1. Đau bụng dưới khi mang thai với tình trạng đau bụng tăng lên và kèm chảy máu
Nếu bạn đang ở giai đoạn tuần thứ 6 đến tuần thứ 10 của thai kỳ, bạn bị đau bụng dưới với mức độ tăng dần đến dữ dội, kèm theo biểu hiện chảy máu âm đạo thì cần phải đi bệnh viện ngay. Vì khả năng có thể bạn đang mang thai ngoài tử cung.
Chúng ta đều biết rằng, có thai ngoài tử cung là tình trạng khá nghiêm trọng. Thai ngoài tử cung có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn ở nhiều mức độ. Nghiêm trọng nhất tình trạng này còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. Nhiều trường hợp nguy hiểm có thể dẫn đến xuất huyết ồ ạt, thậm chí có thể tử vong nếu không có cách xử lý kịp thời.
Do vậy, nếu bạn đang ở thời gian dưới 3 tháng đầu thai kỳ, gặp tình trạng đau bụng tăng dần kèm chảy máu thì cần đi thăm khám kiểm tra càng sớm càng tốt.
2. Đau bụng liên tục, kéo dài, không giảm kèm tình trạng chảy máu dạng loãng
Nếu bạn đang ở trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ , bị đau bụng dưới kéo dài kèm theo tình trạng chảy máu âm đạo có dạng loãng, thêm vào đó bạn còn đau lưng và dạ dày như bị căng cứng thì bạn cũng cần đi bệnh viện ngay. Do, trường hợp này có thể liên quan đến tình trạng nhau bong non.
Nhau bong non có thể ở các thể dạng nhẹ hoặc nặng nhưng đều nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của thai nhi. Đây là tình trạng cấp cứu sản khoa và bạn cần phải được xử lý nhanh nhất có thể. Gặp tình trạng nhau bong non, sẽ có các khả năng như mẹ bầu sẽ được giục sinh sinh thường qua ngả âm đạo hoặc mổ lấy thai cấp cứu.
3. Đau bụng theo cơn co thắt như chuyển dạ kèm chảy máu có mô hoặc máu đông
Đau bụng theo cơn co thắt như chuyển dạ kèm chảy máy có mô hoặc máu đông cũng là trường hợp cần đi bệnh viện ngay. Thường trường hợp này có thể gặp ở khoảng 13 tuần đầu đến trước tuần 20 của thai kỳ. Đây có thể là dấu hiệu hiệu sảy thai hay biểu hiện của tình trạng sảy thai. Tùy theo tuần thai mà mức độ đau bụng và lượng máu chảy có thể khác nhau. Bạn đều cần được thăm khám để xác định rõ tình trạng.
Bạn cũng lưu ý rằng, có một số trường hợp bạn phải chú ý hơn bình thường, nếu như bạn nằm ở trong khả năng sảy thai cao. Ví dụ:
- Bạn từng sảy thai trước đây.
- Bạn làm việc trong môi trường có tiếp xúc với hóa chất.
- Bạn mang thai khi lớn tuổi.
- Bạn có bệnh lý về tử cung.
- Bạn có nguy cơ mắc tiểu đường cao, tức kiểm soát lượng đường trong cơ thể kém.
Và một số nguy cơ khác. Nếu thế, nếu xuất hiện những cơn đau bụng trước tuần 20 của thai kỳ kèm theo chảy máu dù ít hay nhiều, bạn cũng cần phải đi thăm khám ngay.
4. Đau bụng dưới kèm đi tiểu rát, đau lưng, khó chịu có thể kèm sốt và buồn nôn
Trường hợp này được dự đoán là khả năng nhiễm trùng đường tiết niệu là cao nhất. Cho dù là nhiễm trùng ở mức độ nào bạn cũng phải rất cẩn trọng. Vì, tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu rấ dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Do đó, nếu bạn gặp các triệu chứng như tiểu rát, kèm đau lưng, cảm thấy khó chịu, có kèm sốt và buồn nôn, bạn cũng cần đến bệnh viện để tham khám sớm nhất có thể. Xác định tình trạng để điều trị sớm nhất, nhằm tránh dẫn đến bệnh nặng. Một khi nhiễm trùng đường tiết niệu trở nặng và điều trị không kịp thời, hoàn toàn có thể dẫn đến biến chứng, ảnh hưởng đến thai nhi.
5. Đau bụng dưới kèm đau phía dưới xương sườn bên phải, mệt mỏi, hoa mắt và thị lực giảm
Nếu tình trạng này xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ, đây sẽ là dấu hiệu có thể liên quan đến tiền sản giật cao. Bạn cũng biết đấy, tiền sản giật là nỗi lo của hầu hết mọi mẹ bầu. Tiền sản giật không chỉ nguy hiểm đến thai nhi mà còn nguy hiểm cho mẹ nữa. Vì thế, nếu ở giai đoạn thai kỳ trên bạn gặp phải những dấu hiệu có vẻ bất thường dù nhẹ như mệt mỏi, hoa mắt, thị lực giảm, xuất hiện tình trạng đau phía dưới xương sườn bên phải nữa thì rất đáng lưu tâm. Lúc này, bạn cần đi bệnh viện thăm khám ngay nhé.
Đau bụng dưới khi mang thai là tình trạng cần được lưu ý kỹ để có thể can thiệp kịp thời khi cần thiết. Đau bụng dưới dù ở mức độ nào hay kèm biểu hiện nào khác hay không, đều được theo dõi kỹ càng. Điều này nhằm bảo vệ sức khỏe cũng như an toàn cho thai kỳ của bạn. Chúc bạn luôn khỏe, theo dõi sức khỏe của mình thật kỹ lưỡng để phát hiện sớm những tình trạng không tốt (nếu có) để luôn có phương án xử lý tốt nhất.
Nguồn tham khảo: Medical News Today, NHS & Healthline
Cát Lâm tổng hợp