Cận thị nặng nhất là bao nhiêu độ?

Cận thị nặng nhất là bao nhiêu độ - thắc mắc thường gặp của rất nhiều phụ huynh có con nhỏ mắc tật khúc xạ này, hoặc với cả những ai đang quan tâm đến tình trạng cận thị ở trẻ. Theo đó, độ càng cao thì mắt nhìn xa càng kém. Tuy nhiên, độ cận cao nhất là bao nhiêu thực tế đây là câu hỏi khôn dễ trả lời. Tại sao lại khó giải đáp, ngay bây giờ, mời bố mẹ hãy cũng Yeutre.vn tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé.

banner ads

1. Cận thị nặng nhất là bao nhiêu độ?

1.1. Công thức tính độ cận thị đơn giản

Muốn biết tật cận thị đang ở mức độ nào chúng ta cần biết cách xác định độ cận thị, sau đó phân loại nặng/ nhẹ để có câu trả lời thích đáng nhất. Giống như các lỗi khúc xạ khác, cận thị được đo bằng đơn vị gọi là Diop (D). Diop là thước đo của công suất thấu kính quang học, được xác định bởi khoảng cách từ bề mặt thấu kính mà ánh sáng được đưa vào lấy nét hoàn hảo. Nói dễ hiểu hơn, có nghĩa là đo độ dày của kính.

1 Diop = 1/f

Trong đó, F là tiêu cự của thấy kính. Độ dài tiêu cự là khoảng cách trẻ cần để xem một đối tượng rõ ràng, chi tiết.

công thức tính độ cận thị
Dựa vào công thức tính độ cận thị để biết cận thị nặng nhất là bao nhiêu độ.

Khi chúng ta đi kiểm tra mắt, nhìn vào một toa kính mắt, nếu chúng ta thấy dấu trừ “-“ thì đây là thể hiện một chẩn đoán cho cận thị, và những con số theo sau chỉ ra mức độ cận thị.

  • 0 = bình thường
  • -0,25 đến -3,00 diop = cận thị nhẹ
  • -3,25 đến -6,00 diop = vừa cận thị
  • -6,25 đến -10,00 diop = cận thị nặng
  • -10,25 diop hoặc cao hơn = cận thị cực đoan

Theo đó, một người cận thị cần một ống kính -1.00 diop có thể nhìn thấy các đối tượng ở 1m rõ ràng, nhưng bất cứ vật gì xa hơn là nhìn sẽ mờ. Một người với phép độ cận –2.00 yêu cầu một ống kính mạnh gấp hai lần. Họ chỉ có thể nhìn thấy các vật thể cách xa 0.5 m một cách rõ ràng.

Một ống kính -3,00 có nghĩa là người đó chỉ có thể nhìn thấy một khoảng cách lên đến 1/3 mét một cách rõ ràng... Hầu hết những người cận thị đều nằm trong khoảng từ -1,50 đến -7,00 diop, được coi là nhẹ đến trung bình. Cao hơn khoảng này rơi vào tình trạng cận thị nặng và ngày nay, xu hướng cận thị nặng có dấu hiệu ngày càng tăng.

1.2. Tật cận thị nặng nhất là bao nhiêu độ?

Như công thức tính mức độ cận thị, chúng ta biết tình trạng nhẹ hay nặng, nhưng nặng nhất, thì thật ra lại không có giới hạn nào cho độ cận thị. Từ trước đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định được giới hạn của độ cận thị, nên không thể đưa ra một con số nào là độ cận cao nhất cả.

boy eyes
Thực tế không có câu trả lời chính xác cận thị nặng nhất là bao nhiêu độ.

Trên thực tế, có nhiều người bị cận rất nặng từ 20 đến 25 độ, những người này thuộc cận thị bệnh lý và có thể mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, thoái hóa võng mạc…Thậm chí có trường hợp cận vượt quá 50 độ, nếu thuộc trường hợp này được xem là mù vì khoảng cách mắt nhìn thấy rõ chỉ cách mắt 2 cm.

2. Vây cận thị là gì?

Mức độ cận thị là vậy, để tìm hiểu kỹ lưỡng hơn tại sao không xác định được mức độ nặng nhất của cận thị hay nói cách khác cận thị nặng nhất là bao nhiêu độ, chúng ta cần phải biết rõ, cận thị là gì. 

Cận thị là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ một tật ở mắt được gây ra bởi một lỗi khúc xạ. Nhiều người cận thị do di truyền, nhưng phần lớn mắc tật cận thị trong quá trình phát triển. Nó không phải là một căn bệnh, mà là một tình trạng. Không giống như những cá thể bị viễn thị, người cận thị có nhãn cầu ngắn hơn. Những người bị cận thị có thể nhìn thấy các vật ở gần rõ ràng, trong khi các vật ở khoảng cách xa hơn dường như bị mờ. Tình trạng này có thể được cải thiện, giúp tầm nhìn trở nên khá hơn, song tình trạng cũng có thể trở nên nặng hơn, nếu không có cách hạn chế, khắc phục hiệu quả. Để biết chúng ta phải làm gì giúp cải thiện, hạn chế hay khắc phục hiệu quả, đương nhiên chúng ta cần phải biết nguyên nhân. 

3. Nguyên nhân gây nên tật cận thị gồm những nguyên nhân nào?

Nhiều nghiên cứu cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến cận thị khác nhau.

  • Cận thị một phần là do di truyền. Trẻ em có 1 trong 2 phụ huynh bị cận thị thì cũng có nguy cơ phát triển cận thị cao hơn. Cơ hội này tăng lên nếu cả hai cha mẹ đều bị cận thị.
  • Cận thị cũng có thể phát triển do các điều kiện khác. Nếu bị tiểu đường, có thể bị cận thị tạm thời khi lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt.
  • Một số loại đục thủy tinh thể cũng có thể gây ra cận thị.
xem tivi
Xem tivi khoảng cách quá gần có thể làm mắt cận thị. Ảnh Internet
  • Thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng ảnh hưởng đến thị lực. Đặc biệt là những đứa trẻ thường xuyên xem tivi, các thiết bị điện tử có khả năng cận thị cao hơn những đứa trẻ còn lại.
  • Học tập trong không gian hẹp và thiếu ánh sáng cũng là yếu tố góp phần cho cận thị phát triển nặng hơn.

Như vậy, nguyên nhân gây ra cận thị có thể là chủ quan hay khách quan, song làm cho tình trạng nặng hơn thì chủ yếu đến từ các nguyên nhân mang tính chủ quan, nhất là thói quen sinh hoạt không đúng, diễn ra trong một thời gian dài. Mà điều này, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động thay đổi, để không dẫn đến tình trạng nặng và không phải băn khoăn về việc cận thị nặng nhất là bao nhiêu độ, hay phải làm gì, khi mức độ cận của bản thân có xu hướng ngày càng tăng. 

Có thể nói, câu hỏi cận thị nặng nhất là bao nhiêu độ - chúng ta không thể trả lời chính xác bằng một con số nào cả. Tuy nhiên, phụ huynh cũng không nên chủ quan hay bỏ ngỏ sau khi tìm hiểu hay đã hiểu rõ vấn đề, vì cận thị nặng đơn thuần không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm nhìn, còn có thể gắn với những biến chứng mà chúng ta không thể lường trước. Vậy ngay từ hôm nay, phụ huynh hãy thật lưu ý, đừng để trẻ, cũng như chính bản thân, mắc tật cận thị hay cận nặng thêm vì những thói quen không tốt như bài viết đã có đề cập. Việc bảo vệ đôi mắt, bảo vệ sức khỏe thị lực luôn cần được quan tâm sâu sát vì đây chính là cách bảo vệ tầm nhìn quý giá của chính mình.

Nguyên Bình tổng hợp

Đã có 10 người đánh giá Hữu Ích

Đã có 5 người đánh giá bài viết này Đáng Tin Cậy

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI