Cẩm nang bỏ túi cho mẹ bầu đi spa làm đẹp, thư giãn

Đi spa trong thai kỳ để massage, làm đẹp không phải là chuyện hiếm hiện nay đối với mẹ bầu vì nó mang lại những tác động tích cực đối với thai kỳ.

banner ads

Tuy nhiên, nếu không hiểu biết rõ những điểm riêng biệt của spa dành cho bà bầu và người bình thường có thể bạn sẽ gặp những nguy hiểm không đáng có. Dưới đây là những điều mẹ bầu nên nằm lòng khi đi làm đẹp, thư giãn tại các spa nhé.

Hiệu quả massage đối với mẹ bầu

32900-1.jpg

Massage mang lại nhiều tác dụng tích cực cho mẹ bầu.

Massage trong thai kỳ giúp mẹ bầu giảm được các cơn đau cơ tại các vùng như vai, hông, lưng… Mẹ bầu có thể tự thực hiện tại nhà, tuy nhiên với kỹ thuật của các nhân viên spa chuyên nghiệp thì đến spa mẹ bầu sẽ được chăm sóc kỹ giúp tinh thần thoải mái, thư giãn hơn.

Xoa bóp tiền sản mang lại những tác động tích cực cho mẹ bầu như:

- Giúp tinh thần dễ chịu, thoải mái hơn.

- Giúp mẹ bầu cảm thấy ăn ngon hơn và có giấc ngủ ổn định hơn.

- Máu lưu thông tốt hơn, giúp tăng cường oxy và dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể mẹ và bé tốt hơn.

- Căng thẳng ở các xương khớp như khung xương chậu, lưng và mắt cá chân cũng giảm bớt.

- Hỗ trợ sinh nở dễ dàng, giảm phù nề trong thai kỳ.

- Tránh được chứng chuột rút, vọp bẻ và tan chứng đau nhức dây thần kinh hông.

- Bớt đau đầu và xung huyết xoang.

Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi đi spa

Chọn có sở có chuyên môn và uy tín

Việc chọn một cơ sở có những chuyên môn chăm sóc cho mẹ bầu sẽ đảm bảo cho mẹ bầu được chăm sóc đúng kỹ thuật nhất, tránh được các tai nạn rủi ro có thể xảy ra. Có những kỹ thuật massage phù hợp với từng tháng tuổi thai mà phải qua đào tạo chuyên môn mới thực hiện được.

Sử dụng tinh dầu chiết xuất từ thiên nhiên

Các hóa chất có thể tác động đến sự phát triển của thai nhi và gây ra những hậu quả xấu. Vì vậy, những mỹ phẩm, tinh dầu dành cho mẹ bầu trong việc massage tại spa nên được chiết xuất từ thiên nhiên không nên có chất bảo quản hay tạo mùi.

Những tinh dầu chuyên biệt này không chỉ không gây hại mà còn có thể hỗ trợ mẹ bầu bớt ốm nghén, mất ngủ, rạn da… Một số tinh dầu phổ biến như: tinh dầu hoa oải hương hay cúc la mã...

Một số tinh dầu tự nhiên như dầu cây gỗ tuyết tùng, cây xô thơm glary hay gừng, đinh hương, bạch dương hay hạt tiêu đen thì không nên dùng. Vì chúng có thể khiến mẹ bầu sẩy thai hay gây ra kích ứng da.

32901-2.jpg

Mẹ bầu nên đến các spa chuyên nghiệp để được chăm sóc tốt nhất.

Lưu ý về tư thế massage

Mẹ bầu nên nằm nghiêng sang bên trái khi massage hoặc ngồi ở tư thế quỳ để giảm áp lực của cơ thể lên thai nhi. Việc kê gối ở đầu, nách và lườn hay đầu gối là cần thiết để mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn.

Tại một số cơ sở spa có giường khoét lỗ chuyên dụng cho mẹ bầu. Thế nhưng chúng dễ gây ra đau lưng nên mẹ bầu cân nhắc.

Tránh tổn thương vùng da

Làn da của mẹ bầu sẽ trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều trong thai kỳ. Vì vậy cần tránh làm tổn thương đến da. Các phương pháp được sử dụng nên dịu nhẹ, không gây kích ứng cho da. Việc waxing có thể gây ra đau đớn hơn bình thường nên mẹ bầu cũng cần cân nhắc thực hiện.

Thời gian thích hợp để đi spa

Ba tháng giữa thai kỳ là thời gian tốt nhất để mẹ bầu đi massage. Tuy nhiên, đến tháng thứ 5, mẹ bầu cũng tránh nằm ngửa khi được chăm sóc nhé. Vì tư thế này có thể làm giảm huyết áp và dễ làm mẹ bầu cảm thấy mệt.

Một số spa sẽ không nhận khách là mẹ bầu có tuổi thai dưới 12 tuần và trên 32 tuần tuổi đâu đấy.

Các loại hình spa mẹ bầu nên tránh

Có nhiều loại hình trị liệu và chăm sóc trong một spa. Tuy nhiên, có những loại hình không tốt cho mẹ bầu, đặc biệt là các loại hình có sự góp mặt của tác động nhiệt. Sự tăng nhiệt đột ngột không chỉ khiến mẹ bầu khó chịu mà còn tác động xấu đến thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu hãy từ chối các chăm sóc như: tắm xông hơi, tắm nắng, tắm suối nước nóng, bể sục… khi đi spa nhé.

Những điều nên cho nhân viên spa biết

- Nên nói rõ tình trạng thai kỳ của mình đối với nhân viên spa để lựa chọn loại hình spa phù hợp, thời gian hay loại tinh dầu phù hợp.

- Nên nói cho chuyên gia các khu vực nhạy cảm để tránh massage tại khu vực đó. Mẹ cũng có thể yêu cầu có đệm hay gối tựa sao cho thoải mái nhất. Nếu mẹ cảm thấy không thích mùi tinh dầu hay âm thanh trong phòng massage, có thể yêu cầu không thắp tinh dầu hay bật nhạc.

- Bấm huyệt có thể không tốt cho thai nhi, vì vậy hãy đến các chuyên gia để được tư vấn cặn kẽ trước khi quyết định.

32902-3.jpg

Nếu mẹ bầu không có điều kiện đến spa thì cũng có thể thư giãn tại nhà.

- Các động tác massage nên nhẹ nhàng trong xoa, vuốt, day, miết… Nếu nhận thấy nhân viên có các động tác mạnh ở vùng lưng như vỗ, dần, chặt, đấm, kéo giãn, giật mạnh… mẹ nên yêu cầu ngừng ngay lập tức để tránh tác hại.

- Mẹ bầu chỉ có thể tẩy lông khi mang thai bằng phương pháp thủ công, không nên dùng các phương pháp hóa trị.

- Trong quá trình massage nếu mẹ bầu cảm thấy không khỏe như: buồn nôn, choáng, không thoải mái thì nên dừng việc massage lại. Nếu mẹ hay ợ thì nên đi massage sau khi dùng bữa khoảng 2 giờ đồng hồ. Nếu mẹ bị tiểu đường thì nên đi massage sau khi có bữa ăn nhỏ nhé.

Những mẹ bầu không nên đi spa

- Mẹ bầu mắc chứng tiết mồ hôi quá nặng thì không nên đi spa.

- Ngoài ra, nếu mẹ đang mắc các chứng như sốt, nôn mửa, bị đau bất thường hay các bệnh truyền nhiễm thì cũng không nên đi spa.

- Một số bệnh khác như tiền sản giật, cao huyết áp, ốm nghén, đau bụng, tiêu chảy, hay các bệnh ác tính… mẹ bầu cũng cần tránh đi spa.

- Một số vùng da nếu bị thâm tím, viêm sưng, bị thương, nổi mề đay, phát ban, sưng phồng, hiễm trùng… thì cũng cần tránh trong quá trình massage.

Cách thư giãn mà không cần đến spa

Đi spa chuyên nghiệp để được chăm sóc là tốt nhất. Nhưng nếu mẹ bầu không có điều kiện thì có thể thư giãn tại nhà của mình theo cách sau:

- Tạo không gian thư giãn với nến thơm và âm nhạc và nằm nghỉ ngơi một mình trong phòng ngủ cũng như bồn tắm gọn gàng, sạch sẽ.

- Choàng một chiếc khăn mỏng để giữ ấm cho cơ thể và đắp mặt nạ nằm thư giãn

- Sau cùng đọc một cuốn sách ưa thích và chìm vào giấc ngủ dễ chịu nhé.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI