Mẹ nên làm gì khi thai nhi bị tràng hoa quấn cổ

Dây rốn quàng cổ nói một cách văn vẻ là tràng hoa quấn cổ. Tình trạng này xảy ra khi thai nhi cử động hoặc xoay chuyển nhiều trong tử cung vốn chật hẹp của người mẹ khiến dây rốn bị quấn vào cổ. Thường có thể một đến hai vòng quấn nhưng cũng không ít trường hợp có đến ba, bốn vòng quấn.

banner ads

Những hiểu biết căn bản về tràng hoa quấn cổ

Hình ảnh minh họa trường hợp dây rốn quấn quanh cổ hai vòng.

Khi dây rốn quấn càng nhiều vòng thì mức độ nguy hiểm cho thai nhi sẽ càng cao. Điều này cũng còn phụ thuộc vào một yếu tố khác nữa đó là độ dài - ngắn của dây rốn. Nếu dây rốn dài hơn thai nhi hoặc do thai nhi quá nhỏ, nước ối dư thì xác suất thai nhi bị dây rốn quấn cổ cao hơn.

Khi thấy thai máy bất thường là dấu hiệu của tràng hoa quấn cổ. Nhiều trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn chặt gây thiếu oxy, khó thở, thai sẽ đạp nhiều hơn bình thường. Vào 3 tháng cuối thai kỳ có thể phát hiện ra tình trạng dây rốn quàng cổ bằng việc siêu âm. Một số trường hợp khác phát hiện tràng hoa quấn cổ vào tháng thứ 5-6.

banner ads

Nguy hiểm khi tràng hoa quấn cổ

Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ sẽ cản trở việc vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng đi nuôi thai nhi. Đó là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ thai nhi bị thiếu dinh dưỡng, thiếu máu, nặng hơn có thể tử vong ngay trong bụng mẹ.

Minh họa thai nhi khi trước và sau khi bị dây rốn quấn quanh cổ.

Nguy cơ thường gặp nhất của tràng hoa quấn cổ là trong lúc chuyển dạ. Khi thai nhi lọt lòng sẽ làm dây rốn căng, bó mạch, khiến máu không thể dẫn từ mẹ sang con được nữa và kết quả là trẻ sẽ chết trong lúc chuyển dạ.

Vẫn chưa hết, trẻ còn phải đối diện với một nguy cơ khác là suy não, tổn thương đến não hoặc bị suy hô hấp trong quá trình mẹ chuyển dạ. Đến lúc này, đứa trẻ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề lẫn kinh nghiệm xử trí của người trực tiếp đỡ đẻ cho bé.

Những tác động bên ngoài không có tác dụng tháo tràng hoa quấn cổ

Mẹ cần thường xuyên theo dõi thai máy.

Có không ít trường hợp thai nhi tự nhả ra vòng quấn. Thậm chí ở các tuần 18 - 25, dây rốn quấn cổ có thể hoàn toàn trở về bình thường mà không cần can thiệp gì từ bên ngoài.

Tuy nhiên, nếu điều này không xảy ra mà kéo dài theo tuổi thai có thể khiến vòng quấn dày thêm một vài vòng. Khi thai nhi đã lớn, các cử động ngày càng phức tạp và nhiều lên sẽ không có một tác động nào từ bên ngoài có thể tháo gỡ được. Điều này rất nguy hiểm. Chính vì vậy, để đảm bảo tính mạng cho bé, mẹ cần thường xuyên theo dõi thai máy. Khi thấy bất cứ bất thường nào từ việc đột ngột hoạt động mạnh hơn bình thường đến ngưng hoặc đạp yếu thì mẹ phải ngay lập tức nhập viện để được can thiệp sớm.

Mẹ không nên làm theo những quan niệm phản khoa học về tràng hoa quấn cổ

Trong dân gian, mọi người rất kỵ việc giết mổ gà, vịt, lợn khi trong nhà khi gia đình có người thân mang bầu vì sợ gặp phải trường hợp tràng hoa quấn cổ.

Còn nếu như đứa trẻ trong bụng đã bị tràng hoa quấn cổ thì người mẹ phải chữa mẹo. Theo đó, mẹ phải bò xung quanh giường, theo chiều ngược với chiều kim đồng hồ. Người ta tin rằng khi làm như vậy tự khắc dây rốn sẽ tuột ra. Số khác lại tìm cách xoa bụng thật nhiều để cố kích thích đứa trẻ bên trong bụng tự tháo khỏi tràng hoa.

Thực chất, những việc làm này đều không thể mang lại tác động tích cực giải gỡ tràng hoa cho bé. Thậm chí, việc xoa bụng tùy tiện còn kích thích tử cung co bóp nhiều hơn, tăng nguy cơ sinh non rất bất lợi cho thai nhi.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Đã có 2 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI