Ăn cơm rượu Tết Đoan Ngọ và những điều thú vị bạn nên biết

Ăn cơm rượu Tết Đoan Ngọ là một phần không thể không bàn mỗi dịp "diệt sâu bọ" gần tới. Năm nào cũng vậy, đến hẹn lại lên, trước thời gian diễn ra ngày 5/5 âm lịch, nhà nhà đã làm cơm rượu, hoặc ít nhất cũng có dự định sẽ đặt cơm rượu ở đâu, mua ở chỗ nào để dùng đúng dịp.

banner ads

Ăn cơm rượu dịp Tết Đoan Ngọ
Ăn cơm rượu là một phần thú vị trong dịp Tết Đoan Ngọ. Ảnh Internet

1. Tại sao có tục ăn cơm rượu Tết Đoan Ngọ

Ăn cơm rượu Tết Đoan Ngọ là phong tục có từ lâu đời. Theo quan niệm truyền thống của người Việt, cơm rượu có tính cay nóng, thậm chí là chút đắng, có thể dùng như liều thuốc hữu hiệu để diệt trừ giun, sán, ký sinh trùng.

Hẳn bạn sẽ thắc mắc, tại sao tục ăn cơm rượu lại diễn ra vào ngày Tết Đoan Ngọ mà không phải là vào bất kỳ ngày nào khác trong năm?

Câu trả lời là vì, ngày 5/5 âm lịch là ngày cực dương, thời điểm sâu bọ sinh sôi mạnh nhất. Cũng thời điểm này trong năm, với người xưa đây là thời gian khi sâu bọ phát triển mạnh nhất cần phải diệt trừ, để bảo vệ mùa màng. Kết hợp cả các yếu tố, việc "diệt sâu bọ" mang khá nhiều ý nghĩa, ở nhiều phương diện và mang một nét đẹp trong văn hóa, chứ không chỉ việc, cần làm say bọn ký sinh trùng trong cơ thể chúng ta, để chúng chết ngất vào dịp triển nở này.

Theo thời gian, tục ăn cơm rượu vẫn còn được duy trì cho đến hôm nay như một nét đẹp văn hóa. Và, nét đẹp ấy vẫn được xem trọng, để chúng ta - những người trẻ hôm nay vẫn còn được tiếp tục kế thừa, biết đến và có dịp cùng ôn lại ngày Tết Đoan Ngọ với nhiều điểm nhấn thú vị, trong đó có việc ăn cơm rượu.

Ăn cơm rượu Tết Đoan Ngọ
Ăn cơm rượu Tết Đoan Ngọ là phong tục có từ lâu đời, để giết sâu bọ ngân ngày cực dương khi sâu bọ sinh sôi mạnh nhất. Ảnh Internet

2. Các loại cơm rượu thường ăn trong dịp Tết Đoan Ngọ

Cũng theo truyền thống, ăn cơm rượu Tết Đoan Ngọ dù diễn ra ở khắp các vùng miền, song ăn loại cơm rượu như thế nào, được làm ra sao lại phụ thuộc vào văn hóa ẩm thực của vùng miền đó.

Ví dụ, đến nay bạn vẫn sẽ thấy sự khác biệt về món cơm rượu mà các vùng miền dùng trong ngày tết diệt sâu bọ này. Nếu như ở miền Bắc dùng cơm rượu làm từ nếp lứt, nếp cẩm; thì người người miền Trung làm cơm rượu làm từ nếp ngỗng, trong khi đó người miền Nam lại làm cơm rượu từ gạo nếp bình thường, nếp cái hoặc nếp than.

Dù là vậy, song ở hiện tại, vài năm trở lại đây vì cơm rượu có quanh năm và rất sẵn, vào dịp Tết Đoan Ngọ , món cơm rượu phổ biến nhất mà đa phần các gia đình dùng lại là cơm rượu nếp lứt, không phân biệt là các gia đình miền Bắc hay Trung hoặc Nam. Cũng không có lý giải cụ thể cho sự lựa chọn này nhưng có vẻ như, cơm rượu nếp lứt trở thành món cơm rượu được ưa chuộng không chỉ vì độ ngon đậm đà, còn bởi có những tác dụng nhất định cho sức khỏe mà ai cũng quan tâm.

Cơm rượi 3 miền
Mỗi vùng miền có loại cơm rượu đặc trưng của vùng mình. Ảnh Internet

3. Ăn cơm rượu Tết Đoan Ngọ như thế nào cho tốt

Nếu như khi xưa, buổi sáng thức dậy sau khi đánh răng bạn cần ăn ngay một chén cơm rượu vào ngày diệt sâu bọ, thì ngày nay tục này không còn duy trì. Mục đích ngày xưa đúng nghĩa kiểu diệt sâu bọ, do người xưa cho rằng, chúng ta cần ăn ngay vào sáng sớm lúc còn đói để diệt sâu bọ cho hiệu quả.

Ngày nay, việc ăn cơm rượu Tết Đoan Ngọ được duy trì nhưng cũng được chú trọng ở cách ăn sao cho tốt, để thực sự có lợi cho sức khỏe một cách có cơ sở khoa học.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng và nhiều bác sỹ kể cả Đông và Tây y, họ đều cho rằng, cơm rượu hay rượu nếp cái nói chung là thực phẩm giàu axit, nên nếu buổi sáng thức dậy, khi bạn chưa ăn gì, mà dùng cơm rượu, thì axit có trong cơm rượu dễ làm dạ dày bị kích thích có thể dẫn đến tình trạng nhẹ thì khó chịu, nặng thì viêm loét. Như thế, nhất định bạn cần ăn sáng bình thường, rồi mới dùng cơm rượu, tránh ăn lúc đói không tốt cho sức khỏe, cụ thể trước hết là không tốt cho dạ dày.

Ăn cơm tượu đúng cách tốt cho sức khỏe
Ăn cơm rượu đúng cách rất tốt cho sức khỏe. Ảnh Internet

4. Một số tác dụng tuyệt vời của cơm rượu chúng ta có thể tận dụng nếu dùng đúng cách

Nhân chuyện ăn cơm rượu Tết Đoan Ngọ, chúng ta cùng nói đến một chút tác dụng của cơm rượu đối với sức khỏe nói chung. Cơm rượu làm từ các loại gạo nếp ngon, nhiều chất, qua quá trình lên men, vẫn giữ lại được nhiều dinh dưỡng vốn có, thậm chí còn sản sinh ra một số chất rất có lợi cho sức khỏe nếu dùng đúng cách.

Về tác dụng cụ thể của cơm rượu, qua nhiều nghiên cứu, người ta đi đến các kết luận về lợi ích tiêu biểu của cơm rượu với sức khỏe như:

4.1 Tốt cho tim mạch

Đây là ưu điểm đầu tiên và rất đáng chú ý của cơm rượu với sức khỏe của chúng ta. Trong cơm rượu có chứa hoạt chất lovastatine và egosterol. Các hoạt chất này có tác dụng góp phần hạn chế tai biến mạch máu não, cải thiện sức khỏe tim mạch và huyết áp.

Cơm rượu tốt cho tim mạch
Cơm rượu tốt cho tim mạch. Ảnh Internet

4.2 Kích thích tiêu hóa

Giúp ăn ngon miệng và kích thích tiêu hóa là ưu điểm thứ 2 nhất định phải bàn đến, khi nói về tác dụng của cơm rượu đối với sức khỏe. Bạn sẽ thấy điều này rất cụ thể khi thử sử dụng một lượng cơm rượu phù hợp trong một khoảng thời gian nhất định. Cơm rượu lúc này như thuốc bổ tự nhiên vậy, sẽ khiến bạn cảm thấy ăn cơm ngon miệng hơn và hệ tiêu hóa hoạt động cũng trơn tru và "êm đềm" hơn. Thực tế, cũng có khá nhiều trẻ em hiện nay, được các bà mẹ thường xuyên cho ăn các món ăn thức uống có kết hợp cơm rượu nhất là cơm rượu nếp cẩm , như một dạng thuốc bổ tự nhiên, nhằm cải thiện tình trạng ăn uống cho các em. Và, điều ngạc nhiên là, liều thuốc này lại khá hiệu nghiệm.

4.3 Bổ sung sắt

Bà bầu và trẻ em là hai nhóm đối tượng đặc biệt cần nhiều chất sắt và cần được bảo đảm về lượng sắt hàng ngày. Việc ăn cơm rượu với lượng phù hợp thường xuyên cũng giúp bổ sung một lượng sắt nhất định cho cơ thể. Vì, trong các loại gạo nếp để làm cơm rượu khá giàu sắt. Với những ai đang ở tình trạng thiếu sắt, đều có thể dùng cơm rượu thường xuyên để bổ sung sắt một cách an toàn và hiệu quả.

4.4 Phòng ngừa ung thư

Có lẽ đây là tác dụng được chúng ta cực kỳ quan tâm hiện nay, khi tỉ lệ ung thư tăng lên mỗi năm và không hề có dấu hiệu giảm xuống. Theo một số nghiên cứu từ Mỹ và Nhật Bản, người ta tìm ra trong cám gạo nếp cẩm có chứa chất oxy hóa anthocyanin - có khả năng chống ung thư. Bên cạnh đó, chất tạo màu tự nhiên trong gạo cũng có khả năng góp phần ngăn chặn khả năng dẫn đến bệnh này.

Cơm rượu góp phần phòng ngừa ung thư
Cơm rượu là món ăn lành mạnh có thể góp phần phòng ngừa ung thư. Ảnh Internet

Có thể nói rằng, việc ăn cơm rượu Tết Đoan Ngọ thực chất có nhiều điều thú vị liên quan, mà chỉ khi có dịp nhắc đến như chia sẻ trên đây, chúng ta mới biết cụ thể. Vậy nên, nếu như những năm vừa qua nhà bạn bỏ phong tục ăn cơm rượu giết sâu bọ, thì dịp Tết Đoan Ngọ năm nay, hãy khôi phục lại việc ăn cơm rượu nhé. Không chỉ thế, hiện nay có rất nhiều món ngon kết hợp với cơm rượu các loại đặc biệt là cơm rượu nếp cẩm , nên bạn cũng có thể siêng vào bếp chế biến để gia đình cùng thưởng thức, khám phá thêm những hương vị tuyệt vời mà cơm rượu có thể mang lại, cũng như tận dụng những ưu điểm của nó đối với sức khỏe của chúng ta nữa.

Cát Lâm tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI