1. Rượu
Rượu là kẻ thù số một của thai nhi.
Người phụ sữ say xỉn sẽ sinh ra những đứa trẻ khù khờ hoặc biến dạng như trường hợp của bé gái Melisa ở Mỹ. Ngay từ khi xuất hiện (1977), hình thù biến dạng của em đã gây sửng sốt trong công chúng. Từ đó đến nay, các nhà khoa học đã không ngừng đưa ra những luận điểm và bằng chứng như một cách cảnh báo các bà mẹ. Theo đó, rượu có thể làm chậm sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, thần kinh bất thường, biến dạng hình thù và nguy cơ chậm phát triển trí não. Những dị tật này không bao giờ có thể đảo ngược được. Khi vừa lọt lòng, trẻ có mẹ say xỉn đã ở trong trạng thái của người say nhớ rượu: dễ bị kích thích, mình run rẩy, các cơ bắp dễ bị co giật. Do đó, có thể nói, rượu là kẻ thù nguy hiểm đối với sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
2. Thuốc lá
Mẹ bầu hút thuốc lá nhiều dễ dẫn đến nguy cơ dị tật thai nhi.
Chất nicotin trong khói thuốc cũng khiến thể trọng thai nhi giảm đáng kể. Theo báo cáo ghi nhận, những người mẹ hút thuốc sẽ sinh con có thể trọng nhỏ hơn mức bình thường thừ 150 gr đến 200 gr. Ngoài ra khả năng thai dị tật, thai chết lưu, sinh non cũng tăng từ 2 đến 3 lần. Những người mẹ hít phải khói thuốc bị động sẽ còn chịu những ảnh hưởng nguy hại hơn so với những người hút thuốc chủ động. Do đó, các mẹ bầu cần phải nói không với môi trường khói thuốc lá để tránh những hậu quả nặng nề cho thiên thần bé nhỏ của mình.
3. Thuốc điều trị
Thuốc điều trị bệnh mà người mẹ uống phải có thể gây hại cho thai nhi. Việc sử dụng thuốc bừa bãi trong thai kỳ có thể dẫn đến những dị tật thai nhi rất đáng thương, đó có thể là sự phát triển bất thường của các cơ quan nội tạng hoặc thậm chí tử vong. Mặc dù không phải tất cả các loại thuốc đều ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng việc sử dụng thuốc trong thời gian mang thai đòi hỏi phải thật thận trọng. Do đó, đối với bất kỳ thuốc nào, nếu mẹ muốn dùng phải được sự đồng ý của bác sỹ. Một khi chưa rõ thành phần nó là gì, mẹ không nên tùy tiện sử dụng.
Thuốc dùng trong thai kỳ được phân thành 5 cấp bao gồm: A, B, C, D, và X.
- Cấp độ A: an toàn để dùng.
- Cấp độ B: chấp nhận được.
- Cấp độ C: không thể xác định được. Chỉ trong trường hợp thật cần thiết, các bác sĩ mới chọn để sử dụng.
- Cấp độ D: loại đã có bằng chứng y tế là gây ra những bất thường của thai nhi, nhưng trong những trường hợp đặc biệt chúng vẫn phải sử dụng.
- Cấp độ X: loại tuyệt đối cấm sử dụng trong thai kỳ.
4. Vật nuôi trong nhà
Phân mèo có thể truyền nhiễm Toxoplasma gondii cho thai phụ khi gần gũi.
Vật nuôi trong nhà có thể đem theo những hệ lụy. Phân mèo có thể truyền nhiễm Toxoplasma gondii cho thai phụ khi gần gũi. Một khi đã bị nhiễm, thai nhi có nguy cơ dễ bị dị tật, chậm phát triển trí não.
Ngoài mèo, chó, một số người có vật nuôi đặc biệt, chẳng hạn như chuột vàng, chim… Những vật nuôi này cần tốn thời gian chăm sóc, vệ sinh và dễ mang mầm bệnh. Do đó, tốt nhất để khỏe cho mẹ và con nên ngừng nuôi trong thời gian mang thai.
5. Bức xạ từ tia X-quang
Khi thai nhi được 18 - 20 ngày tuổi nếu chịu sự ảnh hưởng của lượng lớn tia X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) sẽ gây nguy hiểm rất cao. Khi thai nhi được 20 - 50 ngày tuổi, lượng lớn tia X-quang cũng sẽ gây hại cho hệ thần kinh, mắt và xương của trẻ. Tia X-quang sẽ ảnh hưởng đến thai nhi ở những mức độ khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố: liều chiếu xạ, tần suất chiếu và tuần tuổi của thai nhi. Liều bức xạ càng cao thì nguy cơ càng lớn.
Thông thường, trong chẩn đoán y khoa, các tia bức xạ không phát tia X vượt quá 5 rad.
Ở mức độ phơi nhiễm trên 10 rad, trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ mất hay giảm khả năng tiếp thu ảnh hưởng đến học tập sau này hoặc gặp phải những bất thường ở mắt.
Ở mức độ phơi nhiễm trên 15 rad, thai nhi chậm phát triển hệ thần kinh và mẹ bầu phải đối mặt với nguy cơ sẩy thai.
Vì thế, trong trường hợp buộc phải tiến hành chụp X-quang, bác sĩ sẽ mặc cho bạn áo chì để cản bớt mức độ phơi nhiễm. Nếu không cần thiết, tuyệt đối nên tránh chụp X-quang hoặc CT.
6. Tiếng ồn
Tiếng ồn tưởng chừng chỉ gây khó chịu tức thời nhưng nó lại là một trong những điều khiến thai nhi sợ nhất. Những tiếng động lớn, đột ngột như tiếng xe cộ, tiếng cãi lộn, tiếng nhạc có thể làm cho em bé sợ hãi, cử động nhiều hơn, tim thai đập nhanh hơn. Tiếng ồn về lâu dài sẽ làm cho thai nhi cảm thấy khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của thính giác.
Một nghiên cứu của Hoa Kỳ khảo sát trên trẻ sơ sinh tại các gia đình sống ở khu vực gần sân bay đã phát hiện thấy, tỷ lệ dị tật ở trẻ sơ sinh tăng từ 0,8% cho đến 1,2% với các triệu chứng chính là biến dạng cột sống, dị tật bụng và dị tật não.
Không chỉ riêng thai nhi, người mẹ mang thai cũng sẽ khó chịu và gặp chứng mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu sống trong một môi trường ô nhiễm tiếng ồn.
7. Những chấn động mạnh
Mẹ bầu chọn bơi lội để vận động vẫn cần hết sức cẩn thận với nguy cơ trơn trượt.
Những cú trật chân, trơn trượt có thể đẩy mẹ bầu vào những tình huống nguy hiểm như vỡ ối non, đứt nhau thai, vỡ tử cung và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Ngay cả khi cú ngã không quá nghiêm trọng, nhưng các thai nhi cảm thấy tác động đột ngột cũng được coi là chấn động mạnh (thường là phản ứng giật mình của mẹ). Vì thế khi mang thai, mẹ bầu nên cẩn trọng trong việc đi lại; không đi giày cao gót, lựa chọn loại giày có độ bám tốt. Khi vận động lưu thông máu nên chọn loại hình thể dục nhẹ nhàng, phù hợp như bơi lội chẳng hạn. Lưu ý, ngay cả bộ môn bơi lội được coi là thích hợp cho người mang thai vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn do trơn trượt.
Yeutre.vn (Tổng hợp)