1. Nguyên liệu để làm rượu dâu tằm
- 2 kg dâu tằm
- 800 gram đường phèn giã nhỏ (nếu không có dùng đường trắng)
- 1l rượu trắng (rượu nếp càng tốt, phải là rượu có nồng độ từ 40-45 độ là chuẩn)
- 1 hũ thủy tinh có nắp đậy, được trụng kỹ qua nước sôi
Mẹo chọn dâu tằm ngon: Khi mua, bạn nhớ chọn những quả dâu tằm mọng nước, không quá chín mọng mà cũng không còn non quá. Dâu tằm vừa đỏ vừa đen là ngon nhất. Đặc biệt, không chọn những quả bị thối, dập nát vì sẽ ảnh hưởng đến mùi vị của rượu.
2. Cách làm rượu dâu tằm đơn giản thực hiện chỉ trong vài bước
So với các công thức ủ rượu khác thì cách ngâm rượu dâu tây lẫn dâu tằm thực ra khá đơn giản, chứ không phức tạp như nhiều người chuẩn bị. Quan trọng là, bạn chọn được nguyên liệu tươi ngon, ngâm với tỉ lệ đúng chuẩn. Như thế sẽ đảm bảo cho ra thành phẩm rượu có hương vị và độ ngọt rất ngon.
2.1. Rửa sạch dâu tằm
- Trước khi bắt tay vào thực hiện cách làm rượu dâu tằm, chỗ dâu tằm mua về đem rửa thật sạch. Các bạn lưu ý, trong quá trình rửa hãy nhớ vặn nước thật nhỏ, không xả vòi mạnh trực tiếp xuống dễ làm dâu bị dập nát. Sau đó, để ra rổ cho thật ráo nước.
- Trước khi đem rửa dâu tằm, các bạn có thể đem ngâm dâu tằm cùng ít muối để cho dầu tằm sạch hẳn. Cũng như cách này sẽ góp phần giúp rượu thơm ngon, để được lâu hơn.
2.2. Cách ngâm rượu dâu tằm
- Đầu tiên, để sẵn hũ thủy tinh đã thật ráo nước, sau đó cho dâu và đường vào. Bạn cho cứ 1 lớp dâu thì cho 1 lớp đường. Bạn nên nhắm chừng đừng cho đường ít quá dễ bị chua, còn nhiều quá rượu ngọt đậm cũng không ngon.
- Cứ thực hiện 1 lớp dâu, 1 lớp đường cho đến khi dâu và đường cũng vừa hết. Cuối cùng, nhớ phủ lên mặt trên cùng 1 lớp đường. Đây là một công thức đặc biệt quan trọng, không chỉ áp dụng cho cách làm rượu dâu tằm mà còn nó còn phù hợp để làm trái cây nói chung. Bạn cũng lưu ý, nếu dùng đường phèn thay cho đường cát sẽ mát, tốt cho sức khỏe và mang lại hương vị thơm ngon hơn.
- Đậy kín hũ lại, ủ trong khoảng 1 tháng là dâu cũng ra nước và bắt đầu lên men. Lưu ý trong 1 tháng đó, cứ cách 2 tuần mở nắp ra rồi dùng vá để nhấn xuống. Điều này để giúp cho dâu tằm được ngấm đều đường. Dâu không bị nổi lên sẽ không bị nổi váng.
2.3. Cho rượu trắng vào ngâm
Khi đã ngâm đủ 1 tháng, bạn cho rượu vào tiếp tục ngâm. Sau đó đậy kín nắm và ủ tiếp trong vòng 1 tháng nữa. Khi đã ngâm đủ 2 tháng, phần chúng ta thu được là rượu dâu tằm. Khi dùng chỉ cần ép lấy nước và loại bỏ phần bã. Ngoài ra, nếu bạn muốn nhanh có rượu, có thể cho rượu thẳng vào ngay khi cho đường vào, để tầm 1 tháng là rượu sẽ lên men và uống được. Kỹ hơn thì đem ngâm trước với đường 1 tháng, sau đó mới cho rượu vào sau sẽ ngon hơn.
Vậy là sau 1-2 tháng chúng ta đã có rượu tằm để thưởng thức rồi. hỉnh thoảng đem rượu tằm ra uống vào mỗi bữa cơm hay dùng để nhấm chút mồi cũng thực sự rất tuyệt vời.
Lưu ý: Đối với cách ngâm rượu dâu tằm này, nếu không chịu được độ nặng của rượu thì không cần phải dùng rượu trắng. Bởi vì dâu khi kết hợp với đường trong tầm 1 tháng cũng đã tạo ra rượu nhẹ. Tuy nhiên, khi có rượu trắng thì chúng ta sẽ giữ được rượu trái cây lâu hơn.
3. Cách thưởng thức rượu dâu tằm đúng chuẩn, không hại sức khỏe
Rượu dâu tằm có thể dùng cho những cuộc nhậu lai rai. Hương vị mới lạ, ngọt dịu của rượu tằm hẳn sẽ khiến cánh mày râu phải gật gù ưng ý. Phụ nữ dùng bình thường một ly nhỏ trong bữa ăn sẽ ăn ngon hơn và tốt cho tiêu hóa. Rượu cũng có thể uống vào buổi tối trước khi đi ngủ chừng một ly nhỏ sẽ ngủ ngon hơn.
Tuy nhiên, rượu dâu tằm có vị ngọt, rất dễ uống nên nhiều người thường thích và uống khá nhiều. Như vậy, lượng rượu nạp nhiều có thể gây ra tình trạng say rượu. Uống liều lượng quá nhiều hoặc liên tục dù là rượu trái cây cũng không tốt cho sức khỏe.
Chú ý, đối với rượu dâu tằm để uống như siro giải nhiệt , các bạn chỉ cần lấy một ít nước cốt dâu tằm, cho thêm đá vào khuấy đều. Như vậy là đã có ly thức uống ngọt mát, giải nhiệt cơ thể và làm đẹp da rồi. Các chị em phụ nữ cũng cần lưu ý, chỉ nên uống ít hơn 200ml vì nếu đạt mức này có thể dẫn đến bị choáng nhẹ do men rượu.
Khi uống, không nên uống trực tiếp mà nên pha loãng với nước hoặc cho thêm đá vào để uống.
Xác dâu tằm sau khi ngâm xong cũng có thể ăn được. Bạn có thể dùng để sên làm mứt dâu ăn bánh mì cũng rất ngon.
Với cách làm rượu dâu tằm mà Chuyên mục Món ngon của Yeutre.vn đã chia sẻ ở trên, các bà nội trợ cũng luôn ghi nhớ, mình ngâm để uống như rượu hay uống giải khát sẽ không giống nhau nhé. Song, dù là cách nào đi chăng nữa thì vẫn nên trữ 1 hũ trong gia đình. Có hũ dâu tằm ngâm để mùa hè thì giải nhiệt, mùa đông thì làm ấm bụng. Mỗi ngày uống một ít rượu từ quả dâu tằm rất tốt cho cơ thể. Rượu này có thể giúp nhuận tràng, đem lại giấc ngủ sâu, nhất là với chị em thì giúp làm cho làn da thêm hồng hào.
Nguyễn Diên