1. Cách làm cơm rượu nếp kiểu miền Bắc
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 500 gram gạo nếp (chọn gạo nếp cẩm hoặc gạo nếp lứt)
- 6 gram men cơm rượu
- Nước, muối
Thường thì 100 gram men rượu sẽ có thể sử dụng cho 10 kg gạo, vì thế bạn có thể căn cứ vào lượng nếp mà mình nấu để điều chỉnh lượng men sao cho phù hợp.
1.2. Cách làm cơm rượu nếp kiểu miền Bắc
Bước 1: Sơ chế gạo nếp
Gạo nếp rửa sạch, ngâm với nước khoảng 1 tiếng cho hạt gạo mềm, khi nấu sẽ dễ nở và nở đều hơn. Sau đó, vớt gạo ra để cho ráo nước rồi bắt đầu đem đi nấu.
Bước 2: Làm cơm nếp
- Cho một ít muối vào gạo nếp, trộn đều lên trước khi tiến hành nấu cơm.
- Có rất nhiều cách khác nhau để làm chín cơm nếp, Yeutre.vn xin giới thiệu 3 cách sau đây:
Cách 1: Nấu cơm gạo nếp bằng nồi hấp cách thuỷ
Chuẩn bị sẵn một cái nồi hấp, cho nước vào đun sôi. Tiếp đó cho cơm nếp vào tầng trên của nồi hấp (cách làm như cách hấp xôi).
Sau khi hấp tầm 30 phút cho tới khi chín. Hơi nước sẽ làm cơm chín đều mà không lo bị khô hay nhão.
Cách 2: Nấu cơm gạo nếp bằng cách nấu cơm nồi cơm điện như thông thường
Đổ gạo vào nồi cơm điện, cho thêm nước lọc vào. Cách lường nước cao hơn mặt gạo khoảng nửa đốt tay là được. Đậy nắp và nấu như bình thường cho đến khi cơm chín.
Cách 3: Nấu cơm gạo nếp bằng bếp củi
Cách nấu cũng tương tự như nấu cơm điện. Tuy nhiên cái khó ở cách nấu củi là bạn phải canh được mức độ lửa và khi cơm sôi lên phải để ý khuấy đều lên để cơm không bị bén nồi hay bị khê.
Bước 3: Nghiền men cơm rượu nếp
- Sau khi cơm rượu nếp đã chín, các bạn xới cơm ra dàn đều ra đĩa hoặc mâm/khay cho cơm nguội bớt.
- Sau khi thấy cơm nguội bớt, còn hơi ấm ấm một chút thì mới bắt đầu trộn cơm với men.
- Trong thời gian đợi cơm nguội, bạn tranh thủ thời gian nghiền men nhé. Loại men bạn thường mua ở các chợ sẽ có dạng viên. Chính vì vậy, bạn nghiền nhỏ và lọc bột men ra rây để được phần bột mịn.
Bước 4: Trộn cơm nếp với men
- Sau khi cơm nguội còn âm ấm, rắc men vào cơm rồi trộn đều với nhau. Bạn có thể dùng muỗng nhưng tốt nhất nên đe găng tay ni lông để trộn cho đều nhất có thể.
- Lưu ý bạn không trộn men khi cơm còn nóng vì men sẽ bị chết. Khi trộn, bạn nên thực hiện trộn nhẹ nhàng để cơm không bị nát.
Bước 5: Cho cơm rượu nếp vào hũ thủy tinh
- Cho cơm đã trộn đều với men vào trong chiếc hũ/ thố thủy tinh sạch đã chuẩn bị trước, ép bớt cơm xuống.
- Cuối cùng đậy một mảnh vải kín mặt cơm không đậy nắp và để ủ trong khoảng 3 - 5 ngày.
- Cơm rượu nếp đạt là khi thấy cơm có nước chảy ra, khi ăn có vị ngọt và có mùi thơm đặc trưng của rượu. Bạn có thể bắt đầu kiểm tra từ ngày thứ 2 để biết cơm đạt hay chưa nhé.
2. Cách làm cơm rượu nếp lứt ngon với muối mè, nước dừa tươi
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 500 gram gạo nếp lứt
- 5 trái dừa tươi
- 50 gram mè rang
- 100 gram đậu xanh
- Nước dừa tươi: Lấy từ 10 trái (giữ lại vỏ dừa)
- Gạo nếp lứt đã sơ chế theo hướng dẫn ở trên: 1 kg
- Muối ăn: 1 thìa cà phê (tương ứng 0,5 gram)
- Mè rang: 100 gram
- Đậu xanh: 200 gram
- 2-3 viên men cơm rượu
- 25 ml nước đường pha loãng
2.2. Cách làm ngâm rượu nếp lứt với muối mè, nước dừa béo ngon
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Công đoạn đầu tiên chính là ngâm gạo nếp lứt. Cách làm tương tự như cách trên.
- Men cơm rượu cũng tiến hành giã nát và lọc qua rây.
- Dừa các bạn chặt lấy nước và giữ lại phần vỏ dừa.
- Đậu xanh chọn loại đã bóc vỏ, hạt to tròn, không bị sâu, hư thối. Đem ngâm đậu trong nước khoảng 4 tiếng cho hạt đậu nở mềm. Vớt ra để ráo nước.
Bước 2: Cách ủ cơm rượu nếp lứt với nước dừa, muối mè
- Trộn gạo nếp lứt với nước dừa và đậu xanh khoảng 15 đến 20 phút cho ngấm đều. Sau đó nấu cơm gạo nếp lứt theo 1 trong 3 cách ở trên thêm vào 1 muỗng cà phê muối khi nấu nhé.
- Cơm nếp lứt chín, bạn cũng rải ra khay cho nguội bớt và rắc mè lên trên, trộn thật đều.
- Đến khi cơm nguội thì bạn bắt đầu trộn men lên theo cách tương tự.
Bước 3: Ủ cơm rượu nếp lứt
- Bạn hãy sử dụng phần vỏ dừa đê đựng cơm. Bạn cho cơm nếp lứt trộn với men dừa vào từng phần của vỏ dừa. Lấy phần nước đường đã chuẩn bị sẵn, rưới đều lên trên hỗn hợp cơm.
- Đậy kín các nắp dừa lại, ngâm lên men chừng 3 ngày sau là có thể dùng được.
- Cách làm cơm rượu nếp lứt này có hương vị vô cùng độc đáo. Đó là sự kết hợp giữa vị béo ngậy nước dừa tươi, với mè rang muối mằn mặn đỡ ngán.
3. Những lưu ý về kỹ thuật làm cơm rượu nếp lên men không bị đắng, mốc
- Lúc tiến hành trộn men cơm rượu nếp, bạn phải đảm bảo cơm chỉ còn hơi ấm ấm tức khoảng 35 đến 40 độ C. Nếu cơm quá nóng, khi rắc men sẽ bị chết. Ngược lại cơm quá nguội thì men sẽ làm hỏng cơm, cách làm cơm rượu nếp khi lên men sẽ thất bại.
- Nhiệt độ môi trường tốt nhất để ngâm cơm rượu nếp lứt là ở khoảng từ 20 – 25 độ C. Bạn nên ủ cơm ở nơi có ít ánh sáng để thành phẩm được ngon hơn.
- Cơm rượu nếp để càng lâu sẽ càng cay và đậm vị rượu hơn. Nếu bạn muốn kìm hãm để cơm không lên men quá nhiều thì có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản.
- Bạn có thể sử dụng gạo nếp thông thường, gạo nếp cẩm, gạo nếp lứt, nếp cái hoa vàng....Nhưng gạo nếp lứt và nếp cẩm sẽ cho cơm rượu nếp cẩm hay cơm rượu nếp lứt ngon hơn cả. Nhất là nếp lứt, đây là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu mà chưa chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Vì thế gạo không có màu trắng tinh mà có màu hơi ngà vàng. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
- Khi ủ cơm rượu nếp bạn nhớ giữ lại phần nước chảy xuống dưới lúc ủ cơm. Dùng nước này để rưới lên cơm rượu nếp khi ăn để tăng hương vị.
Cách làm cơm rượu nếp có được hương thơm nồng nàn cùng độ nồng lên men vừa đủ, dư vị món ăn sẽ khiến ai thưởng thức cũng rất khó quên. Cơm rượu nếp cũng được cho là thực phẩm có lợi cho sức khỏe như giúp tiêu hóa tốt, tốt cho đường ruột,...Hy vọng qua chia sẻ mà Chuyên mục Món ngon của Yeutre.vn đề cập, bạn sẽ áp dụng thành công, cho gia đình món cơm rượu thật ngon để cả nhà thưởng thức nhé.
Khánh Kim