Những công dụng tuyệt vời của cơm rượu nếp cẩm đối với mẹ sau sinh

Cơm rượu nếp cẩm (nếp than) là món ăn ngon và bổ dưỡng cho mẹ sau sinh. Để đảm bảo độ vệ sinh cũng như an toàn của món ăn này, mẹ hãy tự làm cho mình để dùng khi "nằm ổ" nhé!

banner ads

Tác dụng của cơm rượu nếp cẩm với mẹ sau sinh

Nếp cẩm vị ngọt và tính ấm có tác dụng ích khí, bổ huyết, kiện tỳ vị, bồi bổ gan thận, ngưng ho. Chúng đặc biệt tốt những người thiếu máu, hay mắc chứng hồi hộp, hụt hơi… và đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh.

Nếp cẩm có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe.

Trong nếp cẩm có chứa protein, chất béo, carbohydrate, vitamin B, vitamin E, canxi, phốt pho, kali, magiê, sắt, kẽm… và một số các vi chất khác. Nhất là hàm lượng vitamin C, chất diệp lục và anthocyanin, carotene thường không có trong các loại nếp khác.

banner ads

Mẹ sau sinh nếu thường xuyên ăn nếp cẩm sẽ giúp cho dạ dày hoạt động tốt, ngoài ra còn giúp cơ thể lưu thông khí huyết, chống suy nhược, tăng lượng sữa cho con.

Canxi, axit folic và vitamin D là những chất quan trọng mà mẹ và bé đều rất cần sau khi sinh. Chúng cũng có dồi dào trong nếp cẩm.

Vì vậy, nếp cẩm không chỉ giúp hồi phục sức khỏe mà còn giúp mẹ sau sinh khỏe mạnh hơn, phòng chống được nhiều bệnh tật.

Cách nấu cơm rượu nếp cẩm

Mẹ có thể dễ dàng nấu cơm rượi nếp cẩm tại nhà theo các bước hướng dẫn sau đây:

1. Cách chọn gạo

Để làm cơm rượu nếp cẩm bạn phải chọn nếp cẩm để làm, chúng có màu đen. Nên chọn hạt tròn và dài đều. Tốt nhất nên chọn loại gạo đã thu hoạch được chừng 3 tháng. Điều này đảm bảo cho rượu khi làm ra sẽ có mùi nồng thơm vừa đủ.

Nên chọn hạt nếp cẩm dài tròn

2. Men rượu

Bạn nên chọn loại men rượu được ủ từ bột và một số loại thảo dược có tính cay, nóng. Men rượu sẽ giúp phân hủy tinh bột có trong nếp thành đường và lên men đường thành rượu.

Bạn nên cẩn thận để tránh men Trung Quốc khi làm ra rượu sẽ đắng và có hại cho sức khỏe.

3. Cách làm

Đầu tiên bạn ngâm gạo nếp khoảng 6 giờ trong nước lạnh rồi sau đó đồ nếp than thành xôi. Sau khi chín trải đều xôi nếp than ra nong cho đến khi còn ấm ấm thì rắc men rượu lên trên thật đều.

Lượng men chuẩn là 100g men/10kg gạo. Do đó, tùy vào lượng gạo nếp bạn đồ xôi mà bạn dùng lượng men cho phù hợp. Men khi rắc lên xôi nếp than thì nên nghiền thật mịn. Nếu bạn có máy sinh tố thì chỉ cần bỏ chúng vào quay một lúc là được.

Khi rắc men lưu ý: Rắc khi xôi nếp còn âm ấm vì nếu nóng quá sẽ khiến men bị chết, ngược lại nếu nguội quá sẽ làm hỏng xôi. Nên chia lượng men cần thiết thành 2 phần để rắc phủ kín vào hai mặt xôi nếp được trải dàn ra.

Cơm rượu nếp cẩm là một món ăn ngon cho mẹ sau sinh.

Sau khi đã rắc men đều cả hai mặt bạn cho xôi nếp than vào chum hay hũ bằng đất nung hoặc thủy tinh để ủ rượu. Chỉ nên cho khoảng 2/3 hũ, không nên cho đầy. Đợi sau khoảng 4 ngày cơm rượu sẽ dậy nước và có mùi thơm đặc trưng.

Khi ủ phải giữ ấm cho hũ. Nếu trời đông lạnh giá thì nên để hũ gần bếp lò để đủ nhiệt cho vi sinh vật lên men.

Sau bốn ngày ủ thì rượu đã ra nước cốt, men ngấu và mặt cơm hơi ướt bóng, lúc này mẹ có thể lấy ra và để tủ lạnh ăn dần.

Nếu mẹ muốn chế biến chúng thành rượu thì chưng cất nước cốt để lấy được rượu nếp than nguyên chất. Cách đơn giản là đun sôi nước cốt và dựa vào sự chênh lệnh nhiệt độ giữa nước và rượu để ngưng tụ rượu. Rượu sôi và bốc hơi ở nhiệt độ 78 độ C, còn nước sôi và bốc hơi ở nhiệt độ 100 độ C, dẫn hơi rượu qua ống làm lạnh bạn sẽ thu được rượu.

Cách dùng cơm rượu nếp than cho mẹ sau sinh

Mẹ có thể trộn cùng sữa chua để ăn. Sự kết hợp này giúp cho mẹ đẹp da, bổ máu và rất có lợi cho tiêu hóa. Ngoài ra, nếu mẹ bị suy nhược sau sinh thì nên ăn cách ngày lòng đỏ trứng gà với cốt rượu, đây là bài thuốc chống suy nhược hiệu quả và nhanh chóng giúp mẹ lấy lại được sức khỏe.

Mẹ sau sinh có thể ăn cơm rượu nếp cẩm với sữa chua.

Tuy nhiên mẹ không nên cố ép mình ăn mà chỉ ăn khi cảm thấy thích. Nếu mẹ cảm thấy nóng cổ hay có cảm giác khó tiêu thì không nên dùng.

Mẹ cũng nên dùng kèm một số thực phẩm như rau xanh, trái cây, thịt nạc sau khi dùng cơm rượu nếp cẩm vì chúng kích thích tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Đặc biệt, nếu mẹ sinh mổ thì không nên ăn vì cơm nếp có thể khiến vết mổ lâu lành.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm một số bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI