Cách nêm muối, mắm, bột ngọt chuẩn cho bé theo từng độ tuổi

Nêm gia vị là một trong những khâu quan trọng quyết định độ ngon của món ăn. Do đó, việc nêm nếm đòi hỏi phải đúng thời điểm và chuẩn xác, nhất là đối với thức ăn của trẻ nhỏ. Bởi nếu mẹ nêm theo khẩu vị của người lớn hoặc nêm quá đà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

banner ads

Mẹ cần lưu ý khi nêm muối vào bột hoặc cháo cho trẻ

Đặc biệt trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, bởi giai đoạn này thận của bé chưa phát triển hoàn chỉnh, việc nêm muối thường xuyên hoặc nhiều sẽ tạo gánh nặng cho thận, về lâu dài trẻ sẽ khiến có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao, hư thận, phù thũng, rối loạn nhịp tim, thậm chí là tổn thương não bộ.

Vì vậy, khi mẹ nêm mắm muối, bột ngọt cho trẻ cần phải hết sức cẩn thận và lưu ý. Không nên nêm theo khẩu vị của người lớn và cần hiểu không phải độ tuổi nào cũng nêm gia vị được.

Lượng muối nêm thích hợp với độ tuổi của trẻ

- Trẻ trong độ tuổi ăn dặm từ 6 tháng không nên thêm bất kỳ muối hay các gia vị khác vào thức ăn của trẻ. Trong thời gian này, nếu cơ thể trẻ thiếu muối chúng sẽ tự thích ứng bằng cách giảm đào thải natri qua nước tiểu và mồ hôi, sau đó bổ sung cân bằng muối vào cơ thể thông qua rau củ, trái cây, thịt, hải sản (các loại thực phẩm này đều chứa lượng muối nhất định).

- Đối với trẻ 8 tháng tuổi, mẹ có thể nêm thêm một chút muối nếu bé ăn bột gạo xay hoặc cháo. Trong trường hợp bé ăn bột ăn dặm của các nhãn hàng uy tín thì không cần nêm vì các công ty đã tính toán lượng muối phù hợp với độ tuổi của trẻ. Mẹ cũng lưu ý, nếu nêm muối cho trẻ thì cần nêm trước khi cho rau và dầu ăn vào.

- Bé từ 1 - 3 tuổi mẹ nêm 1,5g muối/ngày vì giai đoạn này thận của bé đã khá hoàn chỉnh và có thể đào thải lượng muối ra ngoài cơ thể tốt hơn so với dưới 1 tuổi.

- Bé từ 4 - 8 tuổi có thể nêm 1,9g/ngày, bé từ 9 - 18 tuổi nêm 2,2 - 2,3g/ngày.

Có nên nêm muối i-ốt vào cháo/bột ăn dặm?

Không nên nêm muối i-ốt vào bột ăn dặm

Một số mẹ cho rằng, để bổ sung i - ốt cho trẻ cần phải nêm muối i - ốt vào thức ăn. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng vì bản thân các loại tôm, cua biển, mực, trứng, gan heo, thịt bò, rong tảo, phô mai, bột mì, mì sợi, đậu phộng, rau xanh... đều chứa lượng muối i - ốt nhất định. Nếu mẹ nêm thêm i - ốt vô tình khiến con thừa i - ốt. Tốt nhất, các mẹ nên bổ sung muối i - ốt thông qua thực phẩm tự nhiên thay vì nêm muối có chứa thành phần i - ốt cho trẻ nhỏ.

Khi nào sử dụng bột ngọt/ hạt nêm cho trẻ?

Đối với bé dưới 2 tuổi, mẹ tuyệt đối không nêm bột ngọt, bột nêm vào thức ăn của bé. Trong bột ngọt chứa rất nhiều glutamat gây ức chế thần kinh trẻ, co giật, đau đầu... Ngoài ra, nếu mẹ lạm dụng bột ngọt để tăng vị đậm đà cho món ăn của trẻ sẽ khiến con hấp thụ canxi kém dẫn tới tình trạng loãng xương. Tương tự bột nêm cũng vì, vì trong bột nêm cũng có chứa bột ngọt.

Có nên thay bột nêm, muối bằng nước mắm?

Nước mắm là gia vị cần thiết trong quá trình ăn dặm của trẻ. Trong nước mắm có một lượng muối nhất định và hàm lượng canxi đáng kể, mẹ có thể nêm thức ăn của trẻ bằng nước mắm thay vì dùng bột canh hay muối.

Để bé làm quen với hương vị nước mắm, mỗi ngày mẹ nêm một chút sau đó tăng lên tùy theo độ tuổi, lượng thức ăn của trẻ.

Những lưu ý khác cho mẹ khi nêm nếm thức ăn cho trẻ

- Cho muối vào bột ăn dặm, cháo không hề tốt như mẹ nghĩ vì vậy mẹ nên hạn chế cho hoặc cho nhạt để kích thích vị giác của trẻ.

- Mẹ có thể thay thế muối bằng phô mai vì trong phô mai cũng có hàm lượng muối nhất định, chúng lại giàu dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển của trẻ.

- Khi cho trẻ ăn bột ăn dặm hoặc cháo, nên cho trẻ ăn cả cái lẫn nước vì nếu chỉ ăn phần nước sẽ không đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, mẹ cũng không nên dùng nước hầm xương để nấu cháo. Nước hầm xương không có nhiều canxi và chứa nhiều chất béo khiến trẻ lâu tiêu và thiếu hụt canxi.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI