Chuẩn bị đồ đi sinh mổ và những điều mẹ bầu cần lưu ý

Chuẩn bị đồ đi sinh mổ là việc mà có lẽ mẹ bầu nào có kế hoạch hoặc được chỉ định sinh mổ - đều muốn sắp xếp trước một cách chu đáo. Dù rằng mẹ sinh mổ có thể biết trước ngày giờ sinh của mình, không như mẹ sinh thường – luôn phải trong tư thế sẵn sàng vì không biết chính xác lúc nào em bé sẽ chào đời, nhưng việc chuẩn bị như thế nào cho thời gian vượt cạn sắp tới cũng rất cần và cũng khiến nhiều mẹ không khỏi bối rối. Chúng ta hãy cùng xem mình nên lưu ý những gì về vấn đề này, để việc chuẩn bị diễn ra suôn sẻ và ít thiếu sót nhất nhé. 

banner ads

Chuẩn bị đồ đạc để đi sinh mổ
Chuẩn bị đồ đi sinh mổ có nhiều điều bạn cần lưu ý. Ảnh Internet 

1. Mẹ cần lưu ý những gì khi chuẩn bị đồ đi sinh mổ

Thông thường, “hành lý” mẹ sinh mổ mang theo khác một chút so với mẹ sinh thường vì mẹ sinh mổ sẽ phải ở lại bệnh viện lâu hơn. Cụ thể mẹ cần lưu ý những điểu sau:

1.1. Chuẩn bị đồ đạc sẵn sàng vài tuần trước ngày sinh

Mặc dù ngày sinh mổ của bạn đã được sắp xếp cụ thể, nhưng vẫn có khả năng bạn sinh thường và sớm hơn kế hoạch dự định. Vì vậy hãy chuẩn bị đồ đạc cần thiết ít nhất 1 tháng trước ngày mổ dự kiến của bạn. 

Bà bầu chuẩn bị đồ đi sinh
Bạn nên chuẩn bị đồ đạc cần thiết trước 1 tháng. Ảnh Internet 

1.2. Hãy mang những đồ đạc cần cho bạn

Vì sau khi sinh mổ bạn phải ở lại bệnh viện ít nhất 5-7 ngày, do vậy, bạn hãy mang theo những món đồ khiến bạn thấy thoải mái trong thời gian ở lại bệnh viện. Cụ thể bao gồm những vật dụng sau:

  • Tất cả giấy tờ cần thiết: đặc biệt là giấy tờ tùy thân và bảo hiểm vì bệnh viện có thể cần đến chúng để làm các thủ tục liên quan đến cuộc sinh của bạn.
  • Một chiếc điện thoại đầy pin, một chiếc thẻ điện thoại trả trước và một danh sách những người mà bạn muốn gọi điện/ nhắn tin thông báo sau khi bạn sinh em bé.
  • Nhưng vật dụng cá nhân của bạn như: bàn chải đánh răng, kem đánh răng, son dưỡng môi, lược chải đầu, đồ trang điểm, băng đô cài tóc (cho gọn). Nếu bạn muốn dùng dầu gội, sữa tắm, sữa dưỡng thể của mình thì cũng nên mang theo (dù nhiều bệnh viện có cung cấp các vật dụng này). 
Vật dụng cá nhân
Mang những vật dụng cá nhân cần thiết cho bạn. Ảnh Internet
  • Kính đeo hoặc kính sát tròng.
  • Quần áo cần thiết như áo ngực cho bé bú, quần lót phù hợp và áo choàng tắm, áo ngủ, dép, vớ nếu chúng giúp bạn thấy thoải mái hơn.
  • Một bộ quần áo rộng rãi để bạn mặc khi xuất viện. Bạn hãy đảm bảo phần lưng hoặc đai của những chiếc quần bạn chuẩn bị không cọ sát vào khu vực vết mổ sau sinh . Bạn hãy chuẩn bị thêm một chiếc áo khoác mỏng dài tay cho mình nữa nhé.
  • Hãy mang theo thêm bất cứ vật dụng gì giúp bạn thấy vui vẻ hơn, từ chiếc gối yêu thích, một quyển sách, máy nghe nhạc, những bức hình chụp, sách về chăm sóc trẻ sơ sinh hoặc một quyển nhật ký để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ khi em bé chào đời, cũng như khoảng thời gian sau đó. 
Áo khoác mỏng
Chuẩn bị cho mình chiếc áo khoác mỏng dài tay nữa nhé. Ảnh Internet 

1.3. Hãy mang những đồ đạc cần thiết cho em bé

Bên cạnh những vật dụng cần thiết cho bạn, bạn cũng cần mang theo những đồ đạc cần cho em bé, cụ thể như:

  • Quần áo mặc khi ra viện: bạn hãy mang theo ít nhất một bộ đồ kèm theo vớ và mũ mềm để mặc cho bé khi ra viện. Hầu hết các bệnh viện đều cung cấp quần áo cho em bé, nhưng bạn vẫn có thể mang theo nếu bạn muốn.
  • Một chiếc khăn lớn để quấn bé: bệnh viện có thể cung cấp khăn khi bạn còn ở đó, nhưng bạn nên mang theo khăn của mình để quấn cho bé khi đưa con về nhà.
  • Ghế ngồi ô tô hoặc nôi chuyên dụng cho trẻ sơ sinh . Bạn nên chuẩn bị sẵn sàng vì bệnh viện sẽ không cho bạn đưa bé xuất viện nếu thiếu chúng.  
Đồ dùng cho em bé
Chuẩn bị chu đáo đồ dùng cho em bé. Ảnh Internet 

1.4. Hãy chuẩn bị một số vật dụng cho cả “đối tác” của bạn

Mặc dù hy vọng rằng ông xã của bạn sẽ tự chuẩn bị đồ đạc cần thiết cho mình khi ở lại bệnh viện cùng bạn và em bé, nhưng cũng không mất mát gì nhiều nếu bạn thể hiện sự chu đáo của mình bằng việc đóng gói cả đồ đạc cho anh ấy. Những đồ dùng đó có thể bao gồm:

  • Máy chụp hình/ quay phim cùng với cục sạc, thẻ nhớ hay pin nếu cần thiết.
  • Đồ dùng cá nhân như giày, quần áo, đồ ăn nhẹ, sách hoặc tạp chí, và tiền lẻ để đỗ xe hay mua cà phê/ đồ uống. 
Chuẩn bị đồ cho bố
Chuẩn bị đồ cho cả ông xã bạn nữa nhé. Ảnh Internet 

2. Hãy lưu ý gạch bỏ những vật dụng không cần thiết trong danh sách đồ dùng cần mang theo

Ngoài những đồ dùng cần thiết mà bạn nên đóng gói khi chuẩn bị đồ đi sinh mổ , bạn nên lưu ý cả những món không cần mang theo, bao gồm:

  • Nữ trang, tiền mặt hay bất cứ vật dụng có giá trị nào. Tiền mặt hoặc thẻ để thanh toán các khoản viện phí khi sinh, hãy giao cho ông xã nhé. 
  • Tã và máy hút sữa vì bệnh viện sẽ cung cấp chúng cho bạn trong thời gian bạn còn lưu lại đó.
  • Thuốc điều trị của bạn (nếu có). Bạn hãy thông báo cho bác sỹ nơi bạn sinh những loại thuốc bạn đang dùng (nếu có, theo chỉ định của bác sỹ) trước, họ sẽ cung cấp chúng cho bạn trong thời gian bạn ở lại bệnh viện nếu chúng an toàn đối với bạn và em bé. 
Bà bầu dùng thuốc
Nếu bạn có đang dùng thuốc điều trị nào, hãy thông báo cho bác sỹ nơi bạn sinh biết. Ảnh Internet 

Chuẩn bị đồ đi sinh mổ theo những gì đã đề cập ở trên là việc mẹ bầu nên thực hiện sớm để tránh bị bối rối hay thiếu sót khi cận kề ngày sinh. Tốt nhất bạn hãy suy nghĩ và lên danh sách trước sau đó sắp xếp dần từng bước. Như vậy “hành lý” của bạn sẽ được đầy đủ nhưng gọn nhẹ và bạn có thể mang theo bất cứ khi nào cần thiết.

Theo Wikihow

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI