Bé chích ngừa - cha mẹ cần lưu ý những gì?

Bé chích ngừa giúp con được bảo vệ trước nguy cơ lây nhiễm nhiều bệnh tật, nhất là vào các thời điểm có dịch bệnh. Tuy nhiên xoay quanh vấn đề chích ngừa còn có rất nhiều điều phải bàn đến. Đặc biệt, những điều cần bàn đến này là những lưu ý liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe của bé trước và sau tiêm, vì điều này góp phần để việc tiêm phòng được an toàn, cũng như phát huy hiệu quả. 

banner ads

1. Lưu ý dành cho cha mẹ trước khi bé chích ngừa

1.1 Tình hình sức khoẻ của bé

Cha mẹ nên kiểm tra tình hình sức khoẻ của bé trước khi bé chích ngừa. Điều này   là việc là hết sức cần thiết để đảm bảo an toàn cho các bé. Trước khi cho các bé chích ngừa, cha mẹ nên báo cho bác sĩ biết về tình trạng sức khoẻ của con để bác sĩ có những chỉ định thích hợp.

Cha mẹ nên biết, các vấn đề về sức khoẻ mà các bé vẫn có thể chích ngừa được: sốt nhẹ, suy dinh dưỡng thể nhẹ, tiêu chảy nhẹ, mọc răng, ho, sổ mũi nhưng không kèm sốt.

Và các vấn đề về sức khoẻ mà các bé không được phép chích ngừa: sốt cao, viêm da, viêm phổi, các bé vừa kết thúc điều trị bệnh cấp tính và đang trong thời gian hồi phục,...

Bé chích ngừa
Cha mẹ nên lưu ý tình hình sức khỏe của bé trước chích ngừa, để đảm bảo bé có đủ điều kiện về sức khỏe khi tiêm phòng. Ảnh Internet

1.2 Chuẩn bị hồ sơ, sổ tiêm chủng đầy đủ

Cha mẹ cần nên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, sổ tiêm chủng, những thông tin loại thuốc gần đây các bé đang dùng và mang theo khi các bé chích ngừa, để được bác sĩ tư vấn đầy đủ, chính xác hơn trước khi chích ngừa.

banner ads

1.3 Không nên cho bé ăn uống sát giờ tiêm

Cha mẹ nên cho con ăn uống sớm trước khi đi chích ngừa . Thông thường trước khi các bé chích ngừa 1 giờ không nên cho bé ăn uống để phòng tránh thức ăn, thức uống tràn lên sặc vào đường thở khi các bé quấy khóc lúc tiêm. Việc này khá quan trọng, đặc biệt với các bé dưới 1 tuổi. Ở độ tuổi này các con rất dễ bị sặc nên cha mẹ hãy lưu ý nhé.

2. Lưu ý sau khi bé chích ngừa

2.1 Những phản ứng sau khi tiêm

Sau tiêm, các bé sẽ có một số phản ứng thường gặp như:

Sốt : Các bé chích ngừa có thể sẽ bị sốt nhẹ và việc này là bình thường vì đó là biểu hiện cơ thể phản ứng với thuốc. Tuy nhiên, có một số bé sốt cao từ 39 độ trở lên, lúc này cha mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt.

Bé bị sốt sau tiêm phòng
Bé bị sốt sau tiêm phòng là phản ứng bình thường. Ảnh Internet

Dị ứng : Với những bé có cơ địa dễ dị ứng thì khi bé chích ngừa có thể sẽ bị nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu. Thông thường tình trạng này sẽ tự hết sau một đến hai ngày.

Vị trí tiêm ngừa bị sưng tấy, đau ,...: Các biểu hiện này cũng hoàn toàn bình thường và sẽ tự khỏi sau vào ngày nên cha mẹ hãy yên tâm.

Một số phản ứng nặng : Sau tiêm, có thể có một số trường hợp (hiếm gặp) các bé có phản ứng nặng với vắc xin . Những phản ứng nặng có thể xảy ra như co giật, tím tái, khó thờ, lừ đừ,...Khi gặp những trường hợp này, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Bác sỹ khám cho bé
Ba mẹ nhanh chóng đưa con đi bệnh viện nếu sau tiêm phòng bé có phản ứng mạnh với vắc xin. Ảnh Internet

2.2 Chăm sóc sau khi các bé chích ngừa

Sau khi bé chích ngừa xong, cha mẹ không nên đưa bé về nhà ngay mà nên ở lại cơ sở y tế theo dõi phản ứng của bé ít nhất 30 phút, để có thể kịp thời xử lý đề phòng khi có tình huống xấu xảy ra.

Sau khoảng thời gian theo dõi tại bệnh viện, nếu trẻ không có phản ứng nào bất thường thì có thể đưa trẻ về nhà. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ phản ứng của các bé tại nhà từ 1 đến 2 ngày. Cha mẹ cần để ý các bé có sốt không, sốt nhiều hay ít, bé có quấy khóc hay bỏ bú không, trên da có gì lạ không,...để có thể xử lý kịp thời. Đối với các bé sốt dưới 39 độ thì các mẹ chỉ cần chườm mát để bé dễ chịu hơn. Khi các bé sốt cao từ 39 độ thì mới được dùng thuốc hạ sốt. Ngoài ra nếu bé có biểu hiện tím tái, khó thở, nôn ói, quấy khóc nhiều thì nên lập tức đưa các bé đến bệnh viện để kiểm tra xử lý kịp thời.

Với những bé bị sưng tấy ở vết tiêm gây đau nhức khó chịu thì các mẹ có thể chườm mát lên vết tiêm để giảm đau cho bé. Sau khi bé chích ngừa về, các mẹ vẫn có thể cho bé sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, cần cho bé uống nhiều nước hoặc cho bé bú mẹ nhiều hơn.

Bé bú mẹ
Sau khi tiêm, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn. Ảnh Internet

Tóm lại, việc các bé chích ngừa luôn rất quan trọng cho sức khoẻ của con. Trong việc chích ngừa, các tỉ lệ sốc phản vệ phản ứng nặng rất hiếm xảy ra, và khi xảy ra được xử lý kịp thời sẽ không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé. Vì vậy, các bậc cha mẹ hãy yên tâm đưa bé đi tiêm phòng đầy đủ, cũng như nắm cơ bản việc chăm sóc con trước và sau tiêm, để đảm bảo việc chích ngừa luôn an toàn và mang lại hiệu quả phòng ngừa bệnh tốt nhất cho bé nhà mình nhé.

Thanh Ngân tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI