Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi cho các chị em tham khảo

Chắc hẳn, nhiều chị em đang rất thắc mắc, liệu dấu hiệu có thai sau chuyển phôi sẽ xảy ra những biểu hiện như thế nào? Bởi, sau giai đoạn chuyển phôi, quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tạm thời khép lại. Và người mẹ sẽ chờ đợi những dấu hiệu có thai sớm nhất, để biết kết quả thụ tinh có thành công hay không. Ở bài viết dưới đây, Yeutre.vn sẽ giúp các chị em cùng tìm hiểu rõ điều này một cách chính xác và cụ thể nhất. 

banner ads

Chắc hẳn nhiều chị em rất thắc mắc dấu hiệu có thai sau chuyển phôi bao gồm những gì?
Chắc hẳn nhiều chị em rất thắc mắc dấu hiệu có thai sau chuyển phôi bao gồm những gì. Ảnh: Interner

1. Thụ tinh trong ống nghiệm 

Trước tiên, chúng ta cũng cần điểm lại, thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp điều trị vô sinh, được khá nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn sử dụng hiện nay.

Trong quá trình để cấy phôi thai vào tử cung, người mẹ mất khá nhiều thời gian và công sức nên thường rất mong đợi kết quả vào thời gian sau khi hoàn thành chuyển phôi. Những chờ mong của mẹ sẽ được đền đáp với những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi.

Khi một cặp vợ chồng không may mắn bị vô sinh, hiếm muộn, họ sẽ phải tìm đến một số phương pháp hoặc công nghệ y học tiên tiến để hỗ trợ thụ thai.

Một trong những phương pháp y học được nhiều cặp vợ chồng áp dụng hiện nay là thụ tinh trong ống nghiệm. Quá trình này gồm 2 bước:

  • Đầu tiên, thụ tinh trứng của người vợ với tinh trùng của người chồng trong phòng thí nghiệm.
  • Sau đó cấy phôi của quá trình này vào trong tử cung của người vợ.

2. Chuyển phôi là gì

Chuyển phôi là bước thứ 2 của quy trình thụ tinh nhân tạo. Sau khi trứng thụ tinh tạo thành phôi thai được khoảng 48 giờ, sẽ được bác sĩ đưa vào tử cung của người mẹ để phôi thai bắt đầu làm tổ.

Để tăng khả năng thụ thai thành công, mỗi lần chuyển phôi, bác sĩ sẽ đưa khoảng 2 - 3 phôi thai vào tử cung mẹ.

Công đoạn chuyển phôi vào cổ tử cung của chị em thường được diễn ra sau khi người phụ nữ rụng trứng trong khoảng từ 2 đến 3 ngày, hoặc đã được các bác sĩ tiêm hormone ức chế khả năng rụng trứng một cách tự nhiên trước đó. Điểm đích cuối cùng muốn hướng tới là để lớp niêm mạc tử cung của phụ nữ trở nên dày hơn, sẽ giúp phôi thai dễ dàng để làm tổ hơn.

quá trình chuyển phôi
Chuyển phôi thường được tiến hành sau khi người mẹ rụng trứng từ 2 - 3 ngày. Ảnh: Internet

Thông thường, sau khi thụ tinh nhân tạo khoảng 14 ngày, các bác sĩ sẽ yêu cầu chị em làm xét nghiệm máu đo nồng độ hormone beta hCG, để xem phôi có làm tổ thành công hay không. Tuy nhiên, chị em có thể chú ý ngay những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi dưới đây, để cẩn thận hơn khi chăm sóc bản thân.

3. Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi thành công

3.1 Bụng dưới có cảm giác đau nhói, nặng bụng

Sau khi chuyển phôi, phôi thai sẽ di chuyển xung quanh tử cung của chị em để tìm chỗ làm tổ. Trong lúc diễn ra quá trình di chuyển, nó sẽ vẫn tiếp tục phân chia các tế bào nhỏ.

Trường hợp đặc biệt, phôi thai đã làm tổ trong tử cung sẽ khiến chị em cảm thấy bụng dưới nặng trĩu và đôi lúc đau âm ỉ (đau nhẹ). Đây được xem là một trong những dấu hiệu bạn đã mang thai sau chuyển phôi điển hình nhất. Các chị hãy nhớ lưu ý dấu hiệu này nhé.

Trong khoảng thời gian này, mẹ nên hạn chế đi lại, lên xuống cầu thang hay quan hệ vợ chồng để phôi thai có thể bám chắc vào tử cung.

Bụng dưới có cảm giác đau nhói, nặng bụng
Bụng dưới có cảm giác đau nhói, nặng bụng là dấu hiệu có thai sau chuyển phôi. Ảnh: Internet

3.2 Căng tức ngực

Hầu như liên quan đến các dấu hiệu mang thai, thông thường đều có triệu chứng căng tức ngực, và không loại trừ dấu hiệu có thai sau chuyển phôi.

Sau khi quá trình chuyển phôi đã diễn ra thành công, chị em hãy thử cảm nhận điểm khác biệt của phần ngực mình. Bạn sẽ cảm thấy căng tức bầu ngực, và dường như kích thước của ngực càng ngày càng to dần lên, theo sự gia tăng kích thước của thai nhi trong bụng mẹ. 

Nếu chú ý quan sát rõ hơn, chị em sẽ cảm nhận kích thức của cả hai bầu ngực không đồng đều, bên to bên nhỏ. 

3.3 Cảm giác nóng trong người vì thân nhiệt tăng lên

Thân nhiệt tăng lên sau khi trứng đã làm tổ thành công, là một trong những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi và có thể gặp ở hầu hết phụ nữ mang thai.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do: sự gia tăng tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể, để phục vụ quá trình nuôi dưỡng thai nhi, và sự thay đổi nồng độ hóc môn thời kỳ mang thai.

Cảm giác nóng trong người vì thân nhiệt tăng lên
Cảm giác nóng trong người vì thân nhiệt tăng lên. Ảnh: Internet

3.4 Cơ thể mệt mỏi

Nếu thời gian sau chuyển phôi bạn cảm thấy cơ thể đôi lúc mệt mỏi vô cùng, thì xin chúc mừng bạn, nó cũng là dấu hiệu điển hình khi phôi đã làm tổ thành công đấy. Đừng lo lắng, hãy cố thư giãn và nghỉ ngơi.

Sở dĩ cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, là vì nó phải hoạt động mạnh mẽ cũng như tăng tốc độ hơn rất nhiều so với lúc chưa mang thai. Để chuẩn bị cho thật tốt quá trình phát triển của thai nhi đang dần hình thành trong bụng mẹ. 

3.5 Ra huyết trắng hoặc ra máu âm đạo

Lượng hormone cao hơn mức bình thường, cũng khiến các mẹ gặp rắc rối vì âm đạo lúc nào cũng ẩm ướt, khó chịu trong vài ngày đầu.

Các chuyên gia nhận định, sở dĩ có hiện tượng ra máu khi đã chuyển phôi thành công, là do phôi trong lúc di chuyển để tìm nơi làm tổ, phôi thai có thể gây ra một vài tổn thương không đáng kể cho lớp nội mạc cổ tử cung. Nhưng cũng đừng quá lo lắng, chị em sẽ chỉ thấy một vài giọt máu màu nhạt và xuất hiện trong khoảng từ 1 đến 2 ngày rồi biến mất. 

Ra huyết trắng hoặc ra máu âm đạo
Ra huyết trắng hoặc ra máu âm đạo cũng là dấu hiệu có thai sau chuyển phôi. Ảnh: Internet

4. Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì thử que

Nhiều chị em vừa sốt ruột vừa lo lắng khi thấy xuất hiện những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi này, đã vội vàng mua que thử thai về thử. Tuy nhiên, bạn có biết, kết quả thử thai trong thời gian này đôi lúc sẽ không được chính xác. Bởi vì, do tác động của lượng hormone tiêm vào cơ thể khi làm thao tác chuyển phôi vào tử cung, sẽ làm kết quả thử sai lệch so với thực tế.

Các bác sĩ luôn khuyên chị em nên giữ một tâm thế thật thoải mái, nghỉ ngơi đầy đủ và phải quay lại bệnh viện sau khoảng 14 ngày để tiến hành làm các xét nghiệm kiểm tra máu. 

Trong thời gian trước, trong và sau khi tiến hành chuyển phôi, chị em cần phải tự chăm sóc bản thân cho thật tốt, tránh mắc một số bệnh. Bởi vì nếu bạn gặp phải một số vấn đề về sức khỏe, đơn giản như bệnh ho thôi, cũng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phôi thai làm tổ, và ổn định trong tử cung. Và nếu như không chắc chắn về những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi thành công, chị em hãy đến bệnh viện để được thăm khám cũng như theo dõi tốt hơn.

