3 cách khắc phục khí dư khi cho bé bú bình

Hiện tượng bé bị chướng bụng do đầy hơi rất có thể đến từ những chiếc bình bú của bé. Vì vậy, khi cho bé bú, mẹ nhớ “xả” bớt các khí dư này đi nhé! Sẽ có cách giúp mẹ ngay đây!

banner ads

Cách thứ nhất: Không để sữa sinh bong bóng khí

Dùng một chiếc cốc có phễu rót để pha sữa trước khi rót vào bình.

- Dùng một chiếc cốc có phễu rót để pha sữa. Nếu sữa chưa tan, bạn dùng muỗng tán đều sữa theo một chiều. Sau đó nghiêng bình sữa lại và từ từ rót phần sữa này vào bình. Cách này làm hạn chế bọt bong bóng khí sinh ra như khi bạn rót mạnh sữa từ trên cao, nơi miệng bình hoặc pha sữa trực tiếp vào bình. Đồng thời, do đã hòa sữa đều trước đó trong cốc nên bạn cũng sẽ không phải qua khâu lắc chai làm nổi thêm nhiều bọt.

- Trước khi cho bé bú, bạn đặt bình sữa đứng và cho sữa “nghỉ” khoảng 5-10 phút. Chiều đặt bình sữa thế này sẽ giúp các bọt khí phân hủy và tan nhanh hơn.

- Cận thận hơn, bạn có thể nhỏ từng giọt nước để làm tan khí dư hoặc dùng những sản phẩm giúp đánh tan khí dư theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Lưu ý, để tránh hấp tấp, bạn nên dành thời gian pha sữa trước khi bé đói để tránh các thao tác cập rập làm sinh ra khí dư. Bên cạnh đó, cần tuân theo hướng dẫn pha của mỗi loại sữa công thức và chỉ nên dùng loại bình đủ dung tích cho một lần pha để hạn chế không gian hình thành khí dư.

Cách thứ hai: Cho bé bú đúng tư thế

Cho bé bú đúng tư thế giúp hạn chế nuốt phải khí dư.

- Cho bé nằm ở tư thế nghiên, giữ đầu bé sao cho cao hơn thân. Tư thế này giúp bé không bị sặc sữa và nuốt, thở tốt.

- Bình sữa nằm song song với mặt phẳng bé nằm. Khi bé bú nghiêng bình sao cho sữa lấp hết núm vú để tránh không khí lọt vào. Như vậy, bé và bình sữa sẽ tạo thành một góc nghiêng 45 độ trong lúc bú và sẽ thay đổi tùy theo lượng sữa còn trong bình.

- Trong quá trình bú, để ý xem bé có nuốt liên tục hay không. Nếu có, bé sẽ ít khả năng nuốt khí dư. Bạn có thể kiểm tra chất lượng núm vú bằng cách dốc ngược bình sữa có nước hoặc sữa. Nếu thấy nước giọt mỗi giây mỗi giọt thì đó là núm chảy tốt. Nếu chảy quá nhiều hoặc quá lâu, bạn nên thay để đảm bảo sức khỏe của bé.

- Ngoài ra vòng cổ bình cũng là một nơi bạn cần kiểm tra cẩn thận vì không khí từ đây để vào bình. Nếu thấy một bong bóng lớn nổi lên khi bé bú, chứng tỏ vòng cổ bình được vặn kín. Nếu loạt bong bóng khí xuất hiện khi bé ngưng bú, có thể có vấn đề ở vòng cổ bình.

Cách thứ ba: Chọn đúng bình sữa

Chọn bình sữa tốt giúp hạn chế khí dư khi cho bé bú.

- Bình sữa có góc cạnh sẽ giúp sữa luôn đạt ở vị trí trên cùng của bình ngay cả khi bé dịch chuyển bình sữa trong lúc bú. Nó sẽ giúp bé ngậm hết núm vú trong lúc bú.

- Bình sữa van một chiều có thể ngăn không cho không khí lọt vào bởi đã được thiết kế chuyên biệt.

- Bình có ống hút với tác dụng như một lỗ thông hơi cũng sẽ giúp hạn chế bé nuốt phải bong bóng khí khi nó sinh ra.

Mong rằng những cách khắc phục trên đây sẽ giúp các bé nhà bạn không còn gặp rắc rối với những chiếc bong bóng khí nữa nhé!

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Đã có 2 người đánh giá Hữu Ích

Đã có 1 người đánh giá bài viết này Đáng Tin Cậy

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI