Chiều dài xương mũi của thai nhi - yếu tố giúp xác định nguy cơ thiểu năng trí tuệ ở bé

Chiều dài xương mũi của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ là một trong những chỉ số được chú ý đặc biệt. Chỉ số này là một trong các yếu tố hé lộ cho mẹ bầu biết về sự phát triển của em bé trong bụng có ổn không. Và đây cũng là một trong các chỉ số cho thấy nguy cơ thai nhi có khả năng bị thiểu năng trí tuệ, hoặc có nguy cơ hay không về việc mắc phải các vấn đề liên quan hội chứng Down, trong giai đoạn đầu thai kỳ.

banner ads

1. Vì sao nên theo dõi chiều dài xương mũi của thai nhi?

Đo chiều dài xương mũi của thai nhi còn được gọi là xét nghiệm bất sản xương mũi. Đây là một trong những xét nghiệm quan trọng nhất trước khi sinh mà bà bầu cần thực hiện, bên cạnh các xét nghiệm khác nhau như: chu vi vòng đầu, đường kính ngang bụng, chiều dài xương đùi của thai nhi. Những chỉ số này rất quan trọng để giúp bác sĩ đánh giá khả năng/ có nguy cơ dị tật hay không, cũng như có thể phát hiện sớm khả năng mắc hội chứng Down ngay trong thời kỳ đầu mang thai.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên thực hiện siêu âm từ tuần 11, 12 để xác định những nguy cơ bất thường cho thai nhi. Vào các tuần thai thứ 17, 18, 21, 23, 25, 27 của 3 tháng giữa thai kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiêm đo chiều dài xương mũi của thai nhi, để biết thai nhi có bị xương mũi ngắn hay không và nếu có thì nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé trong tương lai là như thế nào.

Bà bầu siêu âm
Mẹ bầu sẽ được bác sĩ tiến hành làm xét nghiệm chiều dài xương mũi thai nhi vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên - Ảnh Internet

2. Chiều dài xương mũi chuẩn của thai nhi theo tuần tuổi

Ở những tuần cuối của kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, các thành phần cơ bản của mũi bé đã bắt đầu hình thành. Đây là cột mốc quan trọng cho mẹ tiến hành xét nghiệm để nắm rõ các chỉ số phát triển của bé. Thông qua kết quả xét nghiệm trước sinh, bố mẹ sẽ phát hiện được các dấu hiệu bất thường của chứng bất sản xương mũi thai nhi nếu có.

Bảng chiều dài xương mũi trung bình của thai nhi theo tuần tuổi ở 3 tháng đầu
Bảng chiều dài xương mũi trung bình của thai nhi theo tuần tuổi trong 3 tháng đầu thai kỳ - Ảnh Internet

Như đã quan sát thấy, độ dài xương mũi trung bình là 1,97, 2,37, 2,90, 3,49 và 4,05 giữa tuần lễ thứ 11, 12, 13, 14, và 15. Độ lệch tiêu chuẩn và các phép đo tham khảo trong khoảng 2,5%, 5%, 50%, 95% và 97,5% của chiều dài xương mũi thai nhi trong giai đoạn từ tuần 11 đến 15 của tuổi thai.

Các con số trong bảng này chỉ mang tính chất tham khảo vì yếu tố xương mũi dài ngắn còn phụ thuộc vào tính di truyền của bố mẹ với con. Nếu bố mẹ có xương mũi ngắn, thì nếu siêu âm cho kết quả xương mũi của thai nhi ngắn, riêng yếu tố này thôi sẽ không đủ cơ sở để kết luận về khả năng dị tật hay hội chứng Down có thể xảy ra, mà còn phải căn cứ trên các yếu tố quan trọng khác nữa. 

di truyền xương sống mũi ngắn
Bố mẹ có xương sống mũi ngắn có thể di truyền cho bé - Ảnh Internet

3. Cải thiện chỉ số chiều dài xương mũi của thai nhi

Để con có được sự phát triển tốt nhất và cải thiện các chỉ số phát triển, trong đó có chỉ số chiều dài xương mũi, mẹ bầu cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng của mình vì thai nhi sẽ hấp thụ dinh dưỡng thông qua mẹ. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết đinh sự phát triển về thể chất và trí tuệ cho bé sau này.

Trong suốt thai kỳ, mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất quan trọng như đạm, acid folic, vitamin, canxi, i-ốt, sắt, kẽm... trong bữa ăn hàng ngà. Mẹ cần tránh các thực phẩm, thức uống chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt có gas, cà phê...

Ngoài ra, mẹ nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga...để đảm bảo sức khỏe, cũng như giúp bé phát triển toàn diện, sẵn sàng đón chào cuộc sống mới.

bà bầu tập yoga
Tập yoga giúp mẹ bầu khoẻ mạnh cải thiện chỉ số phát triển cho bé - Ảnh Internet

Chiều dài xương mũi của thai nhi là một chỉ số phát triển quan trọng mẹ bầu cần lưu ý. Tuy nhiên, như đã đề cập, riêng chỉ số này không, sẽ không mang lại kết luận chính xác hoàn toàn về tình trạng sức khỏe của bé, hoặc có nguy cơ hay không, cũng như có hay không liên quan đến Hội chứng Down. Việc xác định nguy cơ này còn phải kết hợp nhiều yếu tố khác như độ mờ da gáy, các bất thường khác có liên quan đến hội chứng này. Do đó, mẹ bầu không nên quá lo lắng, cần giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, chăm sóc sức khỏe thai kỳ thật tốt, dinh dưỡng và tập luyện phù hợp. Đây cũng là cách để giúp cải thiện các chỉ số của bé, giúp bé phát triển toàn diện. 

Ánh Ngọc tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI