và con.

1. Thời kỳ ủ bệnh

Thời kỳ này kéo dài khoảng 2 tuần và mặc dù đã bị nhiễm bệnh mẹ bầu cũng chưa có những biểu hiện bệnh tình cụ thể nào.

2. Thời kỳ phát bệnh

Khi bệnh đã phát các triệu chứng dưới đây sẽ xảy ra.

Sốt:Các triệu chứng ban đầu sẽ là sốt ở mức 38,5 độ C. Thường mẹ bầu cũng sẽ cảm thấy đau đầu và mệt mỏi.

Nổi hạch:Sau khi sốt các hạch bắt đầu xuất hiện tại các vị trí như bẹn, khuỷu tay, cổ, xương chẩm. Và các hạch thường là dấu hiệu báo trước phát ban xuất hiện 1 ngày sau đó.

Phát ban:Ban xuất hiện sau khi nổi hạch một ngày với các nốt hình bầu dục có đường kính từ 1mm đến 2mm. Chúng mọc thành từng mảng hoặc có thể xuất hiện riêng rẽ trên cơ thể. Sau 1 ngày thì ban phát khắp cơ thể.

25912-2.jpg
Sốt và đau đầu là những triệu chứng ban đầu của bệnh.

Khác với ban sởi, ban rubella không phải là những nốt mờ mịn và mọc theo một trật tự nhất quán từ đầu xuống mặt như ban sởi.

Đau khớp:Các triệu chứng đau khớp hoặc đau nhứt khắp cơ thể cũng sẽ xuất hiện. Đặc biệt là ở các khớp như khớp tay hay cổ chân, đầu gối. Cảm giác đau này tuy dữ dội nhưng không để lại di chứng gì sau này cho mẹ bầu.

Các thể lâm sàng của rubella

  • Rubella bẩm sinh:Virus bệnh có thể thông qua mẹ và khiến thai nhi bị nhiễm bệnh. Lúc này bé sẽ mắc bệnh rubella bẩm sinh. Biểu hiện bệnh ở trẻ là gan to, lá lách to và da bị vàng. Trẻ sơ sinh cũng có thể bị chảy máu rốn do giảm tiểu cầu, có thể bị chảy máu cam hay xuất huyết tiêu hóa. Trẻ bị bệnh bẩm sinh có thể bị dị tật ở não,tim hay mắt.
  • Các biến chứng dị tật của thai nhi:Nếu mẹ bầu bị mắc rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ thì nguy cơ sẩy thai hay thai chết lưu là rất lớn. Trẻ ra đời có thể bị một số vấn đề nghiêm trọng như chậm lớn, thiếu cân và dị tật bẩm sinh.

3. Thời kỳ lui bệnh

Các triệu chứng trong thời kỳ phát bệnh sẽ tự hết sau khoảng thời gian bạo phát 3-4 ngày. Sau đó, người bệnh sẽ miễn dịch với căn bệnh này.

4. Điều trị bệnh

Bệnh không có thuốc đặc trị và lành tính nên cơ thể sẽ tự tạo được kháng thể kháng bệnh. Tuy nhiên trong giai đoạn phát bệnh cơ thể thường suy yếu nên cần chăm sóc chu đáo. Nên cho ăn thức ăn lỏng, bổ sung đủ nước cho cơ thể và nên ăn nhiều trái cây. Đồng thời nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày.

5. Phòng bệnh

25911-1.jpg
Cách phòng bệnh tốt nhất cho mẹ bầu là nên tiêm vắc xin trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

- Cách tốt nhất để phòng bệnh hiệu quả là tiêm vắc xin. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tiêm vắc xin phòng rubella trước khi mang thai ít nhất 3 tháng để bảo đảm an toàn cho trẻ nhé. Trường hợp nếu mẹ bị nhiễm rubella hoặc đang sống trong vùng có dịch nên đi xét nghiệm để tìm kháng thể đặc hiệu của virus giúp chẩn đoán chính xác bệnh. Sau đó đến gặp bác sĩ sản khoa để được hướng dẫn xử trí thích hợp.

- Cách ly người bệnh và không tiếp xúc với người bệnh để phòng ngừa lây lan và lây nhiễm bệnh này. Không dùng chung đồ dùng với người bệnh, sát trùng, vệ sinh phòng người bệnh sạch sẽ, thông thoáng.

- Không đến những chỗ đông người, nhất là khi mùa dịch đang xảy ra. Khi có việc cần thiết đến những nơi đông người, hãy cẩn thận đeo khẩu trang để phòng bệnh lây qua đường hô hấp, không khí.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI