1. Sử dụng gel hoặc kem gây tê
Sử dụng gel hay kem gây tê được coi là cách giảm đau cho trẻ khi tiêm phòng an toàn. Phương pháp này đã được chứng minh nên mẹ hoàn toàn yên tâm sử dụng. Mẹ chỉ cần ra tiệm thuốc tây và mua thuốc, sau khi trẻ tiêm phòng, mẹ lấy một lượng gel/kem khoảng 1g và thoa đều lên chỗ da bị tiêm. Mẹ nhớ thoa trước 60 phút khi bé bị tiêm để phát huy hiệu lực.
Ngay tại chỗ thoa thuốc, mẹ sẽ thấy da hơi ửng đỏ. Dị ứng thuốc gây mê sẽ rất hiếm nên mẹ hoàn toàn yên tâm.
2. Massage nhẹ nhàng lên xung quanh vùng da bị tiêm
Sau khi trẻ tiêm phòng xong, mẹ có thể nhẹ nhàng xoa lên vùng da quanh chỗ tiêm và lưu ý không massage trực tiếp lên vết tiêm vì có thể gây sưng đau, nhiễm trùng. Việc massage nhẹ nhàng vùng da xung quanh đó giúp bé thư giãn và giảm cảm giác do tiêm chủng gây ra. Mẹ chỉ cần xoa khoảng 10 giây là được.
3. Cho trẻ uống nước đường
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ có thể giảm đau nhói từ vết tiêm nếu được uống một ít nước đường có thể giảm đau. Đường đặc biệt hữu ích cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi và được sử dụng khá phổ biến. Vì vậy, khi trẻ tiêm mẹ có thể nhúng đầu núm vú giả với một chút nước đường và cho bé ngậm khi tiêm.
4. Cho trẻ bú sữa mẹ
Với trẻ bú sữa mẹ thì cách giảm đau cho trẻ khi tiêm phòng là bú mẹ. Sữa mẹ cũng cực kỳ hữu ích trong việc tăng sức đề kháng và giúp trẻ nhanh hết sốt sau khi tiêm.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trẻ bú sữa mẹ sẽ ít khóc hơn so với những trẻ không bú mẹ, vì điều này giống như một sự trấn an tinh thần của trẻ.
5. Chườm lạnh và nóng
Một mẹo hay khác giúp giảm đau vết tiêm là chườm lạnh cho trẻ ngay sau khi tiêm để giảm đau, ngày hôm sau hãy chườm nóng để vết sưng tấy nhanh giảm đi, nhờ vậy trẻ sẽ không bị đau nhiều sau khi tiêm.
Yeutre.vn (Tổng hợp)