Cẩm nang bỏ túi về bữa ăn dặm đầu tiên của trẻ

Theo các chuyên gia, khi trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm (6 tháng tuổi trở lên), mẹ cần lên kế hoạch ăn dặm chi tiết, theo dõi lịch phát triển chiều cao, cân nặng của con để điều chỉnh bữa ăn cho hợp lý.

banner ads

Tuy nhiên, với những ai lần đầu làm mẹ sẽ còn bỡ ngỡ về việc nên cho trẻ ăn gì, ăn như thế nào là tốt nhất, chuẩn bị những gì cho bé ăn, bé ăn trước hay uống sữa trước…? Dưới đây là câu trả lời cho các mẹ!

1. Dấu hiệu bé muốn ăn dặm

Bé đã sẵn sàng ăn dặm

Trước khi bước vào “lịch trình” ăn dặm, mẹ cần biết bé muốn ăn dặm chưa. Mặc dù các chuyên gia khuyến cáo cho bé ăn từ 6 tháng tuổi, nhưng một số mẹ đã cho bé ăn ngay khi 5 tháng tuổi bởi bé có các biểu hiện muốn ăn dặm sau:

banner ads

- Miệng nhai chóp chép như người lớn.

- Đòi ăn khi thấy người lớn ăn hoặc hay le lưỡi.

- Ngồi khá vững, cổ cứng, há miệng khi mẹ muốn đút thức ăn vào miệng.

- Bé uống được khoảng 800ml – 1.000ml sữa/ngày.

- Hay thức dậy nửa đêm và đòi bú thêm trước khi ngủ.

- Khi bé trai nặng khoảng 7,9kg, cao 67,6cm; bé gái nặng khoảng 7,3kg, cao khoảng 65,7cm mẹ có thể cho trẻ ăn dặm.

2. Mẹ nên chuẩn bị những gì khi cho bé ăn dặm lần đầu tiên?

Mẹ chuẩn bị bàn ăn và dụng cụ ăn cho bé

Để việc ăn uống diễn ra thuận lợi, vui vẻ và hợp tác trong lần ăn dặm đầu tiên mẹ nên chuẩn bị:

- Một chiếc bàn ăn phù hợp với bé nếu bé có thể ngồi vững.

- Bộ dụng cụ để bé tập dặm ăn như bát, đĩa nhiều ngăn, muỗng, cốc nước, thìa nước… các vật dụng nên làm bằng chất liệu nhựa tốt để tránh gây tổn thương miệng bé trong quá trình ăn.

- Khăn vải hoặc khăn ướt để lau miệng cho bé trong quá trình ăn và sau khi ăn xong.

- Ngoài những chuẩn bị dụng cụ trên, mẹ cũng cần chuẩn bị tinh thần bởi bé có thể vừa ăn vừa phun thức ăn hoặc không chịu ăn, đây là điều hết sức bình thường khi bé mới bắt đầu ăn dặm. Mẹ cần phải kiên trì và tập cho bé quen dần với việc này. Nếu bé không chịu ăn nghĩa là bé chưa thích mùi vị thức ăn đó, mẹ không nên ép bé ăn. Bữa ăn tới, mẹ hãy chế biến món ăn khác, khoảng 3 ngày sau, mẹ có thể tiếp tục cho bé làm quen với mùi vị thức ăn mà bé từng không thích.

Thực tế, một số mẹ đã loại bỏ thức ăn bé không thích như cà rốt, khoai tây chẳng hạn, với lý do hết sức đơn giản bởi bé đã từng không chịu hợp tác với mùi vị đó ở bữa ăn trước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm hiện tại bé có thể không thích mùi vị đó, nhưng khoảng vài ngày sau mẹ cho bé thử lại, bé có thể sẽ hợp tác và ăn ngon lành. Vì vậy, mẹ đừng bỏ lỡ bất kỳ thực phẩm giàu dinh dưỡng nào dù lần đầu bé chưa chịu hợp tác nhiều.

3. Nguyên tắc ăn dặm lần đầu tiên cho bé

- Thời gian ăn: Để bé hợp tác với việc ăn dặm tốt nhất, mẹ nên cho bé ăn dặm ngay sau khi bé vừa ngủ dậy. Sau một đêm, lượng sữa còn lại trong cơ thể bé đã được tiêu hóa gần hết, bé chắc chắn sẽ đói và háu ăn vào sáng sớm. Mẹ nên chờ bé tỉnh ngủ và chuẩn bị đầy đủ thực đơn, tư thế, tinh thần để cho bé ăn dặm.

Cho bé ăn từ ít tới nhiều

- Thực đơn ăn dặm: Bữa ăn dặm đầu tiên của bé, mẹ nên cho bé ăn bột loãng để bé làm quen dần với thực đơn ăn dặm. Mẹ tuyệt đối không cho bé ăn bột đặc vào lần đầu tiên vì bé chưa quen và có thể bị sặc thức ăn dẫn tới nguy cơ tắc đường thở rất cao. Khi bé bước sang tháng thứ 7, mẹ có thể tập cho bé ăn bột đặc và ăn cháo từ tháng thứ 8.

- Lượng thức ăn: Trong lần đầu ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé nếm thử 5ml bột ăn dặm (khoảng 2 -3 thìa café). Mẹ tiếp tục cho bé ăn khoảng 3 ngày với lượng thức ăn trên. Khi nhận thấy bé hợp tác và muốn ăn thêm nhiều hơn, mẹ tăng từ từ cho bé lên 10ml – 20ml – 40ml – 60ml bột/bữa tùy theo khả năng ăn của bé.

4. Lần ăn dặm đầu tiên nên cho bé ăn gì?

Lựa chọn thực phẩm ăn dặm cho bé vào lần đầu tiên cũng khiến không ít mẹ đau đầu. Tuy nhiên, khi bé mới bước vào giai đoạn đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn bột ngọt hoặc bột rau củ, cuối cùng là bột thịt, hải sản. Theo đó mẹ có thể chọn:

Bột rau củ

Ăn dặm lần đầu với bột ngọt

Nguyên liệu:

  • Bột gạo xay nhuyễn
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức

Cách làm: Mẹ nấu bột chín nhuyễn, đặc. Sau đó, đổ ra bát và hòa thêm chút sữa mẹ hoặc sữa công thức cho bé thưởng thức. Lưu ý, bé lần đầu ăn dặm bột nên loãng để bé dễ ăn.

Ăn dặm lần đầu với bột rau củ

Nguyên liệu:

  • Các loại củ như cà rốt/khoai tây/bí đỏ/khoai lang…
  • Sữa công thức

Cách làm: Mẹ luộc củ chín, rây hoặc xay thật mịn. Sau đó tán, khuấy đều củ với sữa công thức đã pha sẵn và cho bé ăn.

5. Mẹ nên làm gì trước bữa ăn ăn dặm đầu tiên của bé?

- Mẹ cần phải vệ sinh tay chân cho bé thật sạch sẽ trước bữa ăn vì bé có thể cho tay vào miệng trong quá trình ăn. Đồng thời mẹ cũng nên vệ sinh sạch sẽ vị trí cho bé ăn dặm. Nếu bé đã biết ngồi, cần vệ sinh bàn ghế bé ngồi thật sạch.

- Không cho bé nằm khi ăn vì bé có thể bị nôn ọe, khó nuốt.

- Mẹ tắt hết tivi, âm thanh xung quanh để bé tập trung vào việc ăn uống. Nhờ vậy, khi bé dừng ăn mẹ sẽ biết bé đã no hoàn toàn chưa.

6. Những vấn đề có thể xảy ra khi bé ăn dặm lần đầu

Mẹ không ép bé ăn nếu bé không muốn ăn

- Bé không chịu ăn: Có thể bé không thích mùi vị thức ăn đó mà thích mùi vị khác. Mẹ có thể dừng bữa ăn lại hoặc sử dụng tay lấy thức ăn và quét xung quanh miệng để bé liếm láp. Nếu bé vẫn không chịu, tốt nhất mẹ dừng lại và cho bé ăn lại sau 1 – 2 tuần.

- Bé nghẹn, khó nuốt: Điều này sẽ dễ dàng xảy ra với một số bé ăn dặm lần đầu nếu mẹ chưa khéo léo cho con ăn. Cách xử lí tốt nhất mẹ nên dừng bữa ăn và kiểm tra xem có phải bột quá đặc hay còn lợn cợn nhiều. Hãy đảm bảo bột loãng và nhuyễn. Đồng thời nên cho bé ăn từ từ, kèm theo chút nước lọc để hỗ trợ bé.

- Bé nôn trớ: Có vẻ bé đã đầy bụng rồi đó mẹ. Hãy dừng bữa ăn, lau sạch sẽ người cho bé và giúp bé uống một chút nước ấm, để bé nghỉ ngơi. Hãy bắt đầu cho bé uống sữa sau 1 tiếng tiếp theo vì lượng thức ăn trong người bé đã không còn nhiều.

- Bé không muốn ăn: Nếu bé không hợp tác, khóc lóc, đẩy thức ăn mẹ cũng đừng lo lắng và ép bé ăn. Có thể bé chưa đói hoặc không quen mùi vị thức ăn. Tốt nhất hãy dừng bữa ăn lại và cho bé ăn vào lần sau.

- Bé đi tiêu lỏng sau bữa ăn dặm đầu tiên: Điều này thường xuyên xảy ra với các bé lần đầu ăn dặm do hệ tiêu hóa của bé chưa sẵn sàng đón nhận lượng thực phẩm mới. Mẹ có thể theo dõi phân tiêu trong 3 ngày, cho bé ăn với số lượng ít. Nếu bé vẫn đi phân lỏng nghĩa là bé không hợp thực phẩm đó. Còn nếu bé dần đi đặc lại nghĩa là mẹ đã thành công khi cho bé ăn dặm.

7. Một số lưu ý khác cho mẹ

- Không nấu thực phẩm như rau, củ quá lâu dưới nhiệt độ cao vì có thể làm mất vitamin có trong chúng.

- Nên kiểm tra xem con có bị dị ứng thực phẩm hay không bằng cách, cho con ăn một ít thực phẩm đó và theo dõi khoảng 2 giờ đồng hồ. Có dấu hiệu dị ứng cần dừng việc ăn lại và đi khám bác sĩ ngay lập tức.

- Thực phẩm cần được nấu nhừ nhuyễn, tuyệt đối không cho bé ăn thô ngay lần đầu ăn dặm hoặc ăn nguyên hạt thực phẩm ngũ cốc.

- Đa dạng hóa thức ăn của bé. Không nên cho bé ăn liên tục một loại bột vì có thể dẫn tới thiếu chất và biếng ăn ở bé.

- Thức ăn của bé còn thừa nên bỏ đi.

- Không nêm gia vị cho bé lần đầu ăn dặm vì có thể khiến bé mất đi khả năng đánh giá mùi vị của mình.

8. Bé có cần bú sữa sau khi ăn dặm?

Rất cần mẹ nhé. Thực tế, ăn dặm ở giai đoạn từ 6 tháng tuổi chỉ là bước khởi đầu để bé nếm các hương vị thức ăn mà thôi. Bé chưa ăn được nhiều và thức ăn chính vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mẹ nên duy trì lượng sữa từ 400 ml – 500 ml /ngày với bé để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI