Vì trong thời gian bầu bí, nội y có sự thay đổi và cần được quan tâm để đảm bảo sức khỏe và vẻ đẹp cho các mẹ bầu.
1. Áo ngực
Ngực phụ nữ thay đổi trong suốt thai kỳ theo xu hướng tăng lên về kích cỡ và trọng lượng để chuẩn bị nguồn sữa cho em bé khi chào đời, vì vậy tùy vào sự thay đổi đó mà mẹ bầu có thể chọn cho mình áo ngực phù hợp trong từng thời kỳ. Đừng vội mua sắm ngay khi vừa biết mình mang thai, bạn sẽ chẳng lường trước được mình chọn áo “lệch chuẩn” thực tế như thế nào đâu.
Thay vào đó, các mẹ bầu nên đi tham khảo thị trường ngay từ khi mới bắt đầu mang thai để làm quen với những loại và kiểu dáng áo ngực. Để đến khi bạn cần một size mới hay kiểu dáng mới, bạn sẽ biết được nên đi tìm mua ở đâu.
Dù điệu đà là đặc quyền của phụ nữ, nhưng các mẹ bầu không nên mặc áo có quá nhiều ren, rua. Áo ngực có quai rộng, dày sẽ là lựa chọn tốt nhất khi áo giúp giảm áp lực lên đôi vai.
Áo ngực quai rộng, dày là lựa chọn tốt cho phụ nữ mang thai
Vòng một sẽ tăng khoảng gần 1kg trong thai kì, và việc giảm “sức nặng” của ngực sẽ rất cần thiết để các mẹ bầu cảm thấy thoải mái trong thời gian mang thai. Áo ngực quai dày và rộng sẽ tản sức nặng đều ra, vai và phần lưng trên sẽ không bị căng.
Chất liệu vải áo cũng là điều các mẹ bầu nên quan tâm. Hãy chọn áo có chất liệu mềm mại và ít đường gân ở quả áo. Cúp áo càng mềm mại thì bạn càng cảm thấy thoải mái. Nên chọn loại cúp ôm trọn bầu ngực để giảm bớt sự căng cơ ở ngực.
Lời khuyên của các chuyên gia cho chúng ta là: không nên mặc áo quá chật, áo lông cừu nhân tạo, áo len sợi, áo lông vũ... mà nên chọn áo bông tinh khiết dệt bằng sợi dài, mềm mại với chất liệu bằng cotton là tốt nhất.
Áo nên có miếng đệm mút mỏng. Nguyên do là khi mang thai đầu ngực thường rất lớn, nếu mẹ bầu mặc áo mỏng quá sẽ khiến đầu nhũ hoa lộ ra ngoài trông kém duyên.
Các mẹ bầu nên tránh việc cố gắng tận dụng áo ngực ngày thường khi mang thai và “thả rông” để cảm thấy thoải mái. Cả hai cách này đều gây hại đến chất lượng sữa sau khi sinh con và làm mất dáng bộ ngực của bạn.
Lựa chọn một chiếc áo ngực tốt không chỉ giúp mẹ bầu đảm bảo sức khỏe mà còn giúp mẹ bầu duyên dáng trong thời gian mang thai.
2. Quần chip
Thai nhi được bảo vệ bởi lớp mỡ quanh tử cung, điều này làm tăng khối lượng của ổ bụng khiến cho phụ nữ mang thai luôn cảm thấy mỏi cơ, đau cột sống và mỏi chân. Tùy theo từng thời kỳ, các bà bầu cũng nên lựa chọn đồ lót khác nhau để phù hợp với cơ thể và đảm bảo sức khỏe của thai nhi.
Từ tháng thứ 4 trở đi, bụng các mẹ bầu đã khá lớn vì vậy hãy chọn quần lót có độ đàn hồi tốt. Vải nên có chất liệu thấm mồ hôi và quần lót không nên quá rộng hoặc quá chật. Phần cạp quần nên rộng một chút để không làm co thắt bụng.
Nên chọn đồ lót được thiết kế cho phụ nữ mang thai
Đặc biệt trong giai đoạn cuối thai kỳ cơ thể mẹ bầu thường tiết dịch và dễ làm bẩn đồ lót. Vì vậy hãy chọn đồ lót được thiết kế đặc biệt cho phụ nữ có thai.
Nguyên tắc chung bạn nên chọn loại quần có chất vải dễ giặt, nhanh khô và không phai màu. Bạn cũng nên chọn loại có đũng quần hơi rộng một chút để phòng trừ trường hợp bạn muốn đeo băng vệ sinh thấm chất dịch âm đạo trong thai kì. Đũng quần đủ rộng giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Hãy chọn những chiếc quần lót thun có độ co giãn tốt, có thể ôm hết được vòng ba trong thời gian mang thai với cạp quần cao không quá chật. Phần đáy và mông quần cũng không được ôm quá sát.
Có 3 kiểu lưng quần phù hợp với từng giai đoạn mang thai:
Quần lưng thấp (underbelly):
quần phù hợp cho thai phụ trong những tháng đầu mang thai, với đường lưng quần dưới bụng hoàn hảo cho sự thành hình và hỗ trợ bụng.
Quần lưng giữa bụng (midbelly)
: quần che phủ một nửa bụng dưới của thai phụ, phù hợp cho thai phụ ở tam cá nguyệt thứ hai, không chỉ bảo vệ bụng vừa phải mà còn đem lại sự thoải mái tối đa cho bụng.
Quần có phần lưng linh hoạt (pull-on belly)
: quần có phần eo đàn hồi cực tốt (nhưng không có bản lưng) có thể tùy ý điều chỉnh để mặc dưới bụng, giữa bụng, hoặc kéo phủ cả bụng mà không gây khó chịu. Đây là mẫu quần được khuyến khích cho các bà mẹ mang thai những tháng cuối và sau sinh (và cả phụ nữ thừa cân) nhằm bảo vệ bụng cho bà mẹ mang thai và hỗ trợ nịt bụng giúp các bà mẹ sau sinh lấy lại phom bụng.
3. Cách mặc, bảo quản và một số lưu ý về áo ngực cho bà bầu
Mặc áo ngực thai sản và cho bú thế nào?
Áo ngực thai sản
Khi đã chọn được chiếc áo phù hợp, việc tiếp theo bạn cần làm là choàng nó lên và khiến nó vừa khít vào cơ thể của mình. Khi bắt đầu mặc áo, bạn hơi cúi người một chút, nâng hai bầu ngực đặt vào trong cúp áo và chỉnh cúp áo khớp vào hai bầu ngực khi đứng thẳng dậy.
Bạn hãy nhờ người thân cài móc sau lưng sao cho vừa khít vào cơ thể. Tiếp đến, hãy kiểm tra vị trí của đôi nhũ hoa, điều chỉnh để chúng cùng ở vị trí trung tâm thẳng hàng trên bộ ngực. Nếu bạn cần nới bớt lưng áo ra, hãy dùng các miếng móc rời chuyên dụng cho việc nới lỏng lưng áo ngực được bán ở các cửa hàng đồ lót hoặc trên mạng.
Giặt áo ngực như thế nào?
Giặt bằng tay với chất tẩy nhẹ trong bồn rửa và để khô qua đêm là tốt nhất. Nếu bạn buộc phải dùng máy giặt, hãy giặt ở chế độ nước lạnh, với chất tẩy nhẹ, tốt nhất là nên đặt trong túi giặt cho áo ngực và phơi khô trong mát ngay sau khi giặt xong và tuyệt đối không sấy áo ngực.
4. Một số đồ mặc thêm cho các mẹ bầu
Áo lá, áo hai dây mặc lót & váy lót:
Có tác dụng ôm sát và hỗ trợ toàn thân cho bà mẹ mang thai đồng thời giữ ấm cho cơ thể trong môi trường thời tiết lạnh hoặc trong phòng máy lạnh. Bạn nên chọn loại ôm vừa vặn, co giãn cao và thấm hút mồ hôi tốt.
Đai nới bụng và đai hỗ trợ bụng bầu:
Đai nới bụng (belly belt) là loại phụ kiện lót đặc biệt dành cho bà bầu ở những tháng đầu thai kỳ, giúp bạn có thể tận dụng được những chiếc quần sẵn có bằng cách giúp nới rộng lưng quần. Đai hỗ trợ bụng bầu (maternity belt) giúp nâng đỡ bụng giúp bà bầu đỡ cảm thấy nặng nề và phần nào giảm đau lưng, phù hợp với thai phụ từ tháng thứ 5 thai kỳ trở lên.
Đai hỗ trợ bụng bầu
Tất (vớ) bà bầu:
Loại tất đặc biệt giúp phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân bằng cách ép giữ không cho giãn nở tĩnh mạch ở chân, giúp máu lưu thông tốt hơn. Có nhiều loại tất chống giãn tĩnh mạch khác nhau cho bà bầu, tương ứng với từng mức độ cần điều trị. Bạn có thể mang chúng hàng ngày, và quan trọng là không được quên mang khi đi ngủ.
Quần lót dáng đùi (pantyhouse)
Loại quần này được hiểu là những chiếc quần ôm sát thân dưới, phủ toàn bộ đùi và chân của người mặc. Những chiếc quần này được thiết kế 2 trong 1, nghĩa là mẹ bầu có thể mặc như một món đồ lót, vừa mặc như một món đồ mặc nhà.
Pantyhouse chủ yếu dành cho phụ nữ mang thai với thiết kế đáy quần và lưng đặc biệt tốt cho sự phát triển của chiếc bụng bầu. Những chiếc quần này ngoài công dụng đồ lót còn giúp giữ ấm đôi chân, tạo sự thoải mái khi sử dụng và xóa đi cảm giác khó chịu, bức bách khi phải mặc đồ lót trong những ngày nóng bức
Những lưu ý khi chọn mua áo ngực cho bà mẹ mang thai và cho con bú
:
- Bạn bắt đầu nên mặc áo ngực đặc biệt từ tháng thứ 4-5 của thai kỳ.
- Tại mỗi thời điểm trong giai đoạn mang thai (từ tháng thứ 4) và cho con bú, bạn nên có ít nhất 3-4 chiếc áo ngực loại dành cho thai phụ và bà mẹ cho con bú. Trong đó, chọn 2-3 chiếc để mặc ban ngày, và 1 chiếc có thiết kế thoải mái nhất để mặc khi ngủ. Trong giai đoạn này bạn nên mặc áo ngực cả ngày để bảo vệ ngực và tránh chảy xệ.
- Áo ngực khi mua phải vừa với bạn khi cài ở móc ngoài cùng để phòng xa khi áo giãn có thể cài dần vào trong. Hơn nữa, sau khi sinh xong, lồng ngực của bạn sẽ nhỏ lại, vòng lưng cũng sẽ giảm đi và bạn có thể điều chỉnh móc vào các nấc trong.
- Chiếc áo vừa vặn sẽ không gây cấn ép ở dưới cánh tay hay giữa hai bầu ngực, cũng không bị kéo xốc bản lưng lên hay hằn lên vai.
- Khi cho bú, ngực bạn sẽ liên tục thay đổi, từ căng sữa trước khi bé bú đến xẹp lại sau khi bé đã bú xong. Hãy chọn áo có thành phần spandex ít nhất là 5% để áo có thể linh hoạt co giãn theo thay đổi này.
- Phụ nữ cho con bú thường cần thêm các miếng lót trong áo ngực để ngăn rò sữa, do vậy khi chọn mua áo nên chọn cúp áo vẫn còn chút khoảng cách để có thể lót thêm miếng lót.
3. Cách mặc, bảo quản và một số lưu ý về áo ngực cho bà bầu
Mặc áo ngực thai sản và cho bú thế nào?
Áo ngực thai sản
Khi đã chọn được chiếc áo phù hợp, việc tiếp theo bạn cần làm là choàng nó lên và khiến nó vừa khít vào cơ thể của mình. Khi bắt đầu mặc áo, bạn hơi cúi người một chút, nâng hai bầu ngực đặt vào trong cúp áo và chỉnh cúp áo khớp vào hai bầu ngực khi đứng thẳng dậy.
Bạn hãy nhờ người thân cài móc sau lưng sao cho vừa khít vào cơ thể. Tiếp đến, hãy kiểm tra vị trí của đôi nhũ hoa, điều chỉnh để chúng cùng ở vị trí trung tâm thẳng hàng trên bộ ngực. Nếu bạn cần nới bớt lưng áo ra, hãy dùng các miếng móc rời chuyên dụng cho việc nới lỏng lưng áo ngực được bán ở các cửa hàng đồ lót hoặc trên mạng.
Giặt áo ngực như thế nào?
Giặt bằng tay với chất tẩy nhẹ trong bồn rửa và để khô qua đêm là tốt nhất. Nếu bạn buộc phải dùng máy giặt, hãy giặt ở chế độ nước lạnh, với chất tẩy nhẹ, tốt nhất là nên đặt trong túi giặt cho áo ngực và phơi khô trong mát ngay sau khi giặt xong và tuyệt đối không sấy áo ngực.
4. Một số đồ mặc thêm cho các mẹ bầu
Áo lá, áo hai dây mặc lót & váy lót:
Có tác dụng ôm sát và hỗ trợ toàn thân cho bà mẹ mang thai đồng thời giữ ấm cho cơ thể trong môi trường thời tiết lạnh hoặc trong phòng máy lạnh. Bạn nên chọn loại ôm vừa vặn, co giãn cao và thấm hút mồ hôi tốt.
Đai nới bụng và đai hỗ trợ bụng bầu:
Đai nới bụng (belly belt) là loại phụ kiện lót đặc biệt dành cho bà bầu ở những tháng đầu thai kỳ, giúp bạn có thể tận dụng được những chiếc quần sẵn có bằng cách giúp nới rộng lưng quần. Đai hỗ trợ bụng bầu (maternity belt) giúp nâng đỡ bụng giúp bà bầu đỡ cảm thấy nặng nề và phần nào giảm đau lưng, phù hợp với thai phụ từ tháng thứ 5 thai kỳ trở lên.
Đai hỗ trợ bụng bầu
Tất (vớ) bà bầu:
Loại tất đặc biệt giúp phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân bằng cách ép giữ không cho giãn nở tĩnh mạch ở chân, giúp máu lưu thông tốt hơn. Có nhiều loại tất chống giãn tĩnh mạch khác nhau cho bà bầu, tương ứng với từng mức độ cần điều trị. Bạn có thể mang chúng hàng ngày, và quan trọng là không được quên mang khi đi ngủ.
Quần lót dáng đùi (Pantyhouse)
Loại quần này được hiểu là những chiếc quần ôm sát thân dưới, phủ toàn bộ đùi và chân của người mặc. Những chiếc quần này được thiết kế 2 trong 1, nghĩa là mẹ bầu có thể mặc như một món đồ lót, vừa mặc như một món đồ mặc nhà.
Pantyhouse chủ yếu dành cho phụ nữ mang thai với thiết kế đáy quần và lưng đặc biệt tốt cho sự phát triển của chiếc bụng bầu. Những chiếc quần này ngoài công dụng đồ lót còn giúp giữ ấm đôi chân, tạo sự thoải mái khi sử dụng và xóa đi cảm giác khó chịu, bức bách khi phải mặc đồ lót trong những ngày nóng bức
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Những lưu ý khi chọn mua áo ngực cho bà mẹ mang thai và cho con bú:
- Bạn bắt đầu nên mặc áo ngực đặc biệt từ tháng thứ 4-5 của thai kỳ.
- Tại mỗi thời điểm trong giai đoạn mang thai (từ tháng thứ 4) và cho con bú, bạn nên có ít nhất 3-4 chiếc áo ngực loại dành cho thai phụ và bà mẹ cho con bú. Trong đó, chọn 2-3 chiếc để mặc ban ngày, và 1 chiếc có thiết kế thoải mái nhất để mặc khi ngủ. Trong giai đoạn này bạn nên mặc áo ngực cả ngày để bảo vệ ngực và tránh chảy xệ.
- Áo ngực khi mua phải vừa với bạn khi cài ở móc ngoài cùng để phòng xa khi áo giãn có thể cài dần vào trong. Hơn nữa, sau khi sinh xong, lồng ngực của bạn sẽ nhỏ lại, vòng lưng cũng sẽ giảm đi và bạn có thể điều chỉnh móc vào các nấc trong.
- Chiếc áo vừa vặn sẽ không gây cấn ép ở dưới cánh tay hay giữa hai bầu ngực, cũng không bị kéo xốc bản lưng lên hay hằn lên vai.
- Khi cho bú, ngực bạn sẽ liên tục thay đổi, từ căng sữa trước khi bé bú đến xẹp lại sau khi bé đã bú xong. Hãy chọn áo có thành phần spandex ít nhất là 5% để áo có thể linh hoạt co giãn theo thay đổi này.
- Phụ nữ cho con bú thường cần thêm các miếng lót trong áo ngực để ngăn rò sữa, do vậy khi chọn mua áo nên chọn cúp áo vẫn còn chút khoảng cách để có thể lót thêm miếng lót.