Sau khi quá trình chuyển phôi đã thành công, chị em sẽ có một chút thay đổi nhỏ cả về thể chất lẫn thói quen sinh hoạt hàng ngày. Chẳng hạn như bạn sẽ cảm nhận cơ thể rất mệt mỏi hơn trong một đến hai tuần đầu, và dường như bạn đã muốn ngủ trưa nhiều hơn và ngủ sớm hơn rất nhiều so với bình thường.  

Điều này hoàn toàn bình thường, tuy nhiên, một số chị em không cảm nhận được những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi nhỏ này. Ngoài ra, một số triệu chứng mang thai khác có thể gặp là bị co thắt hoặc chảy máu.

Nhưng nếu phôi thai làm tổ cao trên thành tử cung thì bạn sẽ không có dấu hiệu này. Một số những triệu chứng có thai khác có thể không xuất hiện cho đến giai đoạn sau của thai kỳ, khiến nhiều chị em lo lắng.

que thử thai không nên dùng
Không nên dùng que thử sau chuyển phôi vì có thể cho kết quả không chính xác. Ảnh: Internet

5. Những lưu ý để tránh chuyển phôi bị thất bại

  • Khi tiến hành chuyển phôi vào tử cung, mà chị em gặp phải tình trạng táo bón và cố gắng để rặn ép, sẽ khiến phôi thai rời khỏi nơi bám và rơi ra ngoài. Cách tốt nhất để hạn chế tình trạng táo bón, khó khăn trong việc đi vệ sinh, thì chị em nên bổ sung cho mình thật nhiều trái cây, chuối, cam, ăn khoai lang, uống nhiều nước lọc, ăn thật nhiều ra xanh và các loại hạt ngũ cốc bổ dưỡng. 
  • Đi tiểu sớm sau khi chuyển phôi bạn cũng nên lưu ý. Bạn nên uống thật ít nước trong thời gian chuyển phôi thôi nhé. Để sau khi chuyển phôi, thời gian mắc tiểu phải diễn ra càng lâu càng tốt.
  • Chị em nên hạn chế dùng điện thoại để tăng khả năng chuyển phôi thành công cao hơn. Nếu người thân trong gia đình có liên lạc, thì hãy nên liên hệ qua người khác và nhắn lại cho bệnh nhân.
  • Trong quá trình chuyển phôi, chị em không nên để tâm trạng luôn khó chịu, tức giận. Bởi khi bạn tức giận, sẽ gây nên tình trạng tức ngực, đau tim, tim đập nhanh hơn, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phôi thai.
  • Phải hạn chế uống nhiều cà phê và các chất kích thích khác, tốt nhất là nên "đoạn tuyệt" các món sẽ có thể ảnh hưởng tới quá trình làm tổ của phôi thai. Làm cho việc bám víu vào thành tử cung trở nên khó khăn, dẫn tới thất bại hoàn toàn. Tốt nhất, chị em thay thế các chất kích thích bằng việc ăn nhiều loại trái cây, và ăn uống đủ chất để phôi thai có thể phát triển tốt hơn.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ ngắn để cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Ngoài những lưu ý trên, bạn nên thực hiện đúng theo những yêu cầu của bác sĩ và uống thuốc theo đúng quy định và liều lượng.

tránh uống nước nhiều để đi tiểu nhiều
Tránh uống nước nhiều để đi tiểu nhiều sau chuyển phôi. Ảnh: Internet

Bình thường, những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi thành công sẽ xuất hiện sau khoảng 8 đến 14 ngày, tùy vào cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, sau 14 ngày bạn nên tới bệnh viện xét nghiệm máu để biết chính xác mình có thai hay không. Người phụ nữ cần phải chuẩn bị thật tốt cả về thể chất lẫn tinh thần, để có thể nuôi dưỡng thai nhi được khỏe mạnh. Đồng thời, chị em cũng cần theo dõi sát sao những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi thành công, để sớm phát hiện và xử lý kịp thời các vấn có thể xảy ra, vì sức khỏe, cũng như vì một khởi đầu thuận lợi cho thai kỳ. 

Khánh Nhi tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI