Cho bé bú bình như thế nào là đúng cách - những lưu ý hay và rất hữu ích dành cho bố mẹ

Cho bé bú đúng cách rất quan trọng, bao gồm cả việc bú bình, nhất là bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, các bố mẹ phải hết sức lưu ý nhé. Điều này có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé từ việc có cung cấp đủ lượng sữa cho bé, việc vệ sinh các dụng cụ pha đựng sữa hay việc lượng nước pha sữa có thực sự theo đúng chuẩn của nhà sản xuất,...Và dưới đây là những thông tin rất hữu ích dành cho các bố mẹ đang nuôi con bằng sữa công thức. Đương nhiên, cả các bố mẹ tương lai cũng nên tham khảo, vì những lưu ý này cũng rất cần thiết cho bạn.

banner ads

1. Những bước thông thường khi chuẩn bị pha sữa cho bé bú bình.

  • Bước 1: Đun sôi khoảng 1 lít nước sạch (không dùng nước đã đun sôi trước đó).
  • Bước 2: Để nước nguội dần trong vòng ít nhất 30 phút.
  • Bước 3: Làm sạch và khử trùng bề mặt nơi bạn sẽ dùng để pha sữa cho bé.
  • Bước 4: Rửa tay thật kỹ bằng xà phòng và hong khô tay.
  • Bước 5: Nếu bạn đang sử dụng máy khử trùng bằng nước lạnh, hãy loại bỏ hết phần nước thừa từ bình và núm vú, hoặc rửa bình và núm vú bằng nước đun sôi để nguội từ ấm đun (không phải từ vòi).
  • Bước 6: Đặt bình sữa lên mặt phẳng sạch.
Hãy chắc chắn mặt phẳng nơi bố mẹ đặt bình sữa là sạch.
Hãy chắc chắn mặt phẳng nơi bố mẹ đặt bình sữa là sạch. Ảnh Internet
  • Bước 7: Đặt nắp bình và núm vú lên phần nắp lật lên của bình khử trùng, tránh để trực tiếp chúng lên mặt phẳng nơi bạn pha sữa.
  • Bước 8: Pha lượng sữa theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất bằng nước bạn đã đun sôi và để nguội trước đó. Bạn hãy kiểm tra lại để đảm bảo chính xác lượng nước trong bình. Luôn luôn cho nước vào bình trước khi cho sữa bột.
  • Bước 9: Múc đầy muỗng sữa bột theo chỉ dẫn của nhà sản xuất sau đó gạt bằng muỗng bằng 1 con dao sạch, khô hoặc bằng dụng cụ kèm theo hộp sữa. Các loại hộp sữa khác nhau có các loại muỗng đi kèm khác nhau, hãy đảm bảo bạn chỉ sử dụng đúng loại muỗng đi kèm với hộp sữa mà bạn đang cho bé uống.
  • Bước 10: Đặt núm vú vào miêng bình và lắp phần vòng giữ vào bình.
  • Bước 11: Đậy nắp bình và lắc bình đến khi sưa bột hòa tan hết.
  • Bước 12: Kiểm tra nhiệt độ của sữa bằng cách xịt thử một lượng nhỏ lên mặt trong cổ tay bạn trước khi cho bé bú. Sữa nên ở nhiệt độ cơ thể nghĩa là hơi ấm chứ không nóng.
  • Bước 13: Nếu bé không bú hết lượng sữa đã pha, hãy bỏ phần thừa đi.
Hãy tuân thủ các bước chuẩn bị pha sữa cho bé bú bình bố mẹ
Hãy tuân thủ các bước chuẩn bị pha sữa cho bé bú bình bố mẹ nhé. Ảnh Internet

2. Những điều nên và không nên làm khi pha sữa công thức cho bé

  • Bởi vì hướng dẫn của các nhà sản xuất là khác nhau về lượng sữa và lượng nước cần dùng tùy vào sản phẩm của mình do đó việc tuân thủ các hướng dẫn là rất quan trọng.
  • Khi bạn pha sữa công thức , không nên pha thêm lượng sữa bột ngoài lượng theo hướng dẫn trên hộp sữa. Việc này có thể dẫn đến chứng táo bón và mất nước cho trẻ. Cho ít sữa bột quá có thể sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé.
  • Không cho thêm đường hay ngũ cốc vào bình sữa.
  • Không hâm nóng sữa công thức bằng lò vi sóng vì việc hâm nóng làm cho sữa nóng không đồng đều và có thể làm bé bị bỏng miệng.
Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất loại sữa mà bạn chọn
Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất loại sữa mà bạn chọn nhé. Ảnh Internet

3. Sữa công thức và sự dị ứng

Nếu bạn nghĩ bé có thể bị dị ứng với sữa công thức , hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi đổi loại sữa khác cho bé.

Thông thường, sữa công thức làm từ sữa bò thích hợp với hầu hết các bé khỏe mạnh và bú sữa công thức hoàn toàn, và cũng được khuyến cáo sử dụng hơn các loại sữa công thức làm từ đậu nành hay sữa dê.

Các hướng dẫn của Úc cũng không khuyến cáo sử dụng các loại sữa công thức khác, bao gồm cả sữa có dán nhãn giảm dị ứng để phòng ngừa dị ứng. Tuy nhiên, một số loại sữa công thức đặc biệt có thể được sử dụng theo lời khuyên của bác sỹ, nếu con bạn không thể dùng loại sữa công thức làm từ sữa bò vì lý do y tế.

Nếu con bạn bị dị ứng với loại sữa nào đó, hãy đổi loại sữa hoặc tham khảo ý kiến của bác sỹ vì sức khỏe của trẻ
Nếu con bạn bị dị ứng với loại sữa nào đó, hãy đổi loại sữa hoặc tham khảo ý kiến của bác sỹ vì sức khỏe của trẻ. Ảnh Internet

4. Vi khuẩn trong sữa công thức cho trẻ sơ sinh

Sữa bột công thức cho trẻ sơ sinh không phải là sản phẩm vô trùng. Thậm chí khi hộp thiếc và gói sữa được niêm phong, chúng đôi khi vẫn có thể chứa vi khuẩn, nhưng nguy cơ nhiễm khuẩn có hại vẫn rất thấp nếu sữa được pha đúng cách.

banner ads

Bé sẽ không mắc nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn có hại nếu sữa được pha đúng cách với nước ấm (ở nhiệt độ cơ thể) đã được đun sôi trước đó, và sử dụng trong vòng 1 giờ sau khi pha. Tuy nhiên nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ xảy ra nếu vi khuẩn gặp điều kiện thuận lợi để sinh sôi ví dụ như sữa được bảo quản kém.

Để kiểm soát hiệu quả sự phát triển của vi khuẩn, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc sau:

1. Sữa phải phải luôn được pha ở một khu vực sạch sẽ

2. Phải pha sữa bằng nước ấm đã được đun sôi

 Luôn pha sữa bằng nước ấm đã được đun sôi.
Luôn pha sữa bằng nước ấm đã được đun sôi. Ảnh Internet

3. Sau khi cho sữa vào nước, nên đảm bảo sữa được hòa tan hoàn toàn, đồng thời sữa nên hơi ấm (như nhiệt độ cơ thể, bạn có thể kiểm tra bằng cách nhỏ vài giọt lên mặt trong cổ tay), tuy nhiên hơi nguội vẫn tốt hơn quá nóng.

4. Tốt nhất chỉ nên pha 1 bình sữa 1 lần và nên cho bé bú ngay đừng trì hoãn

5. Một lần cho ăn không nên quá 1 tiếng. Bất kì loại sữa công thức đã pha nào để ở nhiệt độ phòng quá 1 tiếng đều nên bỏ đi.

6. Lượng sữa còn thừa sau khi bé bú cũng nên bỏ đi

7. Nếu sữa được pha trước (ví dụ như cho người trông trẻ cho bé bú) thì phải được để lạnh (ở 5oC hoặc thấp hơn) và phải dùng trong vòng 24 giờ. Khi cho bé bú, thì cần làm ấm sữa, nếu không có máy để hâm sữa, hãy làm ấm bằng cách ngâm bình sữa vào nước ấm, giữ nhiệt độ ổn định vài phút để sữa được làm ấm lại.

Có thể làm ấm sữa bằng cách ngâm bình sữa vào nước ấm trước khi cho bé bú
Có thể làm ấm sữa bằng cách ngâm bình sữa vào nước ấm trước khi cho bé bú. Ảnh Internet

5. Quá trình pha sữa và vấn đề vệ sinh đối với sữa công thức cho trẻ sơ sinh

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất yếu ớt, không như người lớn. Điều này có nghĩa là trẻ sẽ dễ mắc bệnh và bị nhiễm trùng hơn. Vì vậy việc đảm bảo vệ sinh khi pha sữa cho bé là rất quan trọng.

Khi pha sữa cho bé, tất cả các dụng cụ đều phải được khử trùng. Bình sữa, núm vú và bất cứ dụng cụ liên quan nào cũng đều phải được khử trùng và làm sạch trước mỗi lần pha sữa để giảm thiểu nguy cơ bé bị ốm hoặc tiêu chảy. Đun trong nước sôi là phương pháp hay được sử dụng để khử trùng bình và các dụng cụ khác.

Tốt nhất nên dùng nước sạch từ vòi, đun sôi để ấm để pha sữa cho bé. Không dùng nước mềm nhân tạo hay nước đã đun sôi trước đó để pha sữa.

Khi pha sữa cho bé, tất cả các dụng cụ đều phải được khử trùng.
Khi pha sữa cho bé, tất cả các dụng cụ đều phải được khử trùng. Ảnh Internet

6. Một số mẹo khi cho bé bú sữa công thức

Việc mua bình sữa và các dụng cụ pha sữa

Bạn sẽ cần môt số bình sữa, núm vú, cũng như các dụng cụ để khử trùng. Không có bằng chứng nào cho thấy một loại bình hoặc núm vú nào tốt hơn những loại khác. Tất cả các loại bình sữa được làm từ chất dẻo cho thực phẩm, tuy nhiên một số loại có mẫu và hình dạng khiến chúng khó được làm sạch hơn. Vì vậy loại bình đơn giản, dễ dàng để vệ sinh là lựa chọn tốt nhất.

Khử trùng và kiểm tra an toàn

Bạn hãy đảm bảo bình sữa và núm vú được khử trùng. Khi bạn pha sữa công thức, hãy chú ý cẩn thận hướng dẫn trên bao bì.

Chú ý mọi hướng dẫn trên bao bì sữa công thức, trước khi dùng pha cho bé bú.
Chú ý mọi hướng dẫn trên bao bì sữa công thức, trước khi dùng pha cho bé bú. Ảnh Internet

Hãy chuẩn bị sẵn sàng

Bạn hãy chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng trước khi cho bé bú. Hãy tìm một vị trí thoải mái để bế bé khi cho bé bú. Bạn có thể phải đợi bé. Một số bé có thể bú một chút sau đó ngủ rồi thức dậy và bú tiếp. Bạn hãy nhớ việc cho bé ăn là cơ hội để bạn và bé gần gũi nhau hơn cũng như giúp bạn hiểu về bé hơn.

Hãy giữ núm vú được đầy sữa

Khi cho bé bú , bạn hãy giữ bình sao cho núm vú đầy sữa, nếu không bé sẽ phải nuốt cả không khí. Nếu núm vú bị bẹt ra, bạn hãy kéo nó tới gần mép bé để đầu vú được thả lỏng hơn. Nếu đầu vú bị kẹt, bạn hãy thay bang một cái khác đã được khử trùng.

Hãy ôm bé

Hãy bế bé hơi dốc xuống phần mông và nâng đỡ đầu bé để bé có thể thở dễ dàng và nuốt một cách thoải mái.

Bé và hơi thở

Bé có thể cần nghỉ giải lao một chút trong khi bú và đôi lúc cần ợ hơi . Nếu bé không muốn bú nữa, hãy bế bé ở tư thế đứng và nhẹ nhàng vuốt và vỗ lưng bé.

Bé có thể cần nghỉ giải lao một chút trong khi bú bình, bố mẹ hãy lưu ý điều này
Bé có thể cần nghỉ giải lao một chút trong khi bú bình, bố mẹ hãy lưu ý điều này nhé. Ảnh Internet

Hãy bỏ đi phần sữa thừa

Bạn đừng quên bỏ đi phần sữa thừa sau khi cho bé bú nhé.

Hãy thuận theo dòng

Các bé thường có nhu cầu khác nhau trong mỗi lần bú. Vì vậy hãy cho bé ăn khi bé đói nhưng đừng ép bé phải bú hết bình sữa nếu bé không muốn.

Đừng rời khỏi bé

Bạn đừng bao giờ để bé một mình với bình sữa dốc xuống trong miệng vì bé có thể bị sặc.

Tìm sự giúp đỡ

Nếu bạn cần sự hỗ trợ hay muốn tìm hiểu thêm thông tin về việc cho bé bú đúng cách , kể cả bú mẹ hay bú bình, nên hỏi y tá, hộ sinh hay các bà mẹ đã có kinh nghiệm về việc cho bé bú mẹ hoặc bú bình khác.

Theo Pregnancy Birth Baby

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI