Cách giảm đau cho trẻ khi tiêm phòng mẹ nên biết

Cách giảm đau cho trẻ khi tiêm phòng rất quan trọng. Dù các mũi chích khi tiêm phòng đều có thể khiến bé đau, nhưng nếu mẹ giảm đau cho con đúng cách, chắc chắn vết sưng đau khi chích ngừa sẽ giảm nhẹ và bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. 

banner ads

Sau kim tiêm chích vào da, thường đa phần các bé sẽ bị đau và khóc thét. Điều này khiến cho cha mẹ cảm thấy xót, không muốn để con mình tiêm ngừa nữa, hoặc chần chừ đợi bé lớn hơn. Điều này không tốt ba mẹ nhé, vì sẽ khiến bé không được tiêm ngừa đầy đủ và đúng thời điểm, nguy cơ con mắc bệnh cao hơn nếu mùa bệnh đến. Do vậy, hãy tham khảo qua một số cách giảm đau sưng khi con đi tiêm ngừa, để ba mẹ thêm phần yên tâm giúp bé giảm đau nhanh sau tiêm như dưới đây. 

1. Đánh lạc hướng của trẻ khi bắt đầu tiêm

Đây là cách giảm đau khi cho trẻ tiêm phòng khá hữu hiệu. Khi cha mẹ đưa trẻ đi tiêm ngừa, có thể mang theo một món đồ chơi yêu thích của trẻ để lúc tiêm trẻ cầm chơi, nhằm đánh lạc hướng trẻ. Trẻ mải chơi sẽ không để ý cảm nhận được cái đau khi kim tiêm vào da.

Đánh lạc hướng bé khi tiêm bé sẽ không cảm thấy đau
Đánh lạc hướng bé khi tiêm bé sẽ không cảm thấy đau. Ảnh Internet

Đối với những trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể dùng cách nói chuyện, ca hát, hỏi han trẻ, chuyển sự chú ý của trẻ sang những vật xung quanh để trẻ không cảm thấy đau khi tiêm ngừa.

2. Ôm ấp vỗ về con

Sau khi tiêm bé bị đau và hay khóc toáng lên, các mẹ hãy lập tức ôm ấp vỗ về bé để bé được trấn an, bé sẽ cảm thấy dịu lại bớt đau hơn.

Các mẹ hãy bế đứng bé lên rồi ôm bé vào lòng, xoa nhẹ vào lưng bé. Tình cảm và hơi ấm từ mẹ sẽ khiến bé cảm thấy an toàn, yên tâm hơn. Cách giảm đau cho trẻ khi tiêm phòng này tuy đơn giản nhưng cũng rất hiệu quả.

mẹ ôm bé
Ôm ấp vỗ về trấn an bé giúp bé nhanh chóng quên đi cơn đau - Ảnh Internet

3. Dùng nước đường

Để thực hiện cách giảm đau cho trẻ khi tiêm phòng này các mẹ cần chuẩn bị trước nước pha một ít đường để mang theo. Trước khi tiêm các mẹ cho các bé uống một ít nước đường. Chất ngọt sẽ làm dịu cơn đau khi tiêm giúp các bé thấy dễ chịu hơn.

Các mẹ nên nhớ chỉ cho bé uống 1 lượng nhỏ thôi nhé, vì uống quá nhiều bé dễ bị sặc khi tiêm ngừa. Sau khi tiêm xong các mẹ vẫn cho bé uống thêm nước đường, để cảm giác đau sau khi tiêm không còn khiến các bé khó chịu, quấy khóc.

4. Gel hoặc kem gây tê

Nếu như những lần tiêm vắc xin các mẹ đã thử nhiều cách giảm đau cho trẻ khi tiêm phòng , mà trẻ vẫn đau và quấy khóc nhiều, thì các mẹ có thể dùng gel hoặc kem gây tê để bôi cho bé giúp giảm đau.

Chích ngừa cho bé
Trước khi chích ngừa, mẹ có thể dùng gel hoặc kem gây tê, để giảm đau cho bé khi tiêm. Ảnh Internet. 

Các mẹ có thể mua thuốc tê ở các tiệm thuốc tây. Gel hoặc kem gây tê sẽ làm giảm cảm giác đau khi kim tiêm vào da bé. Mẹ nên tham khảo tư vấn kỹ với bác sĩ khi sử dụng thuốc tê cho trẻ và nên chọn mua những sản phẩm đã được chứng minh là an toàn cho trẻ sơ sinh hiệu quả.

Nếu dùng thuốc tê cho con, mẹ nên lấy một lượng thuốc tê theo chỉ dẫn của hãng thuốc, thoa vào chỗ da sẽ bị tiêm của trẻ. Các mẹ nên nhớ thoa trước 60 phút để thuốc có thể phát huy tác dụng. Vị trí thoa thuốc sẽ bị hơi đỏ, tuy nhiên đây là hiện tượng bình thường các mẹ hãy yên tâm.

Ngoài ra, các cha mẹ nên cần tìm hiểu kỹ thông tin về loại vắc xin chuẩn bị tiêm cho bé, để từ đó có thể chuẩn bị được cách giảm đau phù hợp cho trẻ khi tiêm ngừa . Các bậc cha mẹ cũng nên giữ bình tĩnh, đừng lo lắng căng thẳng quá khi con bị tiêm, sẽ ảnh hưởng lây đến tâm trạng của con. Việc đau khi tiêm chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và cũng không ảnh hưởng đến sức khoẻ của con trẻ. Vì vậy, cha mẹ đừng vì lo ngại bé đau mà không cho con đi tiêm ngừa sớm, nhằm tránh thiệt thòi cho con nhé.

Thanh Ngân tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI