Bạn có thể viện lý do không đủ thời gian để bỏ qua những cách chế biến thức ăn dặm phức tạp nhưng nếu vì cớ này để mua sẵn thức ăn đóng hộp cho con thì vô cùng tai hại đấy!
1. Nói “không” với đồ hộp
Dù đã giảm lượng natri và có ghi chú rõ trên bìa sản phẩm, các thực phẩm đóng hộp vẫn tồn tại lượng natri cao gấp 20 lần.
Có một nghịch lý kể rằng: bạn bỏ rất nhiều thời gian, tâm huyết để đi chợ thật sớm, chọn mua những thực phẩm tươi ngon đem về nhà và bắt đầu rửa, cắt, xay, nấu… thành những bát cháo dinh dưỡng thơm ngon cho con ăn dặm nhưng xem ra bé lại chẳng đoái hoài gì đến công sức của bạn.
Vậy nhưng, chỉ cần bạn chạy vèo ra siêu thị, mua về những hộp thức ăn dặm và đút cho bé thì ngay lập tức nhận lại được những cái chóp chép ngon miệng của bé.
Như thế chẳng phải bất công với bạn lắm sao? Nhưng đừng vì thế mà sinh lười nhé. Thực chất, dù đã giảm lượng natri và có ghi chú rõ trên bìa sản phẩm, các thực phẩm đóng hộp vẫn tồn tại lượng natri cao gấp 20 lần đấy nhé!
Vì thế, cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho con vẫn là phải đích thân bạn vào bếp và lăn xả nấu nướng.
2. Học cách bảo quản thức ăn
Bảo quản thức ăn đã qua chế biến trong tủ bằng những hộp đựng thực phẩm an toàn.
Nếu bạn là người bận rộn, khi bắt đầu cho bé ăn dặm, bạn có thể sắm một chiếc may xay đa năng để có thể cùng lúc chế biến lượng lớn thức ăn. Sau đó, hãy bảo quản thức ăn đã qua chế biến này trong tủ đông bằng những hộp đựng thực phẩm an toàn. Như thế, khi bé ăn, bạn chỉ việc lấy ra và đem hâm lại. Tuy nhiên chỉ nên trữ thức ăn vừa đủ dùng trong tuần để tránh thực phẩm để lâu sẽ biến chất.
Tận dụng những khay đá, cho thức ăn dặm của bé vào đây.
Nếu bạn chỉ có ý định bảo quản trong một ngày, hãy tận dụng những khay đá, cho thức ăn dặm của bé vào đó.
Những thực phẩm bạn có thể bảo quản lâu: Khoai lang, bông cải, cà rốt, khoai tây, đậu, bí…
3. Danh sách món ăn dặm cho bé 6 tháng
Để bắt đầu cho bé làm quen với thức ăn, ban đầu, mẹ có thể chọn những thực phẩm như sau:
Trái cây chín mềm thích hợp cho bé tập ăn dặm.
Trái cây:Bơ, đu đủ, chuối, mận khô, cam, quýt, táo, lê…
Rau quả:Đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu đỏ, bí đỏ, khoai lang…
Ngũ cốc:Yến mạch, gạo tẻ, gạo lứt…
Thực phẩm giàu đạm:thịt bò, thịt heo, thịt gà…
Mẹ cần lưu ý những thức ăn bạn đầu phải đủ mềm để tránh cho trẻ bị hóc.
4. Danh sách thực phẩm không nên dùng cho bé dưới 1 tuổi
Một số thực phẩm có thể gây dị ứng hoặc khiến bé bị hóc rất nguy hiểm. Do đó, bạn không nên cho bé thử khi chưa đủ tuổi.
Mật ong:Trong mật ong có một loại chất độc có khả năng gây dị ứng với các bé dưới 1 tuổi vì hệ tiêu hóa của bé chưa đủ khả năng phân giải chất này. Nếu muốn bé được dùng loại thực phẩm bổ dưỡng này, bạn có thể đợi bé lớn hơn chút nữa nhé!
Các loại hạt:Không thể phủ nhận thành phần dinh dưỡng quý giá mà những loại hạt này mang lại cho bé. Tuy nhiên, vì chúng quá cứng, lại có kích thước nhỏ bé nên rất dễ khiến các trẻ bị hóc. Mặt khác, một số trẻ có cơ địa dị ứng với một vào loại đậu (lạc). Do vậy, muốn cho bé ăn mẹ phải xay thật mịn và cho thử từng chút một để xem bé có phản ứng bất thường nào với thực phẩm này không.
Lactose trong sữa bò khiến trẻ nhỏ dưới 1 tuổi khó dung nạp.
Sữa bò tươi:Lactose trong sữa bò khiến trẻ nhỏ dưới 1 tuổi khó dung nạp do đó dễ dẫn đến dị ứng.
Đường và muối:Muối không tốt cho chức năng thận còn non yếu của trẻ. Cả đường và muối đều không cần thiết phải nêm vào khẩu phần ăn của trẻ mới tập ăn vì bé cần một thời gian nhất định để quen với khẩu vị của những thực phẩm khác để kích thích vị giác.
Trái cây có hạt nhỏ như vú sữa, sapo, nho…:Nguy cơ từ những loại quả này không đến từ thành phần chúng có mà từ những hạt nhỏ dễ hóc và móc họng. Nếu để bé dùng, mẹ phải chắc chắn đã lấy toàn bộ hạt của những loại quả này ra nhé!
Yeutre.vn (Tổng hợp)