6 bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè bố mẹ nên cảnh giác

6 bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè là điều mà bố mẹ cần lưu ý vì vào mùa này, thời tiết thay đổi làm nhiều vi khuẩn và virus gây bệnh tấn công hệ miễn dịch của trẻ. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, trẻ phải trải qua một thời gian nắng nóng kéo dài nên việc bị bệnh là không thể tránh khỏi. Để hiểu rõ hơn về 6 căn bệnh phổ biến ngày hè, phòng tránh hiệu quả và bảo vệ trẻ, bố mẹ nên tham khảo bài chia sẻ của Yeutre.vn liên quan ngay dưới đây nhé.

banner ads

mùa hè
Mùa hè là thời điểm mà bé dễ bị bệnh nhất trong năm vì khí hậu nóng ẩm, vi khuẩn, vi rút sản sinh nhiều. Ảnh Internet

Mùa hè đang đến đồn nghĩa với việc mùa mưa cũng đang đến gần. Giai đoạn chuyển mùa giữa mùa khô và mùa mưa, trẻ nhỏ chưa kịp thích nghi khiến cơ thể dễ bị gây hại bởi những căn bệnh không mong muốn. Đặc biệt là với những trẻ ở vùng ngập lụt, những vùng thiếu thốn về điều kiện chăm sóc,... Dưới đây là 6 bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè mà bố mẹ nên tham khảo để giúp con phòng tránh những căn bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con mình khi mùa hè đã đến rồi.

1. Trẻ bị bệnh tiêu chảy cấp

Khi thời tiết nóng ẩm và có mưa, các loại ruồi, vi khuẩn sinh sôi, gây ra các bệnh về tiêu hóa ở trẻ. Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Tác nhân gây tiêu chảy thường gây bệnh bằng đường phân – miệng: phân người bị tiêu chảy làm nhiễm bẩn thức ăn, nước uống hoặc do tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây. Nguy hiểm nhất là tiêu chảy do phẩy khuẩn tả (còn gọi là bệnh tả).

1.1 Nguyên nhân

  • Ăn uống và sống gần với người bị tiêu chảy dễ mắc bệnh nếu không áp dụng các biện pháp phòng bệnh.
  • Các loài côn trùng như ruồi, muỗi, chuột, gián hay kiến sinh sôi nảy nở khiến môi trường sống và nguồn nước bị nhiễm bẩn, tạo điều kiện cho mầm bệnh tiêu chảy cấp dễ lây lan.
  • Sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, đổ thẳng phân ra cống, mương, ao, hồ, sông, suối....
  • Nguồn nước bị ô nhiễm, ăn hoa quả sống rửa không sạch, hải sản chưa chín,...

1.2 Dấu hiệu

  • Đi ngoài quá nhiều lần, phân lỏng có mùi tanh.
  • Trẻ thường quấy khóc và sốt.
  • Cảm thấy mệt mỏi, ăn kém, bỏ ăn, đầy bụng, nôn hoặc không chịu chơi.
  • Tình trạng mất nước ở trẻ, đến mức mệt lả người.

1.3 Cách phòng bệnh

  • Với trẻ sơ sinh đang bú mẹ, không ăn thêm thức ăn nào khác.
  • Không cho bé chơi dưới nền đất hay sàn nhà bẩn, không hợp vệ sinh.
  • Bảo đảm vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh bé.
  • Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Chế biến thức ăn cho bé hợp vệ sinh, các công cụ nấu ăn sạch sẽ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, dinh dưỡng hợp lý.
  • Nếu trong gia đình có người đang mắc bệnh tiêu chảy cấp, mẹ cần cách ly bé với người bệnh.

1.4 Cách chữa bệnh

  • Mẹ không nên để bé ở nhà và tự mua thuốc điều trị vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và làm lây lan bệnh dịch.
  • Mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
  • Cần bổ sung nước và chất điện giải (oresol) để giúp cơ thể bé chống lại giai đoạn mất nước.
  • Nên bổ sung Kẽm liên tục trong 14 ngày cho trẻ em dưới 5 tuổi khi trẻ bị tiêu chảy .
  • Với những bé còn bú mẹ nên tăng số lần cho bé bú.
bệnh tiêu chảy ở trẻ
Bệnh tiêu chảy cấp xảy ra phổ biến ở nhiều trẻ em vào mùa hè vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Ảnh Internet

2. Trẻ bị bệnh Sởi

Bệnh sởi ở trẻ em là do virus sởi gây ra, có độ lây lan cao đặc biệt với đối tượng là trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém. Bệnh sởi tuy không gây tử vong nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và khiến trẻ em suy dinh dưỡng.

Bệnh sởi lây nhiễm qua 3 đường :

  • Đường hô hấp: Khi hít phải virus gây bệnh có trong không khí.
  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh sởi.
  • Tiếp xúc với bề mặt có virus gây bệnh sởi.

2.1 Biểu hiện

  • Ủ bệnh : Mệt mỏi, biếng ăn và biếng chơi.
  • Khởi phát bệnh : Sốt từ 38,5 – 40 độ C, dễ quấy khóc, hay hắt hơi, ho khan, sổ mũi và người lả đi.
  • Lúc phát bệnh : Sốt cao từ 39-40 độ, kèm theo co giật, mê sảng và phát ban nốt mụn nổi quanh người.

2.2 Những biến chứng của bệnh sởi bé có thể gặp

  • Tiêu chảy, ói mửa : Thường nguy hiểm và nghiêm trọng hơn nhiều so với tiêu chảy cấp do virus gây ra.
  • Viêm thanh quản : Trẻ lúc này sẽ bị đau họng, khó thở và co thắt thanh quản.
  • Viêm phổi : Khi đó, trẻ dễ bị khó thở, sốt rất cao.
  • Viêm tai giữa : Đây là biến chứng hay gặp nhất ở những người bị bệnh sởi. Tỷ lệ xảy ra là 1/10 trẻ mắc bệnh sởi.
  • Loét giác mạc : Loét giác mạc sẽ dẫn đến mù lòa. Biến chứng này sẽ xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin D.
  • Viêm não : Viêm não sẽ để lại biến chứng rất nguy hiểm. Trẻ khi gặp biến chứng này có thể bị hôn mê, co giật, thậm chí là tử vong.
  • Viêm màng não : Trẻ bị mắc bệnh sởi có thể bị viêm màng não thanh dịch hoặc viêm màng não mủ, viêm tại do bội nhiễm.

2.3 Cách phòng bệnh

  • Cho trẻ tiêm vắc xin sởi: mũi đầu tiên phòng bệnh sởi lúc bé được 9 tháng tuổi, mũi tiếp theo là 18 tháng.
  • Tắm cho bé sạch sẽ để tránh mắc phải một số bệnh mùa hè liên quan đường hô hấp.
  • Khi có dịch sởi, cần cách ly trẻ khỏi nguồn bệnh.
  • Giữ vệ sinh thân thể cho trẻ sơ sinh sạch sẽ, tránh gió lùa và ánh sáng mạnh.
  • Nên cho con ăn thức ăn lỏng, đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Khử khuẩn và vệ sinh đồ chơi của trẻ hàng ngày.
bệnh sởi ở bé
Bố mẹ nên cho bé tiêm ngừa vắc xin sởi để có thể chống dịch bệnh sởi xâm nhập cơ thể bé. Ảnh Internet

3. Trẻ bị bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng do vi trùng đường ruột Ente’virus (E71) và Coxcakieruses gây nên, đây là một trong những dịch bệnh mùa hè , bệnh lây lan rất nhanh và rất khó kiểm soát ở trẻ em, đặc biệt là vào mùa hè. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, bệnh dễ gây biến chứng viêm não ở trẻ, thậm chí gây tử vong. Hiện nay cũng chưa có thuốc đặc trị cho bệnh này.

3.1 Biểu hiện của bệnh

  • Từ 3 – 7 ngày đầu với các biểu hiện đầu tiên là sốt nhẹ, chảy nước mắt, mỏi mệt, kém ăn, đau họng.
  • Trong miệng trẻ đã có thể có những vết loét đỏ như vết lở miệng, xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi,...
  • Xuất hiện những vết phát ban dạng phỏng nước, hoặc vết nổi cộm trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông trẻ.
  • Những biến chứng như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Các dấu hiệu của biến chứng là co giật, sốt cao, hôn mê, mạch đập nhanh, chảy nhiều nước bọt hồng…

3.2 Cách phòng tránh

  • Vệ sinh cho trẻ hàng ngày.
  • Vệ sinh nhà cửa và đồ chơi, đồ dùng hằng ngày của bé.
  • Vệ sinh răng lưỡi cho trẻ hằng ngày và cho trẻ súc miệng bằng nước muối.
  • Cho trẻ tăng cường uống nước hoa quả, bổ sung vitamin và các khoáng chất để giúp bé tăng sức đề kháng.
  • Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, vật dụng ăn uống.
  • Không nên cho bé đi học trước khi khỏi hẳn bệnh.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với những người đang bị bệnh hay những đồ dùng của người bệnh.

3.3 Khi trẻ bị bệnh

  • Điều trị tại nhà bằng các phương pháp chườm mát hạ sốt, bù nước và chất điện giải cũng như bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng các thức ăn lỏng, dễ tiêu.
  • Khi vệ sinh thân thể cho bé mắc bệnh tay chân miệng , cần cẩn thận để không làm vỡ các bóng nước gây nhiễm trùng da.
  • Mẹ có thể nhờ bác sĩ kê thuốc bôi sát khuẩn phù hợp cho bé để xoa dịu cảm giác đau đớn và tránh viêm nhiễm.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ
Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan đặc biệt là với những bé có hệ miễn dịch yếu. Ảnh Internet

4. Trẻ bị bệnh viêm màng não

Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng của màng não, tác nhân gây bệnh tấn công vào màng bao quanh não và khi nặng mới có ảnh hưởng đến não. Viêm màng não thường do vi khuẩn (hoặc do virus, vi nấm...) như Hemophilus Influenzae týp B ( HIB ), Streptococus pneumoniae hoặc não mô cầu.

Có những loại bệnh viêm màng não như: Viêm màng não mũ, viêm màn não Nhật Bản,

4.1 Nguyên nhân

  • Do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt mang vi khuẩn khi người lớn hôn hoặc đứng gần ho hoặc hắt hơi.
  • Do trao đổi bình sữa hay ngậm đồ chơi của trẻ bị viêm màng não.
  • Ô nhiễm trong không khí, môi trường chật chội, chung đụng cũng làm tăng sự lây lan.

4.2 Dấu hiệu nhận biết

  • Co giật : Bé cần được theo dõi khi có các dấu hiệu co giật ở tay, chân, mắt, miệng hoặc toàn thân.
  • Rối loạn ý thức : Lúc đầu trẻ trong tình trạng dễ bị kích động, sau đó có thể ngủ li bì, lờ đờ, hôn mê.
  • Trẻ thường kêu đau đầu, nôn hoặc có biểu hiện liệt mặt, liệt hoặc giảm vận động ở chân, tay hoặc nửa người.
  • Đối với trẻ sơ sinh : Các dấu hiệu ban đầu thường rất khó nhận ra và phân biệt với các bệnh nhiễm trùng khác ở trẻ sơ sinh.

4.3 Cách điều trị

Điều trị gồm có hai phần chính: điều trị đặc hiệu và điều trị nâng đỡ.

  • Điều trị đặc hiệu : Điều trị bằng kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Điều trị thường kéo dài từ 10 ngày đến 3 tuần tùy theo loại vi khuẩn.
  • Điều trị nâng đỡ (hỗ trợ) : Bảo đảm thông khí và cung cấp đủ ô xy cũng như thải khí carbonic, hạ sốt, chống phù não, kiểm soát co giật, cân bằng nước-điện giải, phát hiện hội chứng tăng tiết ADH bất thường, đảm bảo dinh dưỡng, chống vảy mục, vật lý trị liệu…

4.4 Biện pháp phòng ngừa

  • Tiêm chủng vacxin ngừa Hib và vắc-xin ngừa Streptococus pneumoniae cho trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi nhằm chống lại viêm màng não mủ do Hib cũng như các nhiễm trùng nặng do Hib khác.
  • Cần chú ý diệt muỗi, ngủ mùng.
  • Phải bảo đảm vệ sinh khi ăn uống, nhất là rửa tay trước khi ăn…
  • Tránh các bệnh tay chân miệng, sởi, quai bị ,... tránh những biến chứng gây viêm màng não.
  • Phòng ngừa bệnh mùa hè cần phải giữ môi trường trong sạch, nhà ở thoáng mát.
viêm màng não
Bệnh viêm màng não ở trẻ rất nguy hiểm, bố mẹ nên theo dõi bé thường xuyên để kịp thời xử lý bệnh. Ảnh Internet

5. Trẻ bị bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết là một bệnh nguy hiểm do muỗi đốt gây nên, bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ nhỏ và có thể để lại di chứng sau này cho trẻ. Bệnh sốt xuất huyết có 2 triệu chứng cơ bản: Sốt và xuất huyết. Vào mùa hè muỗi sản sinh thêm nhiều, sinh sống ở khắp mọi nơi và lây lan bệnh nhanh hơn, đặc biệt là với trẻ từ 3 - 10 tuổi.

5.1 Triệu chứng của bệnh

  • Trẻ sốt cao đột ngột và kéo dài nhưng không ho, sổ mũi hoặc tiêu chảy.
  • Trên da mặt và cơ thể xuất hiện các chấm đỏ.
  • Chảy máu cam.
  • Nôn mửa.
  • Đau dữ dội ở vùng sườn bên phải.
  • Đi ngoài ra máu màu đen.

5.2 Cách điều trị

  • Khuyến khích trẻ uống nước, có thể uống nước cam, nước dừa, nước chanh, nước suối, nước sôi để nguội.
  • Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu như cơm nhão, cháo, súp.
  • Tránh uống nước ngọt, nước trái cấy sậm màu.
  • Tránh thức ăn nhiều dầu mở, huyết,....
  • Điều trị bằng thuốc tây: Thuốc dùng an toàn là Paracetamol, sử dụng liều lượng theo hướng dẫn, ngày dùng khoảng 4 lần khi bệnh nhân có sốt.
  • Người mắc bệnh phải đi khám ngay lập tức. Nếu xuất hiện các triệu chứng nặng như đau bụng, bứt rứt, chảy máu cam, chảy máu chân răng, tay chân lạnh… cần đưa ngay đến bệnh viện.
  • Không nên chữa trị theo cách dân gian như chà lá trầu lên da hoặc cạo gió, có thể làm tổn thương da của trẻ.
  • Không nên để trẻ sốt quá cao dễ dẫn đến co giật, nếu thân nhiệt tăng thì tiếp tục chườm mát.

5.3 Cách phòng bệnh

  • Không cho trẻ hoạt động dưới các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng.
  • Nên buông màn khi ngủ cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi.
  • Dùng 1 số biện pháp diệt muỗi như: sử dụng bình xịt, thắp nhang muỗi, phun thuốc chống muỗi…
  • Đậy kín các nơi có nước như lu, vại… đây là nơi giúp muỗi có điều kiện sinh sản và phát triển.
  • Với trẻ còn đang bú mẹ cần cố gắng cho trẻ bú nhiều hơn.
  • Bổ sung vitamin để tăng cường hoạt động chuyển hóa cho cơ thể cũng như củng cố sức đề kháng và miễn dịch giúp trẻ chống chọi với bệnh.
  • Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát.
sốt xuất huyết
Cần diệt muỗi xung quanh môi trường sống của gia đình bạn để tránh bị bệnh sốt xuất huyết vào mùa hè. Ảnh Internet

6. Những bệnh bé cũng có thể mắc phải vào mùa hè

6.1 Cảm cúm

Thời tiết nóng ẩm là cơ hội tấn công của vi khuẩn, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ phòng điều hòa ra nhiệt độ ra ngoài tạo cơ hội cho bệnh cảm cúm xuất hiện. 

Dấu hiệu: Mệt mỏi, đau đầu, ho, sổ mũi, sốt nhẻ, quấy khóc,...

Cách phòng chống

  • Nên chú ý về sự thay đổi nhiệt độ và tránh mồ hôi thấm ngược vào cơ thể bé.
  • Tránh để trẻ bị cảm, giữ vệ sinh cho bé và môi trường xung quanh bé chính là những cách chăm sóc trẻ vào mùa hè khoa học.
  • Bạn nên đưa bé đi tiêm phòng hàng năm để kháng lại các virus gây cảm lạnh hay virus gây hại cho hô hấp.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường có thể gây kích ứng cho trẻ.
bé bị cảm cúm
Cảm cúm là bệnh phổ biến ở trẻ, đặc biệt là vào dịp hè thời tiết nắng nóng thất thường. Ảnh Internet

6.2 Bệnh dại

Virus dại là loại virus lớn kích thước 80 x 180 nm, thuộc họ Rhabdoviridae gây bệnh cho các động vật máu nóng, tồn tại trong nước bọt súc vật mắc bệnh rồi xâm nhập qua lớp da, niêm mạc người đã bị tổn thương (cắn, trầy xước) sau đó theo sợi trục các dây thần kinh hướng tâm tới hệ thần kinh trung ương và sinh sản, gây ra các tổn thương ở tủy sống, thân não và giải phóng ra ngoài chủ yếu qua nước bọt, nước tiểu.

6.2.1 Nguyên nhân

Người mắc bệnh dại chủ yếu là do chó, mèo, chuột mang mầm bệnh truyền sang người qua vết cắn, vết cào cấu hoặc do tiếp xúc trực tiếp với nước dãi từ con bệnh.

Biến chứng nguy hiểm

  • Dịch hạch là trực cầu khuẩn Yesinia pestis thuộc họ enterobacteriaceae - vi khuẩn rất độc do có cả nội độc tố lẫn ngoại độc tố cùng các yếu tố kháng bạch cầu và gây đông máu.
  • Bệnh nhân chết do liệt cơ hô hấp. Tất cả những bệnh nhân đã lên cơn dại đều tử vong.
6.2.2 Khi bị súc vật cắn
  • Rửa và sát trùng kỹ vết thương để tiêu diệt mầm bệnh bằng xà phòng.
  • Tiêm huyết thanh kháng dại, vaccine dại và huyết thanh chống uốn ván.
6.2.3 Dấu hiệu
  • Cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, khó chịu.
  • Mỗi khi nhìn thấy nước hoặc uống nước, cơ nuốt co thắt làm cho bệnh nhân sợ hãi.
  • bệnh tiến triển đến liệt, có cơn điên cuồng hoặc co giật.
tiêm vắc xin
Vào mùa hè, bệnh dại càng gia tăng nên bố mẹ cần tiêm vắc xin ngừa dại cho bé khi bé bị súc vật cắn. Ảnh Internet

6.3 Ngộ độc thực phẩm

Đề cập đến bệnh trẻ em trong mùa hè, không thể không nói đến ngộ độc thực phẩm. Đây là một trong những căn bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ vào mùa nóng bức. Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi trẻ ăn phải những thức ăn bị nhiễm vi khuẩn hay độc tố của vi khuẩn. Cụ thể như:

  • Trẻ ăn phải thức ăn bị ôi thiu, nhiễm khuẩn, nhiễm vi sinh vật gây bệnh hay những thức ăn chứa độc tố ( như độc tố từ cóc, cá nóc).
  • Thực phẩm dễ bị nhiễm độc trong quá trình chế biến, bảo quản như nhiễm hóa chất, thuốc bảo quản.
  • Thực phẩm do hóa chất như ăn thức ăn nhiều hàn the, formol, thuốc trừ sâu, màu thực phẩm.
6.3.1 Dấu hiệu
  • Nôn nhiều và đau bụng.
  • Tiêu chảy nhiều thường dẫn đến rối loạn nước và điện giải, đặc biệt ở trẻ em nhỏ.
  • Sốt, đi ngoài phân nhày máu.
  • Nhiễm trùng toàn thân gây nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não.
6.3.2 Cách điều trị
  • Đưa ngay tới bệnh viện để khám.
  • Cố gắng làm nôn ra hết thức ăn trong dạ dày của trẻ để đề phòng độc tố nhiễm sang đường hô hấp.
  • Có thể cho trẻ uống nhiều nước sôi để nguội có pha muối loãng.
6.3.3 Cách phòng tránh
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chú ý nguồn gốc và thời gian sử dụng sản phẩm.
  • Chọn thức ăn chế biến an toàn, tránh những thức ăn ô nhiễm.
  • Bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận và hâm kỹ thức ăn cũ trước khi ăn để tiêu diệt vi khuẩn mới nhiễm.
  • Với trái cây, nên gọt vỏ hoặc rửa kỹ bằng nước sạch trước khi ăn.
  • Tạo thói quen cho trẻ rửa tay trước khi ăn.
ngộ độc thực phẩm
Không nên cho bé ăn những thức ăn không rõ nguồn gốc hoặc hết hạn sử dụng để tránh bé bị ngộ độc thực phẩm. Ảnh Internet

Trên đây là tổng hợp 6 bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè mà theo Yeutre.vn , bố mẹ cần lưu ý cảnh giác, hiểu về tình trạng bệnh, đề kịp thời chăm sóc, cũng như chữa trị cho bé nếu bé bị mắc bệnh. Hãy chăm sóc trẻ chu đáo và cẩn thận hơn trong ngày hè để tăng súc đề kháng và hạn chế tối đa những bệnh có thể xâm nhập bé. Nhờ đó con sẽ trải qua một mùa hè khỏe mạnh, ý nghĩa và bố mẹ cũng bớt phần nhiều lo lắng về bệnh theo mùa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Chi Lê tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI