Cách dạy trẻ 3 tuổi với 3 gợi ý tuyệt vời giúp con ngoan và có nề nếp

Cách dạy trẻ 3 tuổi như thế nào và dạy con những gì là một chủ đề khiến không ít phụ huynh phải bối rối. Vì, trẻ 3 tuổi đã lớn hơn rất nhiều, con rất năng động, hiểu biết nhiều hơn và mức tò mò của trẻ cũng tăng lên. Vậy mẹ nên dạy trẻ 3 tuổi ra sao, chúng ta cùng tham khảo một số gợi ý từ các chuyên gia, để việc dạy con được suôn sẻ và thật hiệu quả nhé. 

banner ads

Mẹ và bé gái
Cách dạy trẻ 3 tuổi như thế nào là một chủ đề khiến không ít phụ huynh bối rối. Ảnh Internet 

1. Trẻ 3 tuổi đã phát triển như thế nào?

Để có cách dạy trẻ 3 tuổi mang lại kết quả tốt và theo chiều hướng tích cực, chắc chắn việc đầu tiên mẹ cần làm là hiểu giai đoạn phát triển của trẻ ở khoảng thời gian này như thế nào. Với trẻ 3 tuổi, một số đặc điểm rất tiêu biểu mà mẹ có thể quan sát và nhận ra rõ là:

  • Tính độc lập : Trẻ 3 tuổi phát triển tính độc lập của mình khá mạnh mẽ, cụ thể từ việc con thích tự làm mọi việc, từ mặc quần áo, sắp xếp đồ đạc mà trẻ thích đến việc ăn uống.
  • Trẻ thích giao tiếp : Trẻ 3 tuổi vừa thích tự chơi vừa thích kết bạn vì con thích giao tiếp hơn trước đó. Hoạt động song song này cũng là một điểm nhấn khá tiêu biểu của con, chứng tỏ con đã lớn hơn và có những tiến bộ trong sự phát triển kỹ năng giao tiếp của mình. Liên quan đến việc thích giao tiếp, kỹ năng, vốn từ cũng như cảm xúc, cảm nhận,...của trẻ có những điểm nổi trội mà mẹ hoàn toàn có thể nhìn ra ngay một cách khá rõ. 
Bé mỉm cười với mẹ
Trẻ 3 tuổi đã có vốn từ vựng rất khá nên con có thể nói chuyện và giải thích một số điều mà trẻ nhận thức được một cách rõ ràng. Ảnh Internet 
  • Trẻ tò mò thích học hỏi : Với lứa tuổi lên 3, hầu hết mọi đứa trẻ đều rất tò mò thích học hỏi. Không còn như giai đoạn trước là trẻ bắt chước và lặp lại hành động đôi khi chỉ là bắt chước, hoàn toàn không hiểu; khi lên 3, con quan sát, bắt chước nhưng hiểu một phần nay nhiều phần nào đó liên quan đến hành động bắt chước đó.

Ví dụ như khi ăn, trẻ có thể sẽ bắt chước bạn ăn một miếng bánh có tương ớt và trẻ hoàn toàn có thể đồng ý với bạn món bánh đó là ngon, nhưng trẻ sẽ quyết định là không ăn vì cay. Hoặc ngược lại, trẻ sẽ bắt chước bạn ăn một chén canh, và hoàn toàn tự nguyện ăn hết chén canh đó vì hạp khẩu vị và vì trẻ thấy ngon miệng. 

Trẻ tự chơi một cách độc lập
Trẻ 3 tuổi phát triển tính độc lập khá mạnh mẽ. Ảnh Internet 

2. 3 gợi ý tuyệt vời trong cách dạy trẻ 3 tuổi, giúp con rèn thói quen tốt và sinh hoạt nề nếp

2.1. Tắt tivi

Tắt tivi là một hoạt động nói chung liên quan đến vấn đề xem tivi, sử dụng các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính bảng, máy tính ở trẻ 3 tuổi . Đây là vấn đề khá quan trọng mà nhiều bố mẹ xem nhẹ. Thậm chí, nhiều bố mẹ còn dùng các thiết bị này hay mở các chương trình tivi như một phương tiện giữ trẻ, hoặc biện pháp để giải quyết những rắc rối với trẻ. Có những hậu quả nghiêm trọng không lường trước được, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nói chung do việc tiếp cận sớm hay dùng các thiết bị và hoạt động liên quan không phù hợp. 

Trẻ ngồi trước tivi
Tivi không nên là một phương tiện giữ trẻ 3 tuổi. Ảnh Internet

Do đó, mẹ nên:

banner ads
  • Đọc sách, truyện, thơ cho trẻ mỗi tối trước khi đi ngỉ. Cách này giúp trẻ có thói quen tốt và con ó giấc ngủ ổn định vào ban đêm.
  • Có thể cho trẻ xem tivi, xem một vài đoạn clip hay phù hợp tuổi con trên các thiết bị thông minh nhưng có giới hạn thời lượng và được phép xem khi nào.
  • Dạy con cách tắt tivi, cho phép con tự điều chỉnh khi ngồi xem. Đồng thời dạy con hiểu rõ về giới hạn giờ giấc và quyền được xem khi nào, mở tắt lúc nào. Chẳng hạn khi gia đình dùng bữa thì tắt tivi và khuyến khích nói chuyện cùng nhau. 
Trẻ xem tivi
Thiết lập khung giờ được phép xem tivi cho trẻ. Ảnh Internet

2.2. Hoạt động ngoài trời

Cho con những khoảng thời gian nhất định để ra ngoài hoặc vui chơi ngoài trời. Điều này cũng rất cần thiết và quan trọng vì nó có những lợi ích nhất định cho sự phát triển của trẻ chẳng hạn như:

  • Giúp con hoạt động thể chất, tăng thêm sự năng động, vận động để tiêu thụ năng lượng trao đổi chất, phát triển cơ bắp, giải tỏa căng thẳng, giúp trẻ có tinh thần thoải mái, ăn ngon và ngủ ngon hơn.
  • Giúp con phát triển khả năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ.
  • Giúp con phát triển khả năng quan sát và tư duy.
  • Giúp con hình thành những thói quen tốt khác. 
Trẻ đi xe đạp
Cho con hoạt động ngoài trời nhiều hơn vì hoạt động ngoài trời dạy con được nhiều điều. Ảnh Internet 

Để phát huy những lợi ích hoạt động ngoài trời mang lại cho trẻ, mẹ nên:

  • Nói chuyện và giải thích những điều gặp trên đường hoặc môi trường chung quanh để con học được thêm từ vựng.
  • Chia sẻ thêm thông tin liên quan đến môi trường chung quanh để con thêm phần hiểu biết.
  • Nhắc nhở con việc đội nón mũ hay bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài, để trẻ học hỏi, ghi nhớ thói quen chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
  • Dạy con ý nghĩa tín hiệu đèn giao thông để con hình thành những khái niệm đầu tiên về an toàn giao thông đi lại ở nơi công cộng hay ngoài đường. 
Dạy trẻ ý nghĩa của đèn giao thông
Nên dạy trẻ ý nghĩa tín hiệu đèn giao thông. Ảnh Internet 
  • Khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi tập thể hay các hoạt động thể thao để con xây dựng nền tảng cho việc yêu thích các hoạt động thể chất và các môn thể thao.
  • Khuyến khích trẻ tôn trọng môi trường qua các hoạt động như không giẫm chân lên cỏ, không bẻ cành lá cây xanh, không bỏ rác tùy tiện,...
  • Tạo điều kiện cho trẻ tham gia chăm sóc khu vườn quanh nhà nếu có. Cho trẻ tham gia trồng rau hay các loại cây rau thơm. Cách này rất hay để giúp trẻ làm quen với thế giới gia vị phong phú và yêu thích thực phẩm, yêu thích việc nấu nướng cũng như dùng các món ăn,... 
Trẻ tham gia trồng cây
Cho trẻ tham gia làm vườn, trẻ sẽ yêu cây cối rau củ hơn. Ảnh Internet 

2.3. Giúp trẻ rèn luyện thói quen ăn uống tốt

Thói quen ăn uống tốt ở trẻ không phải tự nhiên mà có, con cần phải học tập và rèn luyện qua một quá trình. Việc tập cho trẻ thói quen ăn tốt có những lợi ích giá trị như:

  • Thái độ ăn uống tốt, độc lập là điều quan trọng cần có trong rèn luyện thói quen ăn uống .
  • Con sẽ học được việc tập trung vào bữa ăn.
  • Ăn đủ lượng thức ăn cần cho cơ thể ngay cả khi con không thực sự thích.
  • Ăn uống lành mạnh để bảo đảm cho sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến ăn uống, tiêu hóa.
  • Chấp nhận thử các thực phẩm mới với tinh thần cộng tác.
  • Chấp nhận việc hạn chế lượng hoặc loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe khi được giải thích và thương lượng. 
Trẻ ăn uống ngoan
Thói quen ăn uống tốt rất có lợi cho sự phát triển của trẻ. Ảnh Internet 

Để giúp trẻ rèn luyện thói quen ăn uống tốt thành công mẹ nên:

  • Cung cấp đa dạng thực phẩm để trẻ trải nghiệm và khám phá
  • Chú trọng cách chế biến và hình thức để kích thích trẻ tiêu thụ tích cực bữa ăn của mình.
  • Cho trẻ dùng ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì, gạo, nui.
  • Dùng đa dạng các thực phẩm như thịt nạc, thịt gia cầm và cá trong thực đơn của trẻ.
  • Cung cấp sữa, các chế phẩm sữa như sữa chua và phô mai để con nhận dưỡng chất phong phú từ nhóm thực phẩm này.
  • Khuyến khích trẻ uống nước lọc thay vì nước trái cây đóng hộp, nước ép hoặc nước ngọt.
  • Chọn thực phẩm ít muối để chế biến món ăn cho trẻ.
  • Luôn có bước giới thiệu thực phẩm và kiên nhẫn giới thiệu với trẻ để thuyết phục trẻ dùng được cả những thực phẩm mà con không thích.
  • Khi ở bàn ăn, hãy trao đổi nói chuyện cùng trẻ để thể hiện sự quan tâm chú ý đến trẻ. 
Quan tâm đến trẻ
Quan tâm đến trẻ một cách nhẹ nhàng nơi bàn ăn. Ảnh Internet 

3. Khuyến khích và động viên trẻ - yếu tố không thể thiếu trong cách dạy trẻ 3 tuổi

Đây là việc làm ý nghĩa mà mẹ không nên xem nhẹ hay bỏ qua. Việc khuyến khích động viên trẻ sẽ:

  • Tạo thêm năng lượng tích cực cho trẻ.
  • Giảm nhẹ những áp lực.
  • Khơi gợi nỗ lực và cố gắng của trẻ.
  • Dành thời gian cho cong và không quên thường xuyên nói rằng "mẹ yêu con".
  • Giúp con tìm giải pháp cho các vấn đề mà con gặp phải.
  • Kỷ niệm những thành tựu mà trẻ đạt được dù là nhỏ.
  • Cho phép con lựa chọn (trong phạm vi) đồ chơi, món ăn, trang phục,... mà mình yêu thích và dành lời khen cho sự lựa chọn của trẻ. 
Bé gái chọn đồ
Cho phép con được lựa chọn. Ảnh Internet 
  • Dành thời gian cho con tự mặc quần áo, khuyến khích trẻ tự mang ba lo và giày dép, hay sắp xếp đồ cá nhân (sữa, khăn, đồ chơi, túi,...)
  • Thân thiện ngay cả khi trẻ phạm lỗi, giúp con sửa sai một cách nhẹ nhàng.
  • Sửa lỗi từ ngữ, ngữ pháp khi con nói sai và sửa với thái độ tích cực để con cảm nhận được mình được sửa chữa chứ không phải bị quở trách.
  • Làm gương cho trẻ và hãy nhận lỗi với trẻ để con học được, cũng như chấp nhận thực tế rằng, mọi thứ không hoàn hảo.

Nhờ việc khuyến khích động viên, trẻ sẽ tích cực hơn trong việc hoàn thiện các kỹ năng cho trẻ , rèn luyện được thói quen tốt mà con được dạy, phù hợp trong độ tuổi này của mình. Bên cạnh đó, sự khuyến khích động viên cũng giúp trẻ vui vẻ đi vào nề nếp một cách có nhận thức, có hiểu biết ở mức độ của trẻ, chứ không phải rập khuôn hay bị ép buộc. 

Mẹ khen trẻ
Khuyến khích là món quà tinh thần tuyệt vời cho mọi trẻ 3 tuổi. Ảnh Internet 

Mẹ thấy đấy, cách dạy trẻ 3 tuổi tưởng chừng như rất phức tạp và đầy khó khăn thử thách. Song thực chất, cách dạy trẻ ở độ tuổi này cũng như các độ tuổi khác, sẽ trở nên nhẹ nhàng, có hiệu quả dễ thành công hơn khi mẹ đủ kiên nhẫn. Sự kiên nhẫn từ khởi sự tìm hiểu nắm bắt đặc điểm độ tuổi của trẻ, đến việc kiên trì giúp trẻ rèn luyện, học hỏi mỗi ngày, chắc chắn sẽ mang lại quả ngọt và trong tư thế không có nhiều áp lực, mà con có nề nếp hơn trước thềm giai đoạn phát triển mới có nhiều thay đổi đang chờ đón.

Nguồn tham khảo: WebMD, Daily Montessori và Verywell Family

Cát Lâm tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